Kỳ 4: Vì sao người ta hiếm khi tính phí kẹt xe?
Gần đây, thị trưởng thành phố New York Michael R.Bloomberg đề xuất tính phí các xe vào khu nam
Tuy phe chỉ trích ra sức công kích kế hoạch này, nhưng thực tế cho thấy lợi ích kinh tế của cái gọi là “tính phí kẹt xe” rất lớn. Ví dụ, từ tháng 2/2003, sau khi áp dụng mức phí 14 đôla trên mỗi xe hơi vào khu trung tâm London, mật độ giao thông khu vực này đã giảm một phần ba, còn thời gian di chuyển của một số tuyến xe buýt giảm một nửa. Lượng khí thải CO2 giảm 20%; lượng bụi và khí NOx vốn là nguyên nhân chính gây sương mù cũng giảm đáng kể.
Nếu lợi ích của việc “tính phí kẹt xe” hấp dẫn như vậy thì vì sao Mỹ lại hiếm khi áp dụng? Có lẽ rào cản quan trọng nhất là mối quan ngại về gánh nặng đè lên cư dân thu nhập thấp. Phí kẹt xe chỉ phát huy tác dụng mong muốn nếu đủ cao để buộc số đông người thay đổi thói quen. Nhưng mức phí cao như vậy hẳn nhiên sẽ là gánh nặng với một số người.
Một khi nỗi lo này chưa được giải quyết rốt ráo thì các dự luật nhằm thay đổi hành vi dân chúng chủ yếu dựa trên các động cơ thị trường sẽ khó lòng được thông qua. Ví dụ, tuy nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hệ thống giá điện thay đổi theo ngày và theo mùa sẽ giúp giảm đáng kể tiền điện người tiêu dùng phải trả, nhưng các đề xuất áp dụng mức giá điện linh hoạt thường bị bác bỏ vì e rằng người nghèo sẽ không đủ linh hoạt để thay đổi thói quen tiêu dùng.
Việc để những băn khoăn kiểu như vậy ngăn cản nhiều chương trình có hiệu quả kinh tế là một trong số những bí ẩn tồn tại dai dẳng trong kinh tế chính trị hiện đại. Theo định nghĩa, một chương trình được coi là hiệu quả về mặt kinh tế nếu lợi ích cao hơn chi phí. Điều này có nghĩa rằng luôn luôn có cách tái phân bổ lợi ích để mọi người dân, dù nghèo hay giàu, đều được lợi. Khi không triển khai được một chương trình hiệu quả, câu hỏi đặt ra là vì sao ta không tìm ra cách để chuyển lợi ích vốn rất cần thiết. Vì sao ta lại “bày đồ ăn sẵn trên bàn”?
Rõ ràng, đằng sau nhiều ý kiến phản đối kế hoạch của thị trưởng là mối quan ngại về tác động của “phí kẹt xe” lên người nghèo. Ví dụ như Lewis A.Fidler, một ủy viên hội đồng thành phố, đã cho kế hoạch này là “vô nhân đạo, vì nó hàm ý rằng người giàu thì được vào khu
Thị trưởng Boomberg nên nghiên cứu kỹ sự kiện Ủy ban Dịch vụ công tiểu bang New York (New York State Public Service Commision) từng cố gắng áp phí với dịch vụ giải đáp số điện thoại theo yêu cầu vào giữa thập niên 70. Trường hợp đó không chỉ cho thấy tầm quan trọng rõ ràng của mối lo hợp lý về những quyết định trong chính sách công, mà còn chứng tỏ những mối lo như vậy có thể giải quyết dễ dàng đến thế nào.
Trong nỗ lực cải tổ do Joseph C.Swidler, khi đó là chủ tịch, khởi xướng và được người kế nhiệm Alfred E.Kahn hoàn tất, cơ quan quản lý tiện ích công cộng của thành phố
Tuy đề nghị của Ủy ban hứa hẹn mang lại những lợi ích thực tế cho người dùng điện thoại thông thường, nhưng nó lại bị phản đối mạnh mẽ. Và khi các nhà xã hội học đưa ra nhận định nghiêm trọng nhưng không kém phần lố bịch rằng đề xuất đó sẽ cản trở mạng lưới thông tin liên lạc mang tính chất sống còn trong cộng đồng, thì thất bại của nó xem ra không tránh khỏi.
Các quan chức thuộc Ủy ban sau đó bổ sung thêm một điều khoản đơn giản giúp cứu vãn tình hình. Mỗi cuộc gọi giải đáp thắc mắc vẫn bị tính phí 10 cent, nhưng hóa đơn điện thoại của mỗi khách hàng sẽ được trừ đi 30 cent mỗi tháng. Số tiền này lấy từ doanh thu dịch vụ giải đáp số điện thoại có thu phí và phần chi phí tiết kiệm được khi số cuộc gọi đến tổng đài giảm. Khi đó, gia đình nào chịu khó sử dụng danh bạ điện thoại sẽ tiết kiệm được tiền trả mỗi tháng, thế là những phản đối chính trị lập tức biến mất.
Không ai biết câu chuyện này mà có thể xem nhẹ mối liên hệ chặt chẽ giữa nỗi lo về tác động của một chính sách công lên người nghèo và số phận của chính sách đó. Nếu không kịp thời hoàn thiện, suýt nữa đề xuất ấy đã bị hủy bỏ vì những mối lo ấy; tuy rằng mức phí 10 cent cho dịch vụ giải đáp số điện thoại về cơ bản không hề ảnh hưởng đến mức sống của những gia đình nghèo nhất.
Nếu Thị trưởng Bloomberg muốn người dân
Ví dụ, mọi người lao động làm việc tại
Vậy thành phố có đủ ngân sách để giải quyết vấn đề cho người nghèo theo cách này không? Khi mà dân số