Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

ĐỌC SÁCH THEO NGUYÊN TẮC NAGASAWA (RỪNG NAUY)
Cập nhật ngày: 20/07/2017

“Không phải tớ không tin vào văn học đương đại, nhưng tớ không muốn phí ngày giờ quý báu để đọc những thứ chưa được thời gian chấp nhận. Đời ngắn lắm.”

Nagasawa, anh chàng đào hoa, tốt số trong Rừng Nauy (Haruki Murakami) đã giải thích như thế khi nói về nguyên tắc chỉ đọc sách của tác giả đã chết trên 25 năm của mình. Nếu bạn có cùng quan điểm như Nagasawa thì những cuốn sách dưới đây chính là những tác phẩm xuất sắc đã được thời gian kiểm chứng.

Sui ngun (The Fountainhead)

Kết quả hình ảnh cho suối nguồn review

Đây là tác phẩm thuộc hàng best-seller được xuất bản vào năm 1943 của nữ nhà văn Ayn Rand. Với dung lượng đồ sộ hơn 1200 trang , 300.000 chữ (bản Tiếng Anh), thế nhưng không thể phủ nhận khi nói rằng không một chữ nào trong Suối Nguồn là uổng phí.

Nhân vật chính của tác phâm là kiến trúc sư Howard Roark. Đó là một người cực kì thông minh, sáng tạo, có tài năng, bản lĩnh và dũng cảm - kiểu người mặc kệ đám đông và bất cần để ý đến việc người khác nghĩ gì về anh ta. Thông qua hình ảnh nhân vật Howard Roark, Ayn Rand đã gửi gắm tư tưởng đề cao chủ nghĩa cá nhân đến cực đoan (utter egoist) của những những cá thể vĩ đại biết tư duy với một trí não độc lập, theo đuổi niềm say mê chân chính của riêng mình, lên án những kẻ thứ sinh chỉ biết phụ thuộc vào suy nghĩ, nguyện vọng của số đông.

Đây là cuốn sách xứng đáng xếp vào hàng kinh điển, thậm chí đã thay đổi tư tưởng của rất nhiều người. Đã hơn 60 năm nhưng cuốn sách vẫn còn có giá trị, bởi: “Nó tái khẳng định tinh thần của tuổi trẻ, nó tuyên bố về chiến thắng của con người, nó chỉ ra người ta có thể làm được những gì”.

Chín mươi ba (Ninety Three)

Kết quả hình ảnh cho chín mươi ba victor hugo

Victor Hugo là đại văn hào vĩ đại người Pháp. Ông đã đóng góp nhiều tác phẩm văn học thuộc hàng kinh điển của thế giới như Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris, Những người khốn khổ,… Chín mươi ba là cuốn tiểu thuyết cuối cùng đánh dấu chấm hết cho sự nghiệp văn chương của ông.

Tác phẩm lấy bối cảnh năm 1793 của cuộc Cách mạng Pháp, thời kỳ mà các cuộc tàn sát diễn ra đẫm máu ở cả hai phe, phe cộng hòa và phe bảo hoàng. De Lantenac, một hầu tước đã trở về Pháp, cầm đầu phe nổi dậy chống lại cách mạng, uy hiếp đến nền cộng hoà. Gauvain, một vị tướng trẻ có tài, mà cũng là cháu ruột của De Lantenac, được cử đi dẹp loạn Vendée dưới sự giám sát của Cimourdain, một nhà cách mạng vốn là linh mục. Sau ba tháng giao tranh, Gauvain đã thành công, quân cộng hòa đã dồn De Lantenac vào đường cùng. Lantenac trốn thoát ở phút cuối cùng, thế nhưng điều đó lại dẫn đến kết cục không mong muốn cho tất cả các nhân vật trong tác phẩm.

Theo nhà văn Phan Việt, dịch giả của cuốn sách, Những người khốn khổ là tác phẩm lớn nhất, nổi tiếng nhất của Victor Hugo, nhưng Chín mươi ba thể hiện đầy đủ hơn con người đại văn hào.

Núi thần (The magic moutain)

Hình ảnh có liên quan              Hình ảnh có liên quan

Núi thần của Thomas Mann là một trong những tác phẩm yêu thích nhất của nhân vật Toru Watanabe. Thậm chí nhiều lần, bóng dáng của Núi Thần vẫn ẩn hiện xuất hiện thấp thoáng trong cách xây dựng tình tiết và độc thoại nội tâm của Rừng Nauy. Cùng với Gia đình Burdenbrook, đây là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông.

