Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

SÁCH TRI ÂN NGƯỜI LÍNH CÁCH MẠNG
Cập nhật ngày: 02/08/2017

Ngày 27/7 là dịp để cả nước bày tỏ lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ, những người đã ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu những quyển sách viết về người lính, về chiến tranh, để chúng ta hiểu thêm giai đoạn lịch sử đau thương nhưng hào hùng ấy của đất nước.

1. HỒI ỨC LÍNH

Sáu năm trong cuộc đời quân ngũ chỉ là một lát cắt trong cuộc sống của tác giả Hồi ức lính, nhưng đó là phần đời dữ dội, có sức ám ảnh rất lớn. Đó là “món nợ” tinh thần của anh đối với đồng đội. Nó buộc anh phải ghi lại và chia sẻ. Để những người lính thế hệ anh nhớ lại và tự hào về những năm tháng mình đã sống, đã hi sinh, chiến đấu vì đất nước. Để thế hệ sau có được một hình dung đầy đủ hơn chiến tích của một thời và cái giá của những ngày đang sống hôm nay. (trích giới thiệu của PGS.TS. Lưu Khánh Thơ)

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Là hồi ức nhưng có rất ít trữ tình ngoại đề, ít khoảng lặng trong sách. Các nhân vật cứ ào ào cuốn đi trong những cuộc tác chiến, lập chốt giữ chốt, trinh sát, tiềm nhập, diệt thám báo, đoạt chiến lợi phẩm, ca cóng... Luôn chân luôn tay làm cái gì đó, nói điều gì đó, bộc lộ tính cách, số phận, phơi trần những mảng hiện thực sáng tối của chiến tranh. Cả phía mình lẫn đối phương. “Biết có sống đến mai mà để củ khoai đến sáng”, nên không thể phí hoài.

2. QUÂN KHU NĂM ĐỒNG

Ảnh: Nguyễn Hương Giang

Quân khu Nam Đồng là câu chuyện về những đứa con của những người lính mà cuộc đời chủ yếu ở chiến trường. Những cô bé cậu bé 15 - 17 lộc ngộc mới lớn, thông minh, dũng cảm nhưng cũng chả kém ngốc nghếch, lãng mạn và vụng về. Chúng sống một cuộc sống “tập thể”, từ trường học đến nơi sơ tán, từ trong nhà ra ngoài sân khu gia binh. Nỗi buồn thì khác nhau chút ít vì bố đứa này về thăm nhà ít hơn bố đứa kia, má đứa kia không thân với con gái bằng mẹ đứa khác… Nhưng trong sâu thẳm, họ gắn kết bền chặt với nhau bằng sợi dây vô hình của những đứa con trong những ngôi nhà ở hậu phương người lính - những ngôi nhà thường xuyên vắng bóng đàn ông, những ngôi nhà mà những người đàn bà vừa làm mẹ vừa làm cha, những ngôi nhà mà ở đó những đứa trẻ dường như “tự lớn”, tự trưởng thành, tự hoàn thiện nhân cách của mình bằng nhiều cách khác nhau.

Viết bằng bút pháp hiện thực đầy mộc mạc, Quân khu Nam Đồng lúc làm người đọc bật cười lúc lại khiến ta không cầm được nước mắt. Ngọt ngào và xót xa...

3. MÙA CHINH CHIẾN ẤY

Năm năm ở chiến trường K của Đoàn Tuấn, với lịch sử chỉ như thoáng chốc, nhưng với mỗi người lính mười tám, đôi mươi ngày ấy là cả một thời tuổi trẻ để lại. Thân thương như máu thịt mình.

Chiến trường K giai đoạn cuối năm 1978 đến giữa những năm 1980 là nơi bộ đội Việt Nam phải đối mặt với một kẻ địch nguy hiểm, liều lĩnh và môi trường xa lạ, khắc nghiệt hơn cả hai cuộc kháng chiến trước đó. Trong bối cảnh âm thầm mà khốc liệt của gần 40 năm về trước ấy, truyện đưa người đọc theo dấu chân tuổi 18 của nhân vật “tôi” – người lính sư đoàn 307, đi tới tận những miền rừng núi heo hút xứ người. Đó là cuộc hành quân dài hàng ngàn cây số: từ Pleiku, theo đường 19 tiến về hướng Tây, để đẩy lùi và tiêu diệt tàn quân Khmer Đỏ ở vùng Đông - Bắc Campuchia.

Trong hình ảnh có thể có: hoa

Đoàn Tuấn viết trong sáng, tự nhiên, nhưng khi cần cũng không hề né tránh những mảng gai góc của hiện thực. Những trang văn đầy ắp chi tiết dựng lại cả một giai đoạn lịch sử vẫn còn nóng hổi để mỗi người Việt Nam cần nhớ.

 

4. NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

"Càng từng trải chiến tranh, càng chứng kiến nhiều hơn sức mạnh hủy diệt, sức mạnh biến tất cả thành tro bụi của nó, Kiên càng tin rằng chiến tranh không tiêu diệt được cái gì hết. Tất cả vẫn còn lại đó, vẫn y nguyên. Cái xấu xa đã đành, nhưng cái tốt đẹp cũng vẫn còn. Bản thân anh đã không thay đổi cho dù rõ ràng đã trở nên hoàn toàn khác. Anh tin rằng Phương của anh cũng vậy. Và nói chung, tất cả mọi người, tất cả những ai bị chiến tranh làm cho biến đổi, họ mãi mãi là như họ trong quá khứ.

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Ảnh: Trần Thị Thanh Tuyên

Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, "Nỗi buồn chiến tranh" có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. 

Hạnh Nguyên (tổng hợp)

HỒI ỨC LÍNH MÙA CHINH CHIẾN ẤY NỖI BUỒN CHIẾN TRANH MÙA CHINH CHIẾN ẤY NỖI BUỒN CHIẾN TRANH (bản đặc biệt) NỖI BUỒN CHIẾN TRANH HỒI ỨC LÍNH MÙA CHINH CHIẾN ẤY
Các Tin Tức Khác