Khi tư duy được tập quán hóa
Người ta nói trong một ngày con người phải đưa ra quyết định đến 50.000 lần. Buổi sáng khi vừa mới thức dậy chúng ta đã phải quyết định một cách có ý thức hay vô thức xem “có phải dậy hay không?”, “có phải rửa mặt hay không?”, “có phải đánh răng hay không?”... rồi mới hành động. Những hành vi quyết định suy nghĩ này đã được tập quán hóa thành thói quen sinh hoạt và hầu hết được chúng ta tiến hành một cách vô thức. Nếu chúng ta không vận động mà ăn uống quá độ trong nhiều năm thì chắc hẳn chúng ta sẽ mắc căn bệnh đáng sợ “do thói quen sinh hoạt” và kết quả là sinh mệnh hết sức quý giá của chúng ta sẽ không còn nữa. Cuốn sách này sẽ đề cập đến những “tập quán tư duy” tốt mà nhờ nó khi có những việc tương tự xảy ra, chính “tập quán tư duy” này sẽ gióng lên một hồi chuông thức tỉnh chúng ta. Trong cuốn sách này “tập quán tư duy” của
Mỗi ngày của chúng ta trôi qua là tập hợp các kết quả của khoảng 50.000 lần quyết định, và rồi qua năm tháng tùy thuộc vào việc chúng ta quyết định thế nào mà chúng ta có thể nắm lấy cơ hội để thành công hay trở nên bất hạnh. Các công ty cũng như vậy, nếu những “tập quán tư duy” xấu cứ tiếp diễn thì qua nhiều năm tháng, sẽ phát sinh “căn bệnh do thói quen sinh hoạt” của công ty và dẫn đến việc bản thân chúng ta sẽ bị vỡ nợ vì thất bại hay công ty sẽ bị phá sản.
Sức mạnh của
Con người chúng ta suy nghĩ hay hành động đều dựa trên những yếu tố xã hội và lịch sử. Điều này nếu trải qua một thời gian lâu dài sẽ được “tập quán hóa” và gây ảnh hưởng lớn đến việc quyết định tư tưởng cũng như kết quả của con người. Việc “quyết định tư tưởng” cũng được “tập quán hóa” tùy theo khu vực, văn hóa, tôn giáo v.v... “Tập quán tư duy” của người theo đạo Hồi là phải tin vào đức Thánh Ala. “Tập quán tư duy” của người Nhật và người Do Thái đương nhiên là khác nhau. Tôi đã từng nghiên cứu trên quy mô quốc tế cũng như tham gia vào dự án xuyên quốc gia trong nhiều năm và đã nhiều lần cảm thấy vô cùng bối rối trước sự khác biệt giữa các “tập quán tư duy”.
Khi còn trẻ tôi đã từng đi du học tại Mỹ, và ở cùng phòng với một thanh niên Do Thái xuất thân từ
Giáo sư Gerald Nadler thuộc Đại học Nam California sẽ được đề cập đến trong cuốn sách này cũng là người Do Thái.
Như vậy, “tập quán tư duy” chịu ảnh hưởng rất lớn của khu vực, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, và phong tục. Trong cuốn sách này “tập quán tư duy” sẽ được đề cập đến dựa trên lý thuyết về cách tư duy hơn là lý thuyết khu vực học, tôn giáo học hay văn hóa học.
Nếu thử xét trên bình diện thế giới chúng ta sẽ thấy rất nhiều trường hợp những người thành công nổi bật trong kinh doanh xuất thân từ một số khu vực nhất định. Đầu tiên phải kể đến là người Do Thái, và kế đến là đa số người Hoa thuộc tỉnh Quảng Đông hay Phúc Kiến của Trung Quốc. Trong số các doanh nhân và thương gia Ấn Độ có tầm hoạt động trên toàn thế giới hiện nay rất nhiều người vốn xuất thân từ đạo Sik. Vì vậy chúng ta cần tập trung chú ý vào điều bí mật nằm ở chỗ “tập quán tư duy”.