Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

Tư vấn tâm lý học đường - Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai
Cập nhật ngày: 19/02/2008

 
Phụ trách chuyên mục Tư vấn tâm lý học đường” trong báo Phụ nữ Chủ Nhật đối với tôi là một niềm vui to lớn. Bởi lẽ qua đó tôi được tiếp xúc, lắng nghe hàng trăm bạn trẻ, chia sẻ những ưu tư cũng như hoài bão của mình. Câu chuyện của các em phản ánh khá chính xác hiện trạng xã hội. Quyển sách này là tổng hợp 90 trên 100 câu hỏi mà tôi nhận được năm 2006 vừa qua. Đa số là học sinh cấp II, III, có vài học sinh cấp I, sinh viên đang học hay mới ra trường. Tôi đã thử thống kê, tổng hợp theo nội dung các vấn đề được nêu lên. Và thật lý thú, số lượng câu hỏi liên quan đến các chủ đề dường như cũng phản ánh thứ tự ưu tiên các mối bận tâm của tuổi trẻ trước cuộc sống. Xin liệt kê dưới đây các vấn đề được nêu lên.

I. Gia đình (trên 26% hay 1/3 các câu hỏi)

Đây là ưu tư lớn nhất: sống trong một gia đình thiếu đầm ấm, cha mẹ ly thân, luôn cãi cọ nhau, thiếu tình thương của mẹ, gương tốt của cha, lệch lạc trong cách giáo dục (bất công, la mắng, đặt kỳ vọng quá cao) là nỗi ám ảnh lớn, làm hạn chế việc học tập của các em.
 

II. Cảm nghĩ về bản thân (trên 17%)

Cảm tưởng chung thật đáng buồn vì đó là mặc cảm tự ti, sự chán ngán chính bản thân, là stress và sự lo âu trước những căn bệnh” của thời đại: đồng tính”, HIV...
 

III. Nhà trường (trên 16%)

Chương trình học là gánh nặng, gương thầy cô gây thất vọng. Rồi chuyện thường ngày ở trường lớp như phe nhóm, cảm giác bị cô lập, phân biệt giàu nghèo, chuyện cáp đôi, ăn cắp v.v...
 

IV. Chuyện học hành, hướng nghiệp (trên 13%)

Sợ môn tự nhiên”, làm sao học giỏi ngoại ngữ”, nên chọn ngành nào”, học trong hay ngoài nước”...
 

V. Tình yêu, tình bạn (trên 13%)

Vẫn muôn thuở là chuyện dễ thương và ngây ngô của tuổi học trò, bi kịch khi tình bạn tan vỡ.
 

VI. Thách thức những giá trị sống hiện hành (trên 17%)

Nếu vấn đề tình yêu không chiếm nhiều giấy như mọi khi thì việc các em đặt lại vấn đề đối với một số giá trị sống tiêu cực là dấu hiệu tốt. Quan trọng không phải mình có gì mà mình là ai?”, chẳng lẽ tốt, trung thực lại thiệt thòi, tại sao tuổi trẻ các nước lại tự tin hơn tuổi trẻ Việt Nam?...

Những thắc mắc ưu tư, hoài bão của các em nên được xem như một phản biện xã hội” mà người lớn chúng ta phải tham khảo.
Th.s Nguyễn Thị Kim Oanh
(Trích lời nói đầu quyển TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
- Tác giả: Th.s Nguyễn Thị Kim Oanh) 

 

Các Tin Tức Khác