Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

Giới thiệu sách: Chiến lược xung đột
Cập nhật ngày: 30/10/2007

….Cuốn sách “Chiến lược xung đột” (The Strategy of Conflict) mà bạn đang cầm trên tay là sự tổng kết quá trình nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm của Schelling. Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách được hình thành và ra đời trong nỗi ám ảnh của chiến tranh lạnh, trong bối cảnh cuộc chạy đua hạt nhân giữa hai cường quốc thế giới lúc bấy giờ là Liên Xô và Mỹ ngày càng trở nên gay cấn. Schelling đã rất ngạc nhiên (và có phần thích thú nữa) khi phát hiện ra rằng ưu thế thương lượng (hay mặc cả) của mỗi bên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là các lựa chọn khả hữu cũng như khả năng chủ động thay đổi những lựa chọn này của bản thân họ và của đối thủ. Bằng các công cụ toán học, ông đã chứng minh được điều tưởng chừng là nghịch lý rằng, trước một tình huống xung đột với đối thủ, một bên có thể chiếm ưu thế bằng cách “phế bỏ” một số lựa chọn đang có của mình. Kết luận này làm chúng ta nhớ lại câu “đặt vào chỗ chết thì sống, đặt vào chỗ mất thì còn" trong binh pháp Tôn Tử hay tích “qua sông đốt thuyền” của Hàn Tín. Trong thời đại ngày nay, những chiến lược này vẫn tiếp tục được vận dụng một cách linh hoạt.

…Không chỉ quan tâm tới xung đột, Schelling còn nghiên cứu các quá trình thiết lập môi trường cho sự tin cậy và cam kết chiến lược, nhờ đó sự hợp tác trong dài hạn tác có thể được duy trì. Trong quá trình hợp tác này, các bên cũng sẽ nhận thấy về lâu về dài họ cùng có thể được lợi nếu như ban đầu họ chịu hy sinh một phần quyền lợi của mình. Những phân tích này của Schelling đã giúp giải thích một phổ rộng lớn những hiện tượng thường gặp, từ chiến lược cạnh tranh của công ty cho tới việc ủy thác quyền quyết định về chính trị hay ngoại giao.

 

…có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã nhận định rằng, những đóp góp khoa học của Schelling đã góp một phần quan trọng trong việc giải quyết xung đột và nỗ lực để tránh chiến tranh. Hiểu rõ xung đột là cơ sở để nảy nở sự hợp tác.

 

Trích Lời giới thiệu sách của TS. Vũ Thành Tự Anh

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Các Tin Tức Khác