Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

BA TÁC PHẨM HAY CỦA NHÀ VĂN BẢO NINH
Cập nhật ngày: 26/02/2021

Bảo Ninh là nhà văn Việt Nam có dấu ấn ấn tượng nhất trong việc mang văn học Việt ra ngoài biên giới và được thế giới đón chào nhiệt liệt với cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”. Ông đã từng có thời gian đi bộ đội từ năm 1969 đến năm 1975. Năm 1987, ông ra mắt tác phẩm đầu tiên là Trại bảy chú lùn. Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu), được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. Bảo Ninh là nhà văn Việt Nam có dấu ấn ấn tượng nhất trong việc mang văn học Việt ra ngoài biên giới và được thế giới đón chào nhiệt liệt với cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”. Ông đã từng có thời gian đi bộ đội từ năm 1969 đến năm 1975. Năm 1987, ông ra mắt tác phẩm đầu tiên là Trại bảy chú lùn. Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu), được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt.

  1. Nỗi buồn chiến tranh

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được ra đời vào năm 1987 và in lần đầu vào năm 1990. Đến năm 1993, Nỗi buồn chiến tranh được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề "The Sorrow of War", được ca tụng rộng rãi và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh.

Cho đến nay, cuốn sách này đã được dịch ra 15 ngôn ngữ trên thế giới tại gần 20 quốc gia, riêng tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc mỗi nơi đều có 2 phiên bản dịch. Vào tháng 8 năm 2016, nhà văn Bảo Ninh với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh vừa được nhận giải thưởng văn học Sim Hun của Hàn Quốc.

Câu chuyện kể về hồi ức đã qua của Kiên - Một người lính trong khoảng thời gian anh phải đối mặt với mưa bom bão đạn xuyên suốt thời tuổi trẻ phải lặn lội trên chiến trường khắc nghiệt. Câu chuyện được đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa sự ám ảnh, dằn dặt của nhân vật chính sau khi trở về từ chiến trường và về mối tình đầu giữa anh và cô bạn học Phương của mình. Tác phẩm cho ta thấy một cái nhìn hoàn toàn khác về chiến tranh, nếu như trước đây, chiến tranh thường được tái hiện từ cái nhìn của cộng đồng, con người thường được khai thác từ phương diện xã hội, được nhìn từ góc độ của cái đẹp, cái anh hùng, và kết cấu tiểu thuyết thường được xây dựng theo chiều tuyến tính, thì đến Nỗi buồn chiến tranh, người ta bắt gặp một lối viết hoàn toàn mới: Cá nhân hoá hư cấu, xây dựng nhân vật trên phương diện tâm lý cá nhân, tái hiện cuộc chiến từ góc độ chủ yếu là bi kịch, với kết cấu tiểu thuyết theo mô hình dòng ý thức, tiểu thuyết ở bên trong tiểu thuyết.

Chính vì tác phẩm được được viết dưới góc nhìn của một cá nhân, nên tác phẩm trở nên có góc nhìn đa chiều hơn trong mắt người đọc. dễ cảm thông hơn với số phận của những người lính và cảm nhận sự đau buồn và khắc nghiệt của chiến tranh.

  1. Tạp bút Bảo Ninh

Những bài báo ngắn ký tên Nhật Giang, Bảo Ninh, Mã Pí Lèng… in phần lớn trên báo Văn Nghệ Trẻ và các tờ Quân Đội Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tia Sáng, Lao Động… được tập hợp trong cuốn sách có cái tên giản dị - Tạp bút Bảo Ninh - thực sự cho thấy một nhà văn công dân Bảo Ninh.

Nếu Nỗi buồn chiến tranh là một truyện dài chất chứa một nỗi buồn vô tận, sự đau thương, khắc nghiệt của chiến tranh thì Tạp bút Bảo Ninh thì lại có đa dạng cảm xúc và nội dung hơn. Quyển sách là tập hợp những mẩu truyện ngắn khai thác về đề tài xã hội. Đa số các truyện đều liên quan đến các vấn nạn xã hội như tham nhũng, tiêu xài lãng phí tiền dân, cải cách giáo dục, đời thường hơn thì chuyện đặt tên, lối sống trọc phú, ăn uống, chạy đua lập kỉ lục,…

  1. Bảo Ninh những truyện ngắn

Tập sách là tuyển tập gồm 36 truyện ngắn của nhà văn Bảo Ninh.

Những câu chuyện được kể bằng giọng điềm đạm, chậm, từng từ từng chữ tinh tế, ăm ắp hình ảnh và mùi hương của kỷ niệm. Nhiều đoạn văn như thơ. Đọc to lên, sẽ cảm nhận được thêm rõ ràng những xót xa ẩn giấu, hay tình người cảm động, qua những ký ức về cuộc chiến và sau đó, về tình yêu, về những đau khổ, cay đắng hay hạnh phúc tột cùng của con người những năm tháng ấy.

Những câu chuyện giản dị nhưng cực kỳ độc đáo, nhiều truyện rất ngắn thôi mà phải hồi hộp đọc hết đến tận cuối, rồi khắc khoải và nghĩ ngợi mãi.

Thạc Sĩ

Các Tin Tức Khác