“Tập quán tư duy” của
Toyota kế thừa những yếu tố di truyền về mặt tư duy của Tokugawa Ieyasu và những võ sĩ vùng Mikawa và rồi lại được rất nhiều người khác gầy dựng nên. Trong cuốn sách này chúng ta sẽ phân tích dòng chảy của “tập quán tư duy” dựa trên bốn nhân vật quan trọng giúp hình thành nên “tập quán tư duy” của Toyota là Toyoda Sakichi - người sáng lập ra công ty xe hơi Toyota, Toyoda Kiichiro - con trai Sakichi, cha đẻ của quá trình phục hưng Toyota - Ishida Taiji, và người đã hình thành nên phương thức sản xuất Toyota - Ono Taiichi. Một điều rất rõ là cả bốn nhân vật quan trọng này đều là hậu duệ của những võ sĩ vùng Mikawa, Owari.
Toyoda Sakichi được sinh ra trong một ngôi làng nghèo ở miền núi vùng phía tây hồ Hamana (làng Yamaguchi, lãnh địa Yoshida, vùng Mikawa, nay là thành phố Kosai thuộc tỉnh Shizuoka), kế thừa “tập quán tư duy” của võ sĩ vùng Mikawa cần mẫn nỗ lực và bản chất tiết kiệm. Ông đã phát minh ra máy dệt và cả một đời tạo dựng tài sản nhờ vào việc thực hiện một lối sống tiết kiệm, chính nhờ vậy mà Toyoda Kiichiro sau này có thể dùng tài sản đó làm tiền vốn xây dựng sự nghiệp chế tạo xe hơi. Vùng đất Mikawa thời bấy giờ thấm nhuần tư tưởng của Ninomiya Sontoku và Nichiren7 , và tư tưởng này đã có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến tập quán tư duy của Sakichi.
Tập quán tư duy của Sakichi đã được con trai ông là Toyoda Kiichiro viết thành văn bản, chính là “Cương lĩnh
Toyota”.
1. Trên dưới một lòng, trung thành phụng sự, tạo thành quả để lập công báo quốc.
2. Dốc tâm vào việc nghiên cứu và chế tạo, luôn đi trước thời đại.
3. Tránh xa những điều hoa mỹ, đạt đến mức vững chãi kiên cường.
4. Phát huy tình thân ái đối với bạn bè bằng hữu, xây dựng thuần phong mỹ tục trong gia đình.
5. Tôn trọng những điều răn của Thần Phật, sống một cuộc đời cảm tạ báo ân.
Cương lĩnh Toyota đã trở thành triết lý kinh doanh của những công ty như công ty dệt tự động Toyoda, công ty Denso8 , công ty chế tạo thân xe hơi Toyota, công ty Aisin Seki v.v... Tập quán tư duy của Sakichi, vẫn đang tiếp tục chảy trong huyết mạch của những công ty thuộc hệ thống
Toyota ngày nay. Dĩ nhiên, cương lĩnh
Toyota gần đây cũng đã có những thay đổi cho phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa; mặc dù vậy, sâu trong gốc rễ, “tập quán tư duy”, tinh thần của họ vẫn không hề thay đổi. Nếu có những thay đổi lớn xảy ra có lẽ đó cũng là lúc
Toyota bắt đầu tan rã.
Con trai của ông là Toyoda Kiichiro cũng là người được sinh ra ở làng Yamaguchi, vùng Yoshida, Mikawa, nên có thể nói tinh túy trong con người ông cũng là của những con người vùng Mikawa. Kế thừa “tập quán tư duy” của võ sĩ vùng Mikawa cùng với ảnh hưởng từ nền giáo dục của cha mình, ông dốc toàn tâm trí vào công việc sản xuất xe hơi. Hình ảnh của ông rất giống với hình ảnh của Tokugawa Ieyasu lúc đang sở hữu một vùng đất nhỏ ở Mikawa mà lại ôm mộng thống nhất Nhật Bản, xây dựng một quốc gia rộng lớn. Vào năm 1949, bế tắc trong việc quay vòng vốn do ảnh hưởng của Dodge line9 (chính sách Dodge), công ty ông đứng trước bờ vực phá sản. Một trong những điều kiện cho vay của ngân hàng là “cắt giảm nhân viên”, điều này buộc ông đành phải từ chức, rời khỏi Toyota.
