Nourishing soul, Broadening mind

Góp Ý

Tư duy đột phá - Kỳ 6 : Tập quán tư duy 1 : "Không đuổi theo những điều sẵn có"
Update Date: 08/03/2009

Cách “xây dựng cơ chế hoạt động” của liên quân Oda-Tokugawa

Tuy không phải là võ sĩ vùng Mikawa nhưng Oda Nobunaga ở vùng Owari cũng là người nổi tiếng trong việc xây dựng cơ chế hoạt động. Ông luôn có một mong muốn thống nhất Nhật Bản và luôn là người đi trước thời đại, đầu tư công sức và cuối cùng đạt được thành quả hết sức to lớn. Ieyasu đã hợp tác với Nobunaga để vượt qua giai đoạn chiến tranh loạn lạc nên cũng có thể nói là ông đã thừa hưởng “tập quán tư duy” của Nobunaga. Và tư tưởng này vẫn còn tiếp nối trong “tập quán tư duy” của Toyota hôm nay.

Có thể nói mối quan hệ giữa Nobunaga và Ieyasu cũng giống với mối quan hệ giữa GM (General Motor)13  và Toyota trong hiện tại, và đây là một điều tôi hết sức quan tâm. Mối quan hệ giữa Toyota và GM có thể nói là mối quan hệ “cạnh tranh và hợp tác”, “không gần mà cũng không xa”, điều này gợi cho chúng ta nhớ đến “tập quán tư duy” trong cách ứng xử không gần gũi mà cũng không xa cách Nobunaga của Ieyasu.

Một trong những ví dụ tiêu biểu cho thấy “khả năng đi trước thời đại” của Nobunaga là việc sử dụng súng. Súng được những người Bồ Đào Nha trôi dạt vào Tanegashima14  mang đến Nhật Bản vào năm 1543. Nhờ vào kỹ thuật đúc kiếm truyền thống mà từ mô hình của hai khẩu súng Bồ Đào Nha đã phát triển thành súng Tanegashima, “những khẩu súng Nhật” ra đời và lan rộng khắp đất nước Nhật Bản. Tương truyền 12 năm sau, năm 1555, trong trận chiến tại thành Asahiyama15  thuộc Shinano, Takeda Shingen16  đã dùng đến 300 khẩu súng.

Cách đánh bằng súng đã tạo nên một “tư duy đột phá” cho cách đánh một chọi một với vũ khí chủ yếu là kiếm và giáo, lúc đánh nhau thường một tay rút kiếm, miệng xưng danh “chính ta đây là lính cánh tả, cánh hữu vùng Mikawa!” ngày xưa. Một ví dụ điển hình cho cách đánh này là trận chiến giữa liên quân Oda - Tokugawa và đoàn kỵ binh Takeda được coi là hùng mạnh nhất thời bấy giờ trong trận Nagashino17 . Trong một trận chiến mà bình thường tưởng chừng như không thể nào thắng nổi vậy mà Oda - Tokugawa lại thắng chính nhờ vào việc lợi dụng địa hình độc đáo cùng với cách dùng súng. Trong lúc đoàn quân kỵ binh của Takeda đang mải tốn thời gian vào việc công kích thành Nagashino thì liên quân Oda - Tokugawa lo xây dựng pháo đài tại nơi lòng chảo Shitaragahara, dụ đoàn kỵ mã của Takeda vào đó. Và chính tại đây họ cho ra đời một lối đánh mới, chia 3.000 tay súng thành “ba nhóm tấn công”, đảm bảo cho việc nã đạn liên tục vào kẻ thù.

“Ba nhóm tấn công” có nghĩa là, trong khi nhóm thứ nhất đang nã đạn thì nhóm thứ hai chuẩn bị châm mồi vào ngòi nổ, trong thời gian đó nhóm thứ ba chuẩn bị “nạp đạn”. Việc này cứ tuần tự lặp đi lặp lại thì sẽ tạo thành “một làn mưa đạn dồn dập không dứt”, khiến đội quân dẫu có hùng mạnh đến đâu cũng không thể chống cự nổi.

“Cơ chế” “ba nhóm tấn công” này chính là súng liên thanh ngày nay. Cách đánh sử dụng súng bắn liên thanh để tạo một làn mưa đạn trước mắt quân thù, khiến chúng bị tiêu diệt hoàn toàn đã được liên quân Oda - Tokugawa phát minh ra, khiến họ giành được thắng lợi lớn. Cách đánh từ trước đến nay chú trọng khả năng của một người, khi đánh sẽ xưng danh “Chính ta đây là...!” rồi một người một ngựa đấu với cả ngàn người. Tuy nhiên, với lối đánh “ba nhóm tấn công” này không cần những xạ thủ, mà chỉ cần đào tạo một chút thôi là những quân lính bình thường có thể đồng loạt nã súng, tiêu diệt kẻ thù.

Ở Toyota có phong trào “tự chủ trong nghiên cứu”, trong đó mọi người tập hợp nhau lại và cùng suy nghĩ, mọi người kết bạn một cách hết sức tự nhiên rồi từ đó cùng nhau nỗ lực tìm ra cách giải quyết vấn đề. Toyota tự hào vì sức mạnh được kế thừa của “tập quán tư duy” “xây dựng cơ chế hoạt động” như thế này mà nhờ đó phát huy được các thế mạnh lớn.

Điểm cần chú ý trong trận đánh này là “tập quán tư duy” với lối “xây dựng cơ chế hoạt động” phối hợp với địa hình lòng chảo độc đáo, cùng với việc dụ cho quân địch dàn thành hàng rồi sau đó chia ba nhóm tấn công, tạo làn mưa đạn lên người quân địch khiến chúng bị tiêu diệt hoàn toàn đã thu được kết quả to lớn. Điều này giúp giải thích cho “tập quán tư duy” với lối “xây dựng cơ chế hoạt động” của Toyota chính là kế thừa từ Oda - Tokugawa.

Other News