Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

Những "cỗ máy" in sách nói về việc điểm sách
Cập nhật ngày: 10/07/2008

 
Các nhà xuất bản và các công ty làm sách tư nhân, những "cỗ máy" làm ra sách có thực sự quan tâm tới độc giả nghĩ gì về sách?, họ đã quảng bá sản phẩm của mình như thế nào?  

 Nhà làm sách...làm điểm sách như thế nào? 

Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn): - Từ ngày tôi về nhận công tác (Phó GĐ) ở NXB HNV (gần 2 năm)  đến nay, chưa hề thấy trong chương trình công tác có mục “giới thiệu sách”! Nghe nói trước đây NXB có một người đảm nhận việc này, nhưng chỉ được một thời gian rồi oải quá, bỏ luôn.

Nghe có vẻ lạ tai, nhưng đó là sự thât.  Tuy nhiên chúng tôi đang chuẩn bị chương trình giới thiệu sách trong thời gian tới. Chúng tôi đã và đang lên danh sách mời một số cộng tác viên là nhà báo phụ trách trang văn học của một số báo và một số nhà văn, nhà phê bình có uy tín giúp chúng tôi giới thiệu sách. 

Nguyễn Thanh Thủy (Giám đốc Công ty Sách Phương Nam): - Cách thông thường của chúng tôi là gửi cuốn sách đến những báo và những người mà chúng tôi nghĩ là sẽ quan tâm. Chúng tôi không phải là đơn vị báo chí nên không thể ra thời hạn cho người viết.   

Chúng tôi chỉ dám dặn, “Nếu thích thì viết sớm giúp nhé.” Tuyệt nhiên không dám ra thời hạn cố định, vì điểm sách cũng là một việc tùy vào cảm hứng! 

Quách Thu Nguyệt (Giám đốc NXB Trẻ): - Chúng tôi không giới thiệu sách theo kiểu chỉ định anh X, chị Y giới thiệu tựa A hoặc sách B. Chúng tôi thường làm như sau: 1) Khi có sách mới, tùy theo đối tượng, nội dung, đề tài, NXB gửi đến phóng viên các báo, thường là phóng viên mảng văn hóa.

Nếu các phóng viên thấy thú vị và tâm đắc với nội dung của sách hoặc đề tài sách, họ sẽ tự động giới thiệu hoặc tìm người viết bài điểm sách, phê bình. 2) Với những tựa sách “đinh”, chúng tôi tổ chức họp báo hay giao lưu giới thiệu tác giả/tác phẩm. Trong việc điểm sách, chúng tôi không chủ ý mời/chọn ai và không tạo áp lực cho ai.   

Vũ Hoàng Giang (Phó Giám đốc Công Ty Nhã Nam): - Chúng tôi có gửi sách cho một số nhà phê bình văn học, nhà văn, phóng viên văn hóa ở các báo… Nhưng trường hợp “đặt bài” điểm sách không phải là nhiều, nên chuyện giao sách và thời gian nhận bài không phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Chúng tôi có những biên tập viên thường xuyên viết bài cộng tác trên các báo văn nghệ.  

 

Quách Thu Nguyệt (Giám đốc NXB Trẻ): - Chúng tôi không giới thiệu sách theo kiểu chỉ định anh X, chị Y giới thiệu tựa A hoặc sách B. Chúng tôi thường làm như sau: 1) Khi có sách mới, tùy theo đối tượng, nội dung, đề tài, NXB gửi đến phóng viên các báo, thường là phóng viên mảng văn hóa.

 

Nếu các phóng viên thấy thú vị và tâm đắc với nội dung của sách hoặc đề tài sách, họ sẽ tự động giới thiệu hoặc tìm người viết bài điểm sách, phê bình. 2) Với những tựa sách “đinh”, chúng tôi tổ chức họp báo hay giao lưu giới thiệu tác giả/tác phẩm. Trong việc điểm sách, chúng tôi không chủ ý mời/chọn ai và không tạo áp lực cho ai.  

  

Vũ Hoàng Giang (Phó Giám đốc Công Ty Nhã Nam): - Chúng tôi có gửi sách cho một số nhà phê bình văn học, nhà văn, phóng viên văn hóa ở các báo… Nhưng trường hợp “đặt bài” điểm sách không phải là nhiều, nên chuyện giao sách và thời gian nhận bài không phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Chúng tôi có những biên tập viên thường xuyên viết bài cộng tác trên các báo văn nghệ. 

 

 

Chuẩn mực chính là...cảm xúc? 