Người kế nhiệm là Ishida Taiji vốn là người xuất thân từ vùng Owari. Ishida Taiji được Sakichi huấn luyện, là một nhân vật được coi là “người cha thứ hai”, người đã có công gầy dựng lại Toyota, đặt nền móng cho Toyota ngày nay. Câu nói cửa miệng của ông là “thân mình thì mình phải lo”, ông cũng luôn tự hào và cổ súy cho “tinh thần của người nhà quê”. Gia đình ông sống gần nhà tôi và tôi cũng có dịp gặp gỡ tiếp xúc với con cháu của ông. Trong ký ức tôi cả gia đình đều là những con người giản dị, không phô trương.
Trong số những nhân vật đã củng cố và đưa “tập quán tư duy” vùng Mikawa và Owari vào
Toyota không thể không nhắc đến Ono Taiichi. Ông là người xuất thân ở nơi hiện nay là thành phố Kariya10 và cũng là người tiếp nối truyền thống võ sĩ vùng Mikawa. Tổ tiên ông có mối quan hệ với Doi Toshikatsu11 vốn làm tể tướng cho Mạc phủ
Edo. Ông xuất thân trong một gia đình danh giá, cha ông là thị trưởng của thành phố Kariya, và đã từng làm đại biểu quốc hội. Ông tốt nghiệp trường Đại học nay là Đại học công nghiệp
Nagoya và làm việc cho nhà máy dệt Toyoda. Trong nhà máy dệt Toyoda, dưới sự hướng dẫn của Toyoda Kiichiro ông đã xây dựng nền móng cho sự nghiệp sản xuất xe hơi của
Toyota ngày nay. Một điều đặc biệt là, khí chất của vùng đất Kariya là tính bất khuất nên có thể nói, chính Ono là người đã đưa “tinh thần bất khuất” vào “tập quán tư duy” của Toyota.
Cống hiến lớn nhất của ông là đã nghĩ ra phương thức sản xuất
Toyota hay còn gọi là “phương thức kanban” (kanban: những tấm thẻ hoặc mẩu giấy thông báo mọi dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất) và đã áp dụng nó vào thực tiễn. Chắc cũng không cần bàn đến việc phương thức sản xuất này đã góp phần vào sự lớn mạnh của
Toyota sau này như thế nào. Ngoài ra cũng còn rất nhiều người đã kế thừa và phát thuy tập quán tư duy của
Toyota. Trong số đó có Toyoda Eiji, người đã đồng cam cộng khổ với Kiichiro, đã kế thừa tập quán tư duy của Sakichi, Kiichiro, ông đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc phát triển Toyota sau này. Và lẽ dĩ nhiên, ông cũng là người thừa hưởng “tập quán tư duy” của các võ sĩ vùng Mikawa. Kamiya Shotaro12 , người được mệnh danh là ông hoàng kinh doanh của
Toyota, là người vốn xuất thân từ vùng Owari (quận
Chita, tỉnh Aichi). Ông đã có công lớn trong việc xây dựng mạng lưới bán hàng cho
Toyota. Hanai Masaya vốn là người xuất thân từ vùng Mikawa, tỉnh Aichi, thành phố Otowa, tự xưng là đệ tử của Ishida, tôn sùng Tokugawa Ieyasu, áp dụng triệt để tinh thần cần kiệm, nỗ lực trong việc tích lũy tài sản, người đã xây dựng nên danh xưng “Ngân hàng Toyota”, một nhân vật tiêu biểu cho việc thực hành giản dị tiết kiệm.
Có thể nói “Tập quán tư duy của
Toyota” vẫn không ngừng chảy và vẫn tiếp tục được hun đúc từ trước thời
Edo đến nay, với những yếu tố di truyền của vùng Mikawa, Owari.
Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ tập trung phân tích “tập quán tư duy của
Toyota” vẫn còn lưu giữ ở
Toyota ngày nay, xoay quanh lời nói và hành động của hai nhân vật là Toyoda Kiichiro và Ono Taiichi.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ giải thích vấn đề dựa trên bảy nguyên tắc của “tư duy đột phá” như là một cách tư duy mới. Bởi lẽ từ năm 1963, Toyota đã áp dụng việc sắp xếp lại công việc, một xuất phát điểm của “tư duy đột phá” trong nội bộ công ty trên nhiều phương diện khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu mối liên hệ giữa “tư duy đột phá” và “tập quán tư duy của
Toyota” - điều đã hình thành nên một
Toyota vững mạnh như thế - là một điều hết sức thú vị.