NXBTRE - Một cuộc trò chuyện thẳng thắn, sôi nổi giữa các tác giả Tham dự cuộc thi văn học tuổi 20 lần V, có tác phẩm được chọn in sách và bạn đọc, tại Hội trường Báo Tuổi Trẻ, đã khiến cho người tham dự chương trình cùng vỡ ra những kinh nghiệm viết sách, xu hướng đọc của giới trẻ hiện giờ.
Gần
100 bạn đọc đã đến tham dự chương trình, dù sáng nay, thời tiết không thuận lợi
mấy. Quan tâm đến cuộc thi là một lẽ, nhưng bạn đọc còn đến với tâm trạng “xem
các tác giả của Văn học 20 đợt này” có suy nghĩ “thật trẻ” hay không? Họ nói gì
về người trẻ xung quanh họ?...
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và tác giả Nguyễn Dương Quỳnh
Buổi tọa đàm được tổ chức với mục đích để những người
viết trẻ cũng như bạn đọc trao đổi về việc đọc sách cũng như viết sách trong một
thời đại số mới. Chương trình còn có sự tham gia của các nhà văn có tên tuổi
như Nguyễn Đông Thức, Nguyễn Ngọc Tư với vai trò giám khảo, nhà văn Lê Văn
Nghĩa với cuốn sách cũng mới ra mắt sáng 14/6 này: “Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay
đánh bài, và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy”.
Diễn ra trong
suốt chương trình là hai đợt giao lưu với 6 tác giả trẻ, trong đó đặc biệt có 4
tác giả thuộc thế hệ 9X là Phạm Bá Diệp (Urem-Người đang mơ), Trần Lãng Diệp(
Bình
yên tạm bợ), Nguyễn Dương Quỳnh(Thị trấn của chúng ta) và La Nguyễn
Quốc Vinh( Eden xa vời).
Các tác giả được chọn in sách đợt 3 trong cuộc thi VHT20 lần 5 giao lưu cùng độc giả
Trong đợt tọa đàm Văn học tuổi 20 tháng 3/2014, nhà
phê bình Nguyễn Thanh Sơn, một trong các giám khảo của cuộc thi đã nhận định:” Các tác giả trẻ vẫn quẩn quanh trong cái
tôi của mình mà không chịu nhìn ra và bước vào thân phận của người khác. Điều
đó khiến tác phẩm của họ nhiều khi rất nông cạn, hạn hẹp, không có sự bứt phá
và tầm vóc riêng”.Trong bối cảnh đó ông đánh giá cao tác phẩm Urem-Người
đang mơ của Phạm Bá Diệp, như là một sự thể nghiệm mới mẻ với thể loại
huyền ảo, tưởng tượng, thoát ra khỏi xu thế chung. Tác giả Phạm Bá Diệp chia sẻ,
với những thần tượng của Diệp trong làng văn học như J.K.Rowling và
J.R.R.Tolkien, thể loại fantasy/huyền ảo là một thể loại yêu thích và hy vọng sẽ
có những gắn bó lâu dài, cũng như cuốn Urem-Người đang mơ cũng sẽ được dựng
thành phim. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Như Quỳnh( Thị trấn của chúng ta)
cũng trao đổi với độc giả về niềm yêu thích văn học Nhật Bản của mình và bày tỏ
lòng ngưỡng mộ với tác gia nổi tiếng người Nhật-Haruki Murakami. Điều này chứng
tỏ các tác giả trẻ thực sự đang hướng tới và học hỏi những xu hướng văn học thế
giới, phá bỏ những rào cản và quy tắc xưa cũ. Trong phần trao đổi với độc giả,
các nhà văn trẻ cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình viết
lách và những suy nghĩ về thói quen đọc sách của người trẻ hiện nay, lấy văn học
Trung Quốc và sách “ngôn tình” làm ví dụ tiêu biểu. Trước những băn khoăn suy
tư về con đường văn chương của các tác giả trẻ và những người yêu thích việc viết
văn, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng có những chia sẻ thành thật về việc nên coi
văn chương là một việc lao động nghiêm túc, nhưng muốn thành công, có tên tuổi
thì cần phải có một cái duyên.
Các tác giả 9x của cuộc thi
Tác giả trẻ La Nguyễn Quốc Vinh(Eden xa vời) bộc bạch: “Mình cảm thấy tự hào khi sách của mình được
NXB Trẻ phát hành, và đặc biệt hơn khi đây là lần mình được tham gia trong buổi
nói chuyện có quy mô lớn như thế này với tư cách là tác giả”.
Nhiều bạn đọc cũng đã có câu hỏi xung quanh chuyện
viết lách dành cho nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và các tác giả trẻ có mặt tại buổi
trò chuyện. Với bạn đọc, những cuộc tọa đàm giữa tác giả - bạn đọc nếu được tổ chức
thường xuyên, sẽ là một kênh kết nối bạn đọc – tác giả rất cần thiết để bạn đọc
trẻ tìm đến sách của tác giả Việt Nam, chọn lựa đọc sách của tác giả trẻ Việt
Nam. Cái quan trong là, các tác giả trẻ Việt Nam cần đi gần gũi hơn với tâm
tình của người trẻ chớ đừng cao giọng “giảng” đời.
Bạn đọc đặt câu hỏi
Ngoài các cuộc tọa đàm này, nếu độc giả có thêm thắc
mắc hoặc góp ý, có thể gửi mail về địa chỉ hopthubandoc@nxbtre.com.vn,
để NXB Trẻ đích thân trả lời hoặc chuyển
đến cho tác giả nếu phù hợp.
BẠCH TÙNG - HỒ THỦY - CẨM THẠCH