1. “ NGUYỄN NHẬT ÁNH” PHƯƠNG! Một cách tình cờ, tôi gặp Lina và Anton. Bác Tuấn - bạn của bố tôi nằm cùng toa vớihọ trên chuyến tàu từ Sa Pa về Hà Nội, thấy thích hai người này nên đã “ nhặt”về. Họ vui vẻ đồng ý lưu lại ở Hà Nội 2,3 ngày trước khi đến đảo Bali,Indonesia. Lina và Anton là một cặp người Thụy Điển, quen biết nhau 6 năm vàyêu nhau được 4 năm. Lina cho biết sau đợt du lịch này, cô sẽ chọn ngành họckinh tế còn Anton thì tiếp tục “ lông bông”.
Mẹ tôi pha trà mời Anton và Lina. Cả hai xuýt xoa khen trà Atiso thơm ngọt dù không cóđường. Tôi được dịp “chém” : “ Đây là loại trà… hàng đầu Việt Nam”. Anton uốngngon lành và sau khi kết thúc 3 cốc trà đã lịch sự hỏi… nhà vệ sinh ở đâu. Trướckhi chào tạm biệt, mẹ tôi tặng cho Lina một cái khăn lụa rất đẹp. Lina cảm độngđến rơm rớm nước mắt, bảo người Việt Nam thật tốt, hiếu khách và nhiệt tình mặcdù chỉ mới được gặp mẹ chưa đầy 30 phút. Tôi cũng tặng cho Lina lọ nước hoaMiss Saigon, không quên “ bổ sung” : “Đây là nhãn hiệu nước hoa… hàng đầu ViệtNam”. Cả hai cảm ơn rối rít, bảo được tặng nhiều thứ “hàng đầu” quá. Xong đó cảbọn lên đường đi xem “sân vận động hàng đầu Việt Nam”- sân Mỹ Đình theo sự quảngcáo vung vít của tôi rồi quay lại quán cà phê quen gần nhà. Lần này thì tấtnhiên tôi không thể nói “ Đây là quán cà phê hàng đầu Việt Nam” được nữa.
Khi biết cả Anton và Lina từng có hai năm làm phục vụ bàn ở quán cà phê và riêng Antonđã từng học nghề pha chế đồ uống thì tôi thấy hơi run trong bụng, chỉ sợ haingười đó hỏi “Đây có phải loại cà phê… “đầu hàng” Việt Nam không?”. Tôi thực sựngạc nhiên khi biết cả hai người chưa bao giờ uống cà phê đá và nói chung làngười dân Thụy Điển đều như vậy. Lí do Thụy Điển là một quốc gia có khí hậu rấtlạnh nên đồ uống phải luôn nóng. Giờ ở Hà Nội cũng hơi lạnh nhưng so với haingười đó thì vẫn ấm áp chán nên tôi gợi ý cứ thử nên uống lạnh một lần trong đờixem sao. Cả hai thích thú làm theo và khen tới tấp. Mình hỏi Anton đã từng uốngIrish Coffee bao giờ chưa? Anton kinh ngạc, ở Việt Nam cũng có Irish Coffee cơà, đó là một loại cà phê đắt tiền và được pha chế rất cầu kì, ngay cả ngườiphương Tây cũng ít có cơ hội được uống. Mình ậm à ậm ừ ra vẻ “quý tộc”, thực rachỉ mới được đọc qua… sách của Giáng Uyên.
Lina ngỏ ý nhờ tôi dạy cho vài câu tiếng Việt thông dụng “cảm ơn, xin lỗi, rất vui, xinchào”… Đến từ “chào buổi sáng”, cái máu nghịch ngợm trong người tôi nổi lên bất chợt, thay vì “chào buổi sáng”, tôi nói tên của nhà văn tôi yêu thích nhất “Nguyễn Nhật Ánh”. Tôi “dọa”: “ Đây không chỉ là cụm từ người Việt mình rất hay nói, mà còn là lời chúc phúc lẫn nhau, nên hai bạn gặp ai cũng “Nguyễn Nhật Ánh” cho mình”. Trong khi Lina tin sái cổ, nhẩm lên nhẩm xuống “Nguyễn Nhật Ánh” cho thật thuộc với vẻ kính cẩn nghiêm trang để ngày mai còn… lôi ra dùng thì tôi và Anton nói về Việt Nam và Thụy Điển.
Nói một hồi hết chuyện, tôi gãi đầu gãi tai “Tớ không biết nhiều về Thụy Điển lắm ngoài những điều thông thường. Nhưng có một chuyện vui về nhà văn tớ yêu thích đã từng đến Thụy Điển thế này: Nhà văn chấp nhận giá rét để chỉ mong thấy tuyết mà cuối cùng lại không thấy được. Ông ấy kể lại vừa đi khỏi thì tuyết rơi ầm ầm”. Hai người ôm bụng cười “Khổ thân, xui thế, mà nhà văn ấy tên là gì?”. Tôi liến thoắng “Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn viết cho lứa tuổi thiếu nhi và tuổi mới lớn… hàng đầu Việt Nam”. Lina ngạc nhiên “Nguyễn Nhậ tÁnh- chào buổi sáng á”. Tôi thót bụng, quên béng mất vừa bịa lung tung về… ngônngữ Việt. Tôi giải thích vòng vèo “Buổi sáng thì có… ánh sáng. Ở Việt Nam còn có các từ khác như “ nhật”,“ánh” để chỉ ánh sáng ban ngày, ánh dương vậy đó”. Thế nên, “Nguyễn Nhật Ánh cũngcó nghĩa là… chào buổi sáng”. Hai người trầm trồ nhà văn có cái tên độc, bảo sao không nổi tiếng khi tên của nhà văn cũng là… lời chúc phúc của người Việt Nam.
