Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

Biến đam mê thành nghề
Cập nhật ngày: 31/07/2010

“Hãy biến đam mê thành nghề. Nghề sẽ không phụ bạn”, đó là bộc bạch của anh Nguyễn Thanh Lâm, Việt kiều Đức, tác giả cuốn sách “Biến đam mê thành nghề”.

Lúc 9 tuổi, cậu bé Bill Gates đã xin mẹ đi phụ việc ở một thư viện. Trong 2 tuần thực tập đầu đời đó, Bill chưa hề đi trễ một phút. Và khi rời nhiệm sở để đi học trở lại, Bill đã để lại thư viện những góp ý về cải cách sắp xếp sách thế nào để tốt hơn, tra cứu nhanh hơn. Điều tưởng chừng cỏn con ấy sau này đã giúp Microsoft tạo ra kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin.

Chuyên gia về quản trị kinh doanh Nguyễn Thanh Lâm cho biết, câu chuyện của cậu bé Bill Gates cũng chính là thông điệp anh muốn chia sẻ với độc giả qua cuốn sách “Biến đam mê thành nghề” vừa được xuất bản của mình.

Với sự sáng tạo đầy ngẫu hứng, cuốn sách này cung cấp những góc nhìn độc đáo, thú vị đối với những câu chuyện kinh doanh mang tính học thuật, khô khan và khó hiểu. Trong bài “Quảng cáo nai, quảng cáo cáo” anh viết: “Quảng cáo là nhắm bắn vào đầu và tim khách hàng tiềm năng, nhưng mũi tên phải trúng ngay ví tiền”.

Nguyễn Thanh Lâm tuy là một nhà kinh doanh, nhưng trong anh có máu tưng tửng của giới nghệ sĩ. Anh từng mua bán những mặt hàng có thể nói là “không giống ai” như xuất khẩu lông vịt. Trong thời gian tìm hiểu thị trường này, anh nhận ra rằng, đàn vịt ở Việt Nam có hơn 215 triệu con, đứng thứ nhì thế giới (sau Trung Quốc). Những chiếc lông vịt này đã khiến anh mệt mỏi không ít nhưng chúng cũng cho anh bài học kinh doanh mặt hàng này ở Đức. Tất cả trải nghiệm ấy được anh thể hiện lại một cách hài hước qua bài “Độ nhung đàn thiên nga”.

Từng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Tây, văn phong thể hiện trong mỗi bài viết của anh thường chịu ảnh hưởng của lối diễn đạt hài hước phương Tây. Đặt bút viết về một đề tài, Nguyễn Thanh Lâm luôn nghiên cứu từ ông tổ sinh ra nghề đó đến những mẩu chuyện cụ thể qua từng giai đoạn, từ đó giúp người đọc tự rút bài học cho riêng mình.

Nguyễn Thanh Lâm từng tổ chức dẫn đoàn doanh nghiệp Việt tham gia các hội chợ lớn ở châu Âu. Anh gọi đó là những chuyến đi “đánh bắt xa bờ” và khi ra về, bắt buộc phải có “tư thế khác xưa”. Từ kinh nghiệm tham gia các hội chợ chuyên nghiệp, anh viết: Ở đó, họ chỉ trao đổi danh thiếp, hỏi thăm dăm ba câu mở đầu rồi vào đề tài chính chừng dăm ba phút. Rồi anh khuyên các doanh nhân từng gặp kiểu hội chợ này “đừng tự ái”, bởi 5 phút tự ái đó họ đã đánh mất thời giờ vàng ngọc của chính mình.

Hằng Nga
(Nguồn: Nhịp cầu đầu tư)
Các Tin Tức Khác