  

Quách Thu Nguyệt: - Ở NXB Trẻ cũng có trường hợp biên tập viên viết bài điểm sách rồi post lên trang web của NXB hoặc đăng báo. Việc đó xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ những điều tâm đắc, thú vị từ tác phẩm là chính, bên cạnh việc cần thiết phải quảng bá  cho tập sách. Do vậy theo tôi ở đây chuẩn mực chính vẫn là cảm xúc, khi người viết có nhu cầu chia sẻ sự rung động từ cuốn sách, giúp phổ biến những vấn đề/thông điệp của sách.  

 

Nguyễn Thanh Thủy: - Chúng tôi rất ít khi tự viết bài về sách của mình. Chúng tôi thường viết thông cáo báo chí gửi các báo. Chúng tôi hiểu rằng tự viết về sản phẩm của mình thì dễ bị đánh giá là khó công tâm.

 

Chúng tôi luôn luôn nghĩ, có thể nói dối người đọc một lần, nhưng không nói dối được người đọc đến lần thứ hai.  

 

Vũ Hoàng Giang: - Chuẩn mực ở đây theo tôi là sự đúng mực. Bất cứ ai viết điểm sách, dù là bạn đọc, nhà phê bình văn học, nhà văn, nhà báo hay biên tập viên nhà xuất bản đi chăng nữa, đều nên viết về cuốn sách theo đúng giá trị mà nó có.

 

Tâng bốc đương nhiên là không tốt. Song không giới thiệu được cho bạn đọc những cái hay, cái mới… của cuốn sách thì cũng là sự phí phạm đáng tiếc.   

 

Trung Trung Đỉnh: - Chúng tôi chỉ được in sách văn học, chuẩn mực của chúng tôi là sách hay, vì nhà xuất bản của chúng tôi cũng có nhiều nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Phan Hách, Vương Trí Nhàn.

 

Một số anh chị đã về hưu nhưng vẫn gắn bó với cơ quan. Chúng tôi sẽ đề nghị họ giới thiệu quyển nào họ thích, và cá nhân họ cho là hay.

 

Có thấy nhiều bài điểm sách lăng xê quá đáng, tạo giá trị ảo!

  

Nguyễn Thanh Thủy: - Đúng là có những bài điểm sách như thế. Nhưng, như đã nói, chúng tôi tin rằng độc giả sẽ không để bị lừa thêm; họ sẽ không tin người viết bài đó nữa, người làm sách đó nữa.

 

Tình hình sẽ tự cải thiện, vì độc giả luôn luôn thông minh hơn chúng ta.    

 

Vũ Hoàng Giang: - Điểm sách kiểu như vậy về lâu dài sẽ rất nguy hiểm. Gây nhiễu trong dư luận, tạo giá trị ảo thì sẽ làm bạn đọc dần dần mất lòng tin vào những người làm sách như chúng tôi.

 

Để cải thiện tình hình, bất kỳ công ty hay nhà xuất bản nào cũng có phần trách nhiệm. Về lâu dài, chúng ta phải thiết lập cho được một môi trường trong sạch, đâu vào đó, vàng ra vàng, cám ra cám… Điều này dĩ nhiên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí cũng như sự phát triển của văn hóa đọc.   

 

Trung Trung Đỉnh: - Lâu nay trên báo chí có quá nhiều trường hợp như bạn nêu. Nó xuất phát từ việc một số nhà sách đẩy một vài nhà văn lên hàng đầu bằng chiến dịch quảng bá sách và tên tuổi tác giả - nhưng thực ra cái món này cũng chỉ được một thời điểm nào đó thôi.

 

Độc giả bỏ tiền túi mua sách, người ta đọc sách, và không phải cứ lăng xê là họ sẽ tin theo. Nếu là giá trị ảo, họ sẽ bỏ luôn cuốn sách và bỏ luôn cả tác giả ấy chứ không đùa đâu.   

 

Quách Thu Nguyệt: - Một cuốn sách tốt thì được quảng cáo để thu hút người đọc âu cũng là điều cần thiết. Tôi cho rằng hiện tượng các bài điểm sách “lăng xê, gây nhiễu dư luận, tạo giá trị ảo” trong thời gian qua cũng không nhiều, chưa đến mức báo động. 

 

Vấn đề là điểm sách có rất ít bài hay, và chưa có nhiều diễn đàn để chia sẻ, trao đổi, tạo không khí tranh luận sôi nổi xoay quanh các sách được điểm. Mặt khác, cũng chính do điểm sách chưa hấp dẫn, chưa đủ sức thu hút sự quan tâm của dư luận, nên không tạo dựng được phong trào đọc sách sâu rộng. 

 

Thụ Nhân thực hiện
(Theo vnn.vn, ngày 09/07/2008)
Các Tin Tức Khác