Tư duy đột phá - Kỳ 9 : Tập quán tư duy 1 : "Không đuổi theo những điều sẵn có"
Vào giai đoạn chưa trở thành công ty hàng đầu thế giới,
Toyota đã nhập máy công cụ từ Đức. Vào năm tiếp theo, giám đốc hãng chế tạo máy công cụ của Đức đã sang thăm quan nhà máy của
Toyota. Tất nhiên, vị giám đốc đó nghĩ rằng máy công cụ của công ty ông làm ra được bày thứ tự và đang phát huy vai trò của chúng nên đã đi khắp nhà máy để tìm. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là dù ông đã tìm bao nhiêu đi nữa cũng không tìm thấy những chiếc máy của mình. Vị giám đốc nọ hỏi người cán bộ của
Toyota, “Những chiếc máy công cụ của chúng tôi đã bị bán đi rồi à? Tôi đã tìm mãi mà không thấy ở chỗ công ty của các ông.” Và câu trả lời là, “Không. Dây chuyền sản xuất mà ngài đang tham quan chính là hình thành từ những chiếc máy công cụ của công ty quý ngài đấy chứ”.
Toyota trong vòng một năm đã cải tiến triệt để chiếc máy của công ty Đức, biến nó thành chiếc máy công cụ của
Toyota. Vị giám đốc nọ vô cùng ngạc nhiên và từ đó trở đi đánh giá cao khả năng kỹ thuật của
Toyota.
?xml:namespace>
Chính vì Toyota có tập quán tư duy dù cho có học hỏi từ công ty khác đi nữa, Toyota cũng không tiếp nhận nguyên si mà làm cho nó phù hợp với “những điểm khác biệt” của Toyota, khiến nó trở thành “Toyota hóa”. Từ trước khi tư duy đột phá được đưa vào
Toyota, tiến trình “
Toyota hóa” như thế này đã được tiến hành. Trước đây tôi đã nhiều lần phụ trách các khóa tập huấn về tư duy đột phá cho các xí nghiệp có liên quan đến
Toyota. Điểm khác biệt giữa Toyota với các xí nghiệp khác là, người phụ trách tập huấn của Toyota ngồi cạnh giáo viên, vừa ghi chép hết sức cẩn thận vừa tiến hành công tác “Toyota hóa” các kiến thức lĩnh hội được. Vì vậy, chỉ trong vòng một, hai năm sau, các xí nghiệp của
Toyota đã có thể phát triển “Khóa tập huấn tư duy đột phá theo kiểu
Toyota”, và đưa nó vào tập quán tư duy của
Toyota.
Khi nhập một cỗ máy vào thì đương nhiên quá trình “lắp ráp theo catalog (catalog engineering)”, xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với catalog của nhà chế tạo máy sẽ được tiến hành. Những nhà kỹ thuật có tư duy đột phá cũng được gọi là các “kỹ sư catalog”. Những nhà kỹ thuật của Toyota nếu không đầu tư trí tuệ vào cỗ máy được nhập và làm “Toyota hóa” nó thì bị coi là chưa làm việc. Chẳng hạn như nếu hầu hết các cỗ máy được lắp đặt là những cỗ máy tự động, chạy với tốc độ cao và “không ngừng lại”, thì họ phải làm cho những cỗ máy này tự động “ngừng lại” mỗi khi có sản phẩm lỗi. Nói khác hơn là họ phải thêm bộ nhân (người) vào chữ “động” trong chữ “tự chuyển động” thành chữ “động” trong “tự lao động”, với ý nghĩa có thêm trí tuệ của con người, để tạo nên “điểm khác biệt” đối với đối thủ cạnh tranh.
Kết quả của tập quán tư duy thường xuyên đòi hỏi việc tạo nên “những điểm khác biệt” độc đáo, đã khiến tạo nên “một sức mạnh áp đảo” của Toyota. Có thể nói, tập quán tư duy thứ nhất của
Toyota chính là duy trì “điểm khác biệt” độc đáo này.