Tạp chí New York Times vừa phát hành ấn phẩm hàng năm về những người vừa qua đời năm trước có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới. Tôi chắc rằng ai cũng có riêng một danh sách cho mình. Dĩ nhiên tôi cũng vậy. Thật ra, có một người đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời tôi vừa qua đời năm trước – đó chính là cô giáo dạy môn báo chí khi tôi học trung học - cô Hattie M. Steinberg.
Tôi lớn lên ở vùng ngoại ô
Cô Hattie luôn tin rằng, bí quyết của sự thành công trong cuộc sống chính là phải học tốt những kiến thức cơ bản.
Và thế, cô trang bị những kiến thức cơ bản cho học sinh của cô - không chỉ là những kiến thức làm sao để viết được câu mở đầu hay chuyển ý một câu nói cho chính xác, mà còn hơn thế nữa, đó là những kỹ năng làm việc một cách chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao. Đến bây giờ, mỗi khi tôi quên đeo cà vạt khi đi làm, tôi lại nghĩ rằng cô Hattie đang quở trách mình. Một lần tôi phỏng vấn một chuyên gia quảng cáo cho tờ báo của trường, một người hay nói những lời bậy bạ. Chúng tôi tranh cãi có nên đăng bài đó không. Cô Hattie bảo có. Người kia gần như bị mất việc khi bài báo xuất hiện. Cô muốn dạy chúng tôi về hậu quả của việc mình làm.
Cô Hattie là giáo viên khó nhất mà tôi từng học qua. Sau khi tham gia lớp học làm báo vào năm lớp mười, bạn phải thử làm cho tờ báo Echo mà cô phụ trách. Cạnh tranh quyết liệt. Đến năm học lớp mười một, tôi gần như không theo nỗi yêu cầu viết bài của cô, thế là cô cho tôi làm phụ trách kinh doanh, lo việc bán quảng cáo cho các cửa hàng pizza trong vùng.
Và vì vậy, trong năm đó, cô để tôi viết một bài báo. Đó là bài báo về một vị tướng
Tất cả những tờ báo của chúng tôi và cuốn kỷ yếu cũng do cô phụ trách, được lưu ở phòng dạy học của cô. Chúng tôi treo lên đó trước và sau giờ học. Và bây giờ, bạn cần phải biết, cô Hattie độc thân, lúc đó đã gần sáu mươi tuổi, và đó là những năm 1960. Cô chẳng phải là “dễ chịu”, nhưng chúng tôi vẫn treo quanh phòng học như thể nó là một gian hàng kẹo và cô là Wolfman Jack* . Chắc hẳn không ai trong chúng tôi có thể giải thích được lý do, nhưng chúng tôi thích nghe cô trách mắng, được cô khuyên răn và được học từ cô. Cô vẫn rất minh mẫn ở độ tuổi đó.
Chúng tôi vẫn tiếp tục là bạn trong ba mươi năm, cô theo dõi, ngợi khen, và phê bình ở mỗi bước ngoặc trong nghề nghiệp của tôi. Sau khi cô mất, những người bạn của cô đã đưa cho tôi một chồng những bài viết của tôi mà cô còn cất giữ trong suốt những năm qua. Thật sự, học sinh của cô chính là gia đình của cô – có khi còn thân thiết hơn nữa. Judy Harrington, một trong những học trò cũ của cô Hattie, cho những người bạn đã từng xuất hiện trong tờ báo và những cuốn kỷ yếu của cô Hattie biết: “Chúng tôi đã ra trường bốn mươi mốt năm; và gần như mỗi ngày trong cuộc đời chúng tôi đều xuất hiện một điều gì đó, những hình ảnh, những lời khuyên nhủ làm chúng ta nhớ đến cô Hattie.”
Judy cũng kể câu chuyện về một trong những buổi lễ mừng thọ cuối cùng của cô Hattie, có một người xin về sớm để dẫn cô con gái đi đâu đó. Cô Hattie đã mắng, “Ngồi xuống, anh không cần phải về sớm. Nó chỉ đến đó trễ một chút thôi.”
Đó chính là cô giáo của tôi! Tôi lại nhớ đến cô!
Một trong những khái niệm cơ bản cô giới thiệu cho tôi đó là tờ New York Times. Mỗi buổi sáng, nó được đem đến phòng 313. Trước đây tôi chưa bao giờ thấy tờ báo này. Cô dạy rằng, những nhà báo đích thực phải bắt đầu một ngày mới bằng việc đọc tờ Times và những chuyên mục như của Anthony Lewis và James Reston.
Năm nay, tôi nghĩ về cô nhiều hơn; không chỉ vì cô đã mất vào ngày 31 tháng 7; mà bởi vì giờ đây những bài học cô truyền lại dường như rất xác đáng. Chúng ta đang ở trong một thời đại bùng nổ toàn cầu Internet mà rất nhiều người thông minh sáng sủa lại quên mất những khái niệm cơ bản để làm sao xây dựng một công ty đem lại lợi nhuận, duy trì một tài khoản lâu dài, giữ vững một quốc gia độc lập hay dạy một học trò đầy ý chí. Hóa ra, bí quyết thành công trong thời đại thông tin luôn là: những khái niệm cơ bản - đọc, viết và tính, nhà thờ, Do thái và Hồi giáo, các điều luật và quản lý đất nước tốt.
Thomas L. Friedman