Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

Tư duy đột phá - Kỳ 5 : Tập quán tư duy 1 : "Không đuổi theo những điều sẵn có"
Cập nhật ngày: 03/08/2009

Xe Hybrid và “tập quán tư duy”

Kiichiro, con trai trưởng của ông Toyoda Sakichi trong chuyến đi thị sát châu Âu đã thấy rằng “Từ giờ trở đi sẽ là thời đại của xe hơi” và ông cũng đã quyết định lập nên công ty xe hơi Toyota. Tuy nhiên, tạo dựng sự nghiệp quả là một cuộc chiến vĩ đại không ngơi nghỉ. Đi từ chỗ “tạo dựng từ đôi bàn tay trắng”, không có kỹ thuật, không có phụ tùng, không có nguyên liệu, đến chỗ liên tục quan sát và bắt chước cách chế tạo xe hơi. Chẳng hạn khi một công ty thép cỡ lớn thời bấy giờ, trả lời là không thể cung cấp loại tấm thép theo đúng yêu cầu của một công ty nhỏ như công ty của Kiichiro, tức là không thể cung cấp tấm thép dùng để chế tạo xe hơi, Kiichiro đã nghĩ là “Vậy thì tự mình chế tạo tấm thép có phải hơn không?!” Và rồi ông bắt tay vào việc mua lò luyện thép, tự mình hoàn chỉnh kỹ thuật đổ khuôn, tiếp tục chế tạo xe hơi. Công cuộc luyện thép đã phát triển thành xí nghiệp chế tạo vật liệu cơ bản Thép Aichi, và loại thép đặc thù này đã biến mục tiêu chế tạo sản phẩm đi trước thời đại của Toyota trở thành hiện thực.

Như vậy, Kiichiro đã thừa hưởng “tập quán tư duy” của cha mình là Sakichi, “đồng minh của ta không ai khác chính là bản thân ta”, cộng thêm tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường của bản thân, ông đã dũng cảm đương đầu với các loại xe hơi của các nước phát triển phương Tây. Ông không chỉ đơn thuần áp dụng kỹ thuật từ các nước phương Tây mà còn tiến hành một “cuộc chiến vĩ đại”, bằng kỹ thuật riêng phát triển ngành công nghiệp chế tạo xe hơi mang phong cách độc đáo của Nhật Bản. “Tập quán tư duy” này vẫn được tiếp tục duy trì ở Toyota đến ngày nay, và những nguyên tắc như “dốc toàn tâm vào việc nghiên cứu và chế tạo, luôn đi trước thời đại” vẫn còn được tuân thủ nghiêm ngặt. Việc phát minh, phổ cập những khái niệm “phương thức sản xuất Toyota”, “xe hơi Hybrid” nổi tiếng khắp thế giới chẳng phải chính là kết quả của “tập quán tư duy” đó hay sao?!

Tôi thường có mối quan hệ với những người đến tu nghiệp từ các nước đang phát triển, rất nhiều tu nghiệp sinh than vãn về việc “chế tạo từ hai bàn tay trắng”, và họ thường nói rằng “chính vì vậy mà mới mong có được viện trợ”, “chính vì vậy mà không thể làm gì được”. Hiện tượng này được gọi là “hội chứng thiếu thốn”, và cũng là một căn bệnh của “tập quán tư duy”. Chính vì “chế tạo từ hai bàn tay trắng” mà cần phải nỗ lực hơn nữa, đòi hỏi việc phát huy trí tuệ nhiều hơn nữa.

Các Tin Tức Khác