KỊCH

  • Tác giả: Hồ Anh Thái
  • Khổ sách: 13x20cm
  • Số trang: 364
  • Giá bán: 115,000 VNĐ
  • Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:

    Tập Kịch  đầu tay của của trùm tiểu thuyết và truyện ngắn Hồ Anh Thái gồm 5 vở:  Chén rượu khô- Cho tôi xuống – Trong đường ngắm- Ba Sáu Chín Mười hai- Trong muốn ra ngoài muốn vào.

    Nhà nghiên cứu văn học Phan Trọng Hoàng Linh gọi KỊCH là danh thiếp văn chương mới của Hồ Anh Thái – “Một nhà văn với tấm lòng đôn hậu không ngừng suy nghiệm, day dứt và phản biện cuộc đời; một nhà văn luôn ý thức về nhu cầu, trách nhiệm cần phải thể nghiệm, cách tân bút pháp qua từng tác phẩm”

    “Sự kết hợp nhuần nhị giữa màu sắc hiện thực và màu sắc tượng trưng, giữa những tấn kịch đời gần gũi đây đó quanh ta với những đường nét ảo hóa đầy ngoa dụ, hài hước. Mỗi kịch bản của Hồ Anh Thái trở thành bức tranh đa khảm được ghép nối từ nhiều mảnh nhỏ hiện thực.

    Những mẩu chuyện đời sống hấp dẫn mang lại sự hấp dẫn đầu tiên. Ngôn ngữ tác phẩm luôn gần gũi với màu sắc hóm hỉnh, vui nhộn mang âm hưởng dân gian. Tác giả còn thường lồng vào cốt truyện kịch những trò chơi, những lễ rước, mẩu chuyện ngụ ngôn… đầy chất bông đùa. Nhiều yếu tố hài hước, tiếp tục mạch giễu nhại độc đáo trong các tiểu thuyết gần đây.

     Kịch văn học của Hồ Anh Thái đầy tính thời sự, sinh động và tính hài, tiếng cười ở đây không phải tiếng cười trào phúng, mà là tiếng cười carnaval- khiến cả tập sách có thể ‘thỏa mãn nhiều ngưỡng tiếp nhận’ ”.

    Mỗi vở kịch của anh đều chẳng bao giờ chịu đóng khung trong một chủ đề, một “chuyện”. Nó lan man và tung tóe với mọi “chuyện”: chuyện thời thế, chuyện cuộc đời, chuyện cõi người, chuyện trong nhà và ngoài phố, chuyện công sở và tư phòng, chuyện quốc gia và quốc tế, chuyện sống và chết của mỗi kiếp nhân sinh… Chẳng phải những chuyện gì xa lạ, nhưng đọc, ta cứ có cảm giác như đang chứng kiến một thế giới lần đầu tiên được “bóc vỏ”. Nó sinh động lạ thường bởi vô vàn những tình huống đời sống vừa hiện thực vừa phi lý, vừa cụ thể vừa khái quát; bởi dày đặc những tình huống ngôn từ được dựng lên qua giễu nhại và phóng đại - Nhà phê bình Hoài Nam