Kỷ niệm giỗ đầu nhà văn Sơn Nam - Ba ngày “phục kích” ông già Nam Bộ!
Cập nhật ngày:
13/08/2009
(CATP) “Ông già Nam Bộ” Sơn Nam đã vĩnh biệt văn đàn ngày 13-8-2008 (nhằm ngày 13-7 âm lịch năm Mậu Tý), để lại bao tiếc nuối cho bạn đọc và các nhà nghiên cứu Nam Bộ học. Sắp đến ngày giỗ đầu nhà văn, chúng tôi “phát hiện” có một nhiếp ảnh gia đã từng “phục kích” 3 ngày liên tục để chụp ảnh “ông già Nam Bộ”!
NSNA Đức Huy trong những ngày “phục kích” Sơn Nam
Đó là những ngày cơ cực của Sơn Nam (hồi tháng 7-2003), như cây viết bút ký Võ Đắc Danh đặc tả: “Ban ngày, ông vô thư viện Gò Vấp làm một địa chỉ liên lạc với các báo và ở đó viết bài, viết hồi ký. Có lần, tôi gọi điện đến thư viện tìm ông để đặt bài cho báo tết, ông nói ông đang gặp khó khăn, định ra Báo Công an gặp anh Trần Tử Văn để mượn một ít tiền. Tôi chạy xe vào chở ông đi. Nhưng khi đến Báo Công an thì anh Văn đi công tác. Thấy ông thất vọng, đứng lặng một hồi lâu rồi bảo tôi chở ông qua Hãng phim Giải phóng. May thay, đoàn phim làm phim Mùa len trâu vừa gởi trả cho ông một số tiền lớn”... Chính trong giai đoạn khó khăn này của Sơn Nam, Đức Huy - tay “paparazzi” (săn ảnh) - đã ròng rã không kể ngày đêm ôm máy ảnh bám gót lão nhà văn suốt 72 giờ...
Một Sơn Nam trong “bộ ảnh 3 ngày” (tạm đặt tên như vậy) của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Đức Huy: rất mới mẻ, rất đời thường... Ba ngày ròng Đức Huy phải ôm máy ảnh lần theo từng bước lững thững của ông già đi từ nhà riêng tới Thư viện - Nhà văn hóa quận Gò Vấp, rồi “bang qua” khu du lịch Bình Quới nơi đặt nhà lưu niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lên tận Ngã ba Giồng - 18 thôn Vườn Trầu ở Hóc Môn... Đặc biệt nhất là tấm ảnh ông già Sơn Nam mặc quần đùi, cởi trần, ngồi bệt trên nền gạch bông, trước mặt là mâm cơm đạm bạc với dĩa rau dền luộc, miếng tàu hũ chiên, 1 khứa cá kho... Tay cầm đũa ông già gắp mấy cọng rau, sau lưng là vật bất ly thân: chiếc máy đánh chữ. Trong bữa cơm, ông không có vẻ gì là một nhà trí thức lớn Nam Bộ mà bình dân như một bác xích lô vừa đạp xong cuốc xe, cởi phăng áo tranh thủ ngồi vào mâm cơm! Giải thích bức ảnh chụp nhà văn đang nâng niu sửa hòn non bộ nhỏ xíu, NSNA Đức Huy tiết lộ: “Trong sân Thư viện Gò Vấp có bày bán nhiều cây cảnh, non bộ. Nhưng non bộ này là ổng đã bỏ tiền túi ra mua rồi gởi lại đó. Sáng sáng khi tới uống cà phê, ổng lại ngắm nghía, nắn nót sửa cành, tỉa lá...!”. Đặc biệt nhất là loạt ảnh chụp Sơn Nam đang viết trực tiếp trên máy đánh chữ, trong đó có cả cận cảnh những dòng bản thảo đang nằm vắt ngang trên ru-lô, Đức Huy cho biết chính Sơn Nam nói với anh rằng ông đang gõ bài này (có vẻ như một bài biên khảo về đất Kiên Giang xưa) cho Báo CATPHCM.
Sau 3 ngày miệt mài bám gót Sơn Nam, “paparazzi” Đức Huy thu hoạch được không ít thành quả quý. Đó là những tấm ảnh chụp lão nhà văn đang ngồi trong Thư viện Gò Vấp lần giở những trang sách. Mấy bức ảnh này “độc” ở chỗ: thư viện đang bị cúp điện nên phải đốt đèn dầu, ánh sáng vàng của ngọn đèn leo lét hắt lên khiến khuôn mặt gày gò, khắc khổ của nhà văn như một bức phù điêu được chạm khắc sinh động, ấn tượng! Nét mặt trầm ngâm, xa diệu vợi của Sơn Nam trước những chiếc cột gỗ từng xử bắn các nhà cách mạng ở khu di tích 18 thôn Vườn Trầu cũng là “màu sắc” lạ của bộ ảnh “Ba ngày với Sơn Nam”. Ảnh Sơn Nam mặc áo dài khăn đống màu xanh ngọc cung kính chắp tay trong Lăng Ông Lê Văn Duyệt là một ảnh đẹp nhờ bộ lễ phục dân tộc, nét mặt thành kính, đôi tay kính cẩn, đặc sắc nhất là làn khói nhang phảng phất như vây lấy lão nhà văn... Gọi là “paparazzi” bởi trong 3 ngày ròng rã đó, có những buổi mờ sáng NSNA Đức Huy đã phải ôm máy “phục kích” trong quán cà phê cóc trước cửa nhà Sơn Nam vì anh muốn “chộp” được những phút giây sống động nhất, thật nhất, mang tính biểu tượng nhất của nhà văn Sơn Nam.
