Khi nấu nướng, những tai nạn thường gặp nhất là phỏng và đứt tay. Vì vậy, người làm bếp phải biết cách xử trí khi gặp những trường hợp này.
Ở đây loại trừ những nguyên nhân gây phỏng khác mà chỉ nói đến nguyên nhân gây phỏng do nhiệt (tức là do lửa và nước sôi).
Nguyên nhân thường do bất cẩn trong việc nấu nướng. Nếu được sơ cứu kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp cho nạn nhân bớt đau và vết phỏng mau lành. Có 3 mức độ phỏng:
Nên nhớ rằng: sự nguy hiểm không phải do độ phỏng mà là do diện tích phỏng nhiều hay ít. Dù phỏng với độ 1 hay độ 2, nhưng với diện tích rộng, cũng trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong
Phỏng độ 1:
Chỉ bị phỏng ở lớp ngoài da, làm da bị sưng đỏ gây đau nhức nhưng không phồng dộp da. Muốn đở đau và thu nhỏ chỗ tổn thương, các em nên ngâm chỗ phỏng vào nước lạnh ngay tức khắc. Không cần đến một cách chữa nào khác (có thể uống aspirin để giảm đau).
Phỏng độ 2:
Da bị phá hủy một phần và bị phồng dộp, bên trong chứa một chất dịch. Vết phỏng dạng này thường mau lành. Tuy nhiên nếu bị phỏng nặng, có thể để lại di chứng trên da.
Cách chữa trị
1. Dội nước lạnh (hay ngâm nước lạnh) lên chỗ phỏng liên tục khoảng 10 phút.
2. Nhẹ nhàng tháo hết trang sức và quần áo bó sát
3. Băng vết thương lại bằng gạc vô trùng và băng cuộn để khỏi bị nhiểm trùng
Nên làm :
- làm nguội vết phỏng
- giảm đau nhức
- hạn chế khả năng nhiễm trùng
Không nên làm :
- không dùng băng dán
- không làm rách da chỗ dộp
- không thoa thuốc, kem, hay mỡ lên vết thương
Nếu chỗ phồng dộp bị vỡ
Nếu bị dính bẩn thì rửa nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước đun sôi để nguội. Bôi một ít vaseline, hay mật ong (nếu có) lên miếng gạc vô trùng rồi đặt lên chỗ phỏng, băng lại.
Nếu không có vaseline, hãy để chỗ bị phỏng hở. Và đừng bao giờ bôi mỡ hoặc bơ lên chỗ phỏng
Phỏng độ 3:
Bị thương tổn sâu, toàn bộ lớp da bên ngoài bị hủy diệt, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ và mỡ. Đây là dạng phỏng nặng và nguy hiểm. Chỉ cần sơ cứu và đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay
Chú ý: Vết phỏng sâu dù trên diện tích lớn hay nhỏ cũng cần phải được đưa nạn nhân đi chữa trị ngay, vì có thể cần phải chăm sóc đặc biệt để phục hồi da
Cách sơ cứu:
1. Đặt nạn nhân nằm, chỗ bị phỏng quay lên phía trên
2. Dội nước lạnh lên vết thương liên tục trong thời gian chờ đưa đi cấp cứu.
3. Liên tục kiểm tra khí đạo, nhịp thở, mạch đập (nếu cần thì phải hô hấp nhân tạo)
4. Cẩn thận tháo hết đồ trang sức trên mình nạn nhân (nếu cần)
5. Nếu có thể, nên băng vết thương lại để tránh nhiểm trùng
Chú ý: Khi bị phỏng nặng ỏ giữa các ngón tay, ở nách, hoặc ở các khớp khác, thì phải đặt những miếng đệm bằng gạc trên có phết vaseline ở giữa các bề mặt bị phỏng để tránh chúng không bị dính lại với nhau
(trích "Nấu nướng ngoài trời)