Trướckhi về, Lina và Anton ôm tôi thật chặt “Thật tuyệt là được quen biết cậu và gia đình trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở Hà Nội. Mọi người thật tuyệt vời, ai cũng tốt và rất mến khách. À, nếu có dịp, hãy đến Thụy Điển nhé. Nguyễn Nhật Ánh Nguyên”. Nghe đến câu cuối, tôi hơi giật mình rồi chợt hiểu đó là lời… chúc phúc của họ dành cho tôi. Sống mũi tôi chợt cảm thấy cay cay và áy náy, không biết mai ra đường mà họ cứ “ Nguyễn Nhật Ánh” với mọi người thì có ổn không đây…
2. PHƯƠNG CÓ MỘT TIN NHẮN CHƯA ĐỌC
Trong một lần cà phê với đám bạn, như mọi lần, tôi lại “mở máy” về Nguyễn Nhật Ánh. Di độngtôi để trên bàn báo có tin nhắn, chưa kịp cầm lên thì một đứa bạn đã chộp lấy,nhìn tên người gửi rồi cười cười “Này, Nguyễn Nhật Ánh của Phương nhắn tinnày”. Một phần nghìn tíc tắc trên giây dù biết điều đó là không thể thì tôi vẫnnhào đến giằng lấy cái di động. Hóa ra là bố tôi nhắn tin hỏi mấy giờ về nhà chứlàm gì có Nguyễn Nhật Ánh nào ở đây.
Nhưng từsau lần đùa cợt đó, tôi chợt nghĩ “Ừ, tại sao Nguyễn Nhật Ánh lại không thể nhắntin cho mình được nhỉ?”. Thế là tôi nảy ra ý tưởng đổi tên một vài người bạntrong danh bạ điện thoại thành… Nguyễn Nhật Ánh. Xong xuôi đâu đấy, mỗi lần cótin nhắn từ “Nguyễn Nhật Ánh”, tôi lại cầm máy lên khoe vung vít.
Ban đầu,mọi người cứ tưởng thật, bắt tay bắt chân chúc mừng rối rít. Sau khi tôi cườihì hì giải thích thì ai nấy đều trợn mắt há mồm, chuyển từ nắm tay sang sờ tránxem thử tôi có lên cơn chập mạch nữa hay không. Bạn bè chơi với tôi lâu, chẳnglạ gì nhau nữa nhưng cứ mỗi lần tôi có động thái mới nào liên quan đến lòng hâmmộ Nguyễn Nhật Ánh thì bọn nó chỉ còn nước bái sư, bảo quá phục tôi bởi chỉ cótrẻ con, fan cuồng Hàn Quốc hoặc… thần kinh không bình thường mới nghĩ ra nổi.
Điềuthú vị là dù nhiều người nói tôi “hâm” thì lại có khá nhiều bạn len lén…học tập. Phong trào “ thần tượng nhắn tin” lan rarộng đến mức tôi không thể ngờ cái trò ngớ ngẩn vui vui này được nhiều ngườithích đến thế. Thế là một loạt tên trong danh bạ của những bạn bè tôi được đổithành Dea Sung, Bi Rain, Bae Jung Joon, tên của mấy ca sĩ diễn viên Hàn Quốc đượcgiới trẻ hâm mộ và abc xyz gì đó nữa. Đi đâu trong lớp tôi cũng thấy có đứa títởn giơ máy lên khoe “Obama nhắn tin này”, “Anh Dea Sung đẹp trai của mình vừagọi này”… Tất nhiên là cả người khoe lẫn người được khoe đều biết tỏng chẳng cóanh Chích Xong Sốc hay cô Giun Kim nào nhắn tin cho mình hết. Nhưng một cáchvui nhộn, nhiều đứa chúng tôi vẫn hồi hộp đợi tin nhắn, cuộc gọi từ “thần tượng”của mình.
Trò nàycòn buồn cười ở chỗ thực sự tôi chẳng biết ai đang nhắn tin cho mình trừ cáitên “Nguyễn Nhật Ánh” to đùng để “mị dân” nhấp nháy trên màn hình. Thế nên, tôiphải vừa đọc tin nhắn vừa đoán xem đó là đứa bạn nào trong cả chục đứa được tôichuyển hệ hết sang “Nguyễn Nhật Ánh”. Tình hình càng lúc càng rối tinh rồi mùkhi tôi cần liên lạc với người này người kia mà mở danh bạ ra chỉ toàn thấy …Nguyễn Nhật Ánh. Chính vì những rắc rối dở khóc dở cười này mà sau những hứngkhởi ban đầu, phong trào trở nên nhạt dần rồi biến mất hẳn. Tôi và nhiều đứa bạna dua hâm dở còn được phen toát mồ hôi khi phải nhắn tin ngược lại cho “NguyễnNhật Ánh”, “Obama”, “Dae Sung”… để hỏi xem đây thực sự là ai.
Tròchơi kết thúc. Những hồi hộp, thú vị và những tràng cười chúng tôi tự dựng chonhau cũng chấm dứt. Nhưng trong những ngày đó, tôi không quên được một câu nóithế này “Trò này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng tớ thấy vui lắm Phương ạ. Có cảmgiác như Dae Sung đang ở bên cạnh thật đấy. Cảm ơn cậu”. Một lòng hâm mộ nhiệtthành, trẻ con nhưng sâu sắc. Nghe đứa bạn nói vậy, tự nhiên tôi muốn òa lênkhóc.
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
(Hà Nội)