Núi Thần kể về chuyến đi lên ngọn núi Davos (Thuỵ Sĩ) để thăm người anh họ đang dưỡng bệnh tại khu điều dưỡng có tên là Sơn Trang của chàng trai trẻ Hans Castorp. Đó vốn dĩ chỉ là chuyến đi trốn tránh thực tại và anh dự định sẽ ở đó trong ba tuần. Thế nhưng không thể ngờ đến, những chuyện tiếp theo xảy ra khiến Hans phải ở lại trong bảy năm. Một trong nguyên nhân ấy là Clawdia Chauchat, người phụ nữ nước Nga xinh đẹp gợi lên trong anh nhiều xúc cảm. Với Núi Thần, người đọc bắt gặp những suy tưởng của Thomas được gửi gắm thông qua nhân vật chính. Đó là những băn khoăn, chiêm nghiệm về tuổi trẻ, về cái chế, vẻ đẹp và tình dục bản năng của con người.

Núi Thần tiêu biểu cho văn chương của Thomas Mann: cái đẹp là điều duy nhất cuối cùng của nghệ thuật, kể cả khi nó đối mặt với sự suy tàn và cái chết.

Xác tht v đâu (The way of all flesh)

Kết quả hình ảnh cho xác thịt về đâu

Được mệnh danh là “phá vỡ khuôn mẫu đạo đức thời Victoria” nhưng dám cá rằng, những chuẩn mực đạo đức của thế kỉ XXI ắt hẳn cũng bị lung lạc bởi cuốn sách này. Xác thịt về đâu của Samuel Bulter khiến người ta phải nhìn đời bằng con mắt hoài nghi, khắc nghiệt và chua cay. Bởi gia đình, nền tảng được xem là vững chắc nhất cũng chính là đối tượng bị đem ra chất vấn dưới vành móng ngựa của tâm lý con người.

Nhân vật chính, Ernest Pontifex luôn mang trong mình những hoài nghi về tình thương gia đình, liệu đó có phải là thật hay chăng là phải cố tỏ ra là thật? Điều đó ám ảnh và dằn vặt, khiến anh dường như không tin vào bất cứ quan hệ xác thịt nào cả, kể cả là máu mủ hoặc tình yêu. Ernest luôn băn khoăn một câu hỏi: “Liệu sau tất cả, xác thịt này sẽ về đâu?” Nguyên nhân của sự ám ảnh ấy có lẽ bắt nguồn từ tuổi thơ sinh ra trong một đại gia đình đông đúc, các thành viên trong gia đình quấn quýt vào nhau. Hơn nữa, bóng đen của người cha che phủ và điều khiển cuộc đời Ernest quá lớn, khiến anh chỉ muốn sống một cuộc đời độc lập. Thế nhưng, cái giá phải trả cho sự độc lập ấy là những giông bão, biến cố không thể báo trước…

Những con chim ẩn mình chờ chết (The thorn birds)

Kết quả hình ảnh cho những con chiên ẩn mình chờ chết

Chính Nagasawa cũng ngoại trừ ra một trường hợp trong nguyên tắc của mình, đó là nhà văn Fitzgerald. Vì thế, Những con chim ẩn mình chờ chết (tức Tiếng chim hót trong bụi mận gai) xứng đáng nằm trong danh sách những tác phẩm không cần kiểm chứng của thời gian (tác giả mất năm 2015), bởi giá trị và tư tưởng tác phẩm mang đến không thể phủ nhận.

Xuyên suốt tác phẩm là chuyện tình định mệnh nhưng nhuốm màu bi kịch Meggie và cha Ralph. Họ gặp nhau là khi Meggie 9 tuổi, còn cha Ralph đã 28, đang là một giáo mục có tương lai đầy hứa hẹn. Hai tâm hồn đã đồng điệu ngay từ phút giây đầu tiên nhìn thấy nhau. Thế nhưng, tình yêu ấy giống như tội lỗi, giống như vị tổng lãnh thiên thần Lucifer, kéo ông xuống Địa ngục nhưng lại không biến ông thành một Satan khác. Cha Ralph mãi mãi yêu say đắm Maggie, từ khi nàng là cô bé ngây thơ, thuần khiết cho đến khi đã trở thành người đàn bà sắc sảo. Tình yêu giữa Ralph và Maggie giống như con chim lao vào bụi mận gai. Đau đớn, tuyệt vọng nhưng đáng để đánh đổi.

Có tác phẩm đã trôi qua hàng vạn năm nhưng lại chẳng mấy ai nhớ đến. Và  có những tác phẩm tạo nên cơn sốt toàn cầu trong khoảng thời gian ngắn. Bởi suy cho cùng, giá trị của văn học không nằm ở thời gian mà nằm ở tinh thần nó mang lại cho người đọc.

Hoàng Trang

Các Tin Tức Khác