Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

NHỮNG CUỐN SÁCH SẼ KHIẾN DÂN TOÁN MÊ ĐẮM
Cập nhật ngày: 21/08/2017

Cũng như mỗi con người có một qúa khứ riêng, những con số cũng có một lịch sử thăng trầm không kém.

17 phương trình thay đổi thế giới - Ian Stewart

Kết quả hình ảnh cho 17 phương trình thay đổi thế giới - Ian Stewart

Trong toán học, phương trình càng đơn giản bao nhiêu thì càng đẹp bấy nhiêu. Trong vô vàn những phương trình như thế, có 17 phương trình đủ sức mạnh để làm thay đổi thế giới, đặt nền tảng cho tất cả sự phát triển của các tiến bộ khoa học – kĩ thuật khác. Đó là định lí Pitago, đặc trưng Euler, phương trình sóng hay hệ phương trình Navier – Stokes,… Tất cả những thành tựu mà con người có được ngày nay, từ ti vi, máy vi tính, điện thoại đến tàu vũ trụ không gian, sóng vô tuyến,.. đều được xây dựng nên từ phương trình đơn giản như vậy.

Ian Stewart đã tập hợp câu chuyện về 17 phương trình và những con người sáng tạo nên chúng, những thăng trầm, những đắng cay của số phận những con số, con người để viết nên cuốn sách.

Định lý cuối cùng của Fermat - Simon Singh

Kết quả hình ảnh cho Định lý cuối cùng của Fermat - Simon Singh

Vào cuối thế kỉ 18 ở châu Âu, có một phương trình thoạt nhìn qua tưởng đơn giản nhưng lại trở thành lời thách thức đến các nhà Toán học vĩ đại nhất đến tận 350 năm sau. Nó được gọi là định lý cuối cùng của Fermat.

“Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không x, y, và z thoả mãn xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.”

Cho tới đầu thế kỷ 20 các nhà toán học chỉ chứng minh định lý này là đúng với n=3, 4, 5, 7 và các bội số của nó. Nhà toán học người Đức Ernst Kummer đã chứng minh định lý này là đúng với mọi số nguyên tố tới 100 (trừ 3 Số nguyên tố phi chính quy là 37, 59, 67). Cuối cùng nó được Andrew Wiles chứng minh vào năm 1993 sau gần 8 năm ròng nghiên cứu, phát triển từ chứng minh các giả thiết có liên quan. Tuy nhiên chứng minh này còn thiếu sót và đến năm 1995 Wiles mới hoàn tất, công bố chứng minh trọn vẹn.

Pierre de Fermat đã đưa ra một đề bài khó đến nỗi nó đã trở thành Chiếc chén thánh trong Toán học, lôi cuốn bao nhiêu bộ óc của nhân loại đi tìm lời giải, thậm chí hi sinh vì nó. Trong cuốn sách này, Simon Singh sẽ kể lại hành trình ấy cho bạn đọc.

Thợ cơ khí toán học - Mark Levi

Kết quả hình ảnh cho Thợ cơ khí toán học - Mark Levi

Nếu là người yêu thích cả Toán học và Vật Lí, cuốn sách này của Mark Levi sẽ dành cho bạn. Cuốn sách trình bày mối liên kết giữa Toán học, cơ học và vật lí, cho phép bạn chứng minh những định lí Toán học bằng những phương pháp Vật Lí. Bấy lâu nay, vị trí của Toán học thường lép vế so với Vật Lí, người ta coi đó là phương tiện để tạo nên những thành tựu Vật Lí. Hi vọng sau khi đọc xong cuốn sách này của Mark Levi, bạn đọc dù yêu thích hình học, cơ học hay không hưng thú với Toán học sẽ tìm được những điều thú vị cho bản thân. Và những người theo “chủ nghĩa” Vật Lí cũng sẽ có cái nhìn khách quan và toàn vẹn hơn cho hai môn khoa học này.

Thiên tài kỳ dị và đột phá toán học của thế kỷ - Masha Gessen

Kết quả hình ảnh cho Thiên tài kỳ dị và đột phá toán học của thế kỷ - Masha Gessen

Grigory Perelman, thiên tài Toán học gốc Do Thái của nước Nga – người đầu tiên giải được một trong bảy bài toán Thiên niên kỷ củ việc toán học Clay đã từ chối giải thưởng lên đến một triệu đô la và mãi mãi chọn cho mình sự cô đọc và im lặng hoàn toàn sau thành công vang dội trên. Cuốn sách này la bản tập hợp những ghi chép của kí ức những người xung quanh cuộc đời Grigory để khắc hoạ lên bức chân dung của một trong những nhân vật toán học kì dị nhất lịch sử. Người đọc hiểu thêm phần nào về hành trình của ông, từ khi là một thần đồng đến nhà toán học chối bỏ cả thế giới.

“Tôi không có những người thầy, mọi thứ đều do tôi tự phấn đấu”, câu nói trên khiến người đọc hình dung phần nào về Grigory và thế giới Toán học của ông: thông minh, nhưng lặng lẽ và đơn độc.

Chúa trời có phải là nhà toán học? - Mario Livio

Kết quả hình ảnh cho Chúa trời có phải là nhà toán học?

Cuốn sách đề cập đến câu hỏi tại sao toán học lại hiệu qủa và có sức mạnh ghê gớm trong việc mô tả từ các định luật tự nhiên đến các tính chất của nút thắt. Thực tế nếu không có Toán học, con người sẽ không bao giờ đặt được một bước chân vào vũ trụ. Toán học trong sự liên kết với vũ trụ có sự mật thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách không chỉ giới thiệu lịch sử của Toán học mà đi theo trình tự thời gian cửa sự biến đổi một số khái niệm có liên quan trực tiếp đến việc làm rõ vai trò của toán học trong sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Tất cả các câu hỏi vì sao có vi phân, tích phân, hình học Euclid,.. sẽ được giải đáp trong cuốn sách này. Thậm chí sách khiến người đọc ngạc nhiên khi phát hiện không có bất cứ sự tự nhiên nào trong thiên nhiên, thậm chí đến cánh hoa cúc còn tuân theo dãy Fibonacci.

Hoàng Trang

 

 

Các Tin Tức Khác