Ngoài “bộ ảnh 3 ngày”, NSNA Đức Huy còn có nhiều dịp khác chụp ảnh nhà văn Sơn Nam. Anh tiết lộ hiện đang sở hữu đến hơn 700 tấm ảnh chụp nhà văn lão thành này. Mong ước lớn nhất của NSNA Đức Huy là có dịp được tổ chức triển lãm “bộ ảnh 3 ngày với Sơn Nam” nhằm mục đích làm từ thiện.
Một Sơn Nam trong “bộ ảnh 3 ngày” (tạm đặt tên như vậy) của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Đức Huy: rất mới mẻ, rất đời thường... Ba ngày ròng Đức Huy phải ôm máy ảnh lần theo từng bước lững thững của ông già đi từ nhà riêng tới Thư viện - Nhà văn hóa quận Gò Vấp, rồi “bang qua” khu du lịch Bình Quới nơi đặt nhà lưu niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lên tận Ngã ba Giồng - 18 thôn Vườn Trầu ở Hóc Môn... Đặc biệt nhất là tấm ảnh ông già Sơn Nam mặc quần đùi, cởi trần, ngồi bệt trên nền gạch bông, trước mặt là mâm cơm đạm bạc với dĩa rau dền luộc, miếng tàu hũ chiên, 1 khứa cá kho... Tay cầm đũa ông già gắp mấy cọng rau, sau lưng là vật bất ly thân: chiếc máy đánh chữ. Trong bữa cơm, ông không có vẻ gì là một nhà trí thức lớn Nam Bộ mà bình dân như một bác xích lô vừa đạp xong cuốc xe, cởi phăng áo tranh thủ ngồi vào mâm cơm! Giải thích bức ảnh chụp nhà văn đang nâng niu sửa hòn non bộ nhỏ xíu, NSNA Đức Huy tiết lộ: “Trong sân Thư viện Gò Vấp có bày bán nhiều cây cảnh, non bộ. Nhưng non bộ này là ổng đã bỏ tiền túi ra mua rồi gởi lại đó. Sáng sáng khi tới uống cà phê, ổng lại ngắm nghía, nắn nót sửa cành, tỉa lá...!”. Đặc biệt nhất là loạt ảnh chụp Sơn Nam đang viết trực tiếp trên máy đánh chữ, trong đó có cả cận cảnh những dòng bản thảo đang nằm vắt ngang trên ru-lô, Đức Huy cho biết chính Sơn Nam nói với anh rằng ông đang gõ bài này (có vẻ như một bài biên khảo về đất Kiên Giang xưa) cho Báo CATPHCM.
Sau 3 ngày miệt mài bám gót Sơn Nam, “paparazzi” Đức Huy thu hoạch được không ít thành quả quý. Đó là những tấm ảnh chụp lão nhà văn đang ngồi trong Thư viện Gò Vấp lần giở những trang sách. Mấy bức ảnh này “độc” ở chỗ: thư viện đang bị cúp điện nên phải đốt đèn dầu, ánh sáng vàng của ngọn đèn leo lét hắt lên khiến khuôn mặt gày gò, khắc khổ của nhà văn như một bức phù điêu được chạm khắc sinh động, ấn tượng! Nét mặt trầm ngâm, xa diệu vợi của Sơn Nam trước những chiếc cột gỗ từng xử bắn các nhà cách mạng ở khu di tích 18 thôn Vườn Trầu cũng là “màu sắc” lạ của bộ ảnh “Ba ngày với Sơn Nam”. Ảnh Sơn Nam mặc áo dài khăn đống màu xanh ngọc cung kính chắp tay trong Lăng Ông Lê Văn Duyệt là một ảnh đẹp nhờ bộ lễ phục dân tộc, nét mặt thành kính, đôi tay kính cẩn, đặc sắc nhất là làn khói nhang phảng phất như vây lấy lão nhà văn... Gọi là “paparazzi” bởi trong 3 ngày ròng rã đó, có những buổi mờ sáng NSNA Đức Huy đã phải ôm máy “phục kích” trong quán cà phê cóc trước cửa nhà Sơn Nam vì anh muốn “chộp” được những phút giây sống động nhất, thật nhất, mang tính biểu tượng nhất của nhà văn Sơn Nam.
Ngoài “bộ ảnh 3 ngày”, NSNA Đức Huy còn có nhiều dịp khác chụp ảnh nhà văn Sơn Nam. Anh tiết lộ hiện đang sở hữu đến hơn 700 tấm ảnh chụp nhà văn lão thành này. Mong ước lớn nhất của NSNA Đức Huy là có dịp được tổ chức triển lãm “bộ ảnh 3 ngày với Sơn Nam” nhằm mục đích làm từ thiện.
NSNA Đức Huy đã có hơn 30 năm hoạt động trong ngành ảnh thời trang và ảnh phóng sự - báo chí; hội viên Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới FIAP, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên Hội Nhiếp ảnh TPHCM. Thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Phóng viên Du lịch (Hội Nhà báo TPHCM)... Giải A ảnh báo chí năm 1991 (Hội Nhà báo TPHCM), Giải Báo chí về du lịch năm 2005 (Sở Du lịch & Hội Nhà báo TPHCM). Triển lãm cá nhân năm 1990 - 2000 - 2001. Có ảnh triển lãm tại Ý, Nhật, Đan Mạch, Mỹ, Hà Lan...
(trích báo CATP - Hồ Thi Ca)