KHI MẸ TÔI RA ĐƯỜNG, mọi đàn ông đều chú ý. Mẹ hút thuốc lá hiệu Parliament, thứ thuốc lá Mẹ bảo tôi tìm mua nơi cửa hàng ở góc đường. Mẹ viết tên thuốc trên những mẩu giấy. Mẹ chơi bài, nhưng thường chơi một mình. Dù chiều cao thuộc loại tầm tầm, Mẹ không bao giờ đi giày cao gót, mà thích mang giày bốt – đặc biệt loại giày bốt có dây kéo phía sau hoặc bên hông, che kín bắp chân.
Mẹ không thích lắm các trò nghịch ngợm của trẻ con. Đã hơn một lần, Mẹ quất tôi để tôi thôi giở trò nghịch ngợm.
Tóc Mẹ sẫm màu hợp với màu mắt. Giọng nói Mẹ dịu dàng, dù hơi nhỏ đối với một người phụ nữ. Tuy nhiên, khi cần, Mẹ có thể lớn tiếng át cả đàn ông, hoặc hơn thế, khéo làm cho họ phải nghẹn lời. Mẹ hay chơi khăm các bạn gái của mình.
Mẹ thích nhạc rock, đặc biệt các nhóm Doors hay Rolling Stones.
Mẹ thông minh, và Mẹ nói rằng tôi cũng vậy.
Mẹ ít khi trang điểm, thỉnh thoảng mới dùng son môi.
Mẹ cho rằng áo sơ mi hiệu Izot hợp với tôi hơn nhưng tôi thích hiệu Alligator.
Mẹ luôn thích có tôi bên cạnh, đi đâu cũng mang tôi theo, và mặc cho ai nghĩ gì, Mẹ cũng không màng. Mẹ đặt tôi ngồi trên ghế cao ở quầy bar, đưa tôi đến
Mẹ bảo vệ tôi lúc tôi cần, và bỏ mặc tôi tự xoay sở khi Mẹ biết tôi tự xoay sở được.
“Không một ai đòi trở lại những nơi này,” tôi lẩm bẩm.
Ngồi kế bên tôi, bà chuyên gia tố tụng thoáng ngước nhìn, đoạn trở lại công việc của mình. Tôi đưa mắt nhìn chồng hồ sơ sắp xếp trên các bức tường có kệ bằng gỗ anh đào của phòng tiếp tân. Người đưa chúng tôi ra ngoài vào đêm hôm trước, bác sĩ
“Xin lỗi, ông Andrew, ông nói gì ạ?” Bà chuyên gia lại ngước nhìn lên.
“Ồ, không đâu.” Tôi quay lại nhìn bà, lắc lắc đầu. “Không có gì đâu.”
Được bảo vệ an ninh với ba mươi bộ, các cuộn dây thép dày đặc và dẫn điện, cái căn cứ xưa cũ ở vùng ngoại ô của
Cho rằng không có công việc gì nhiều nên tôi rời
“Hãy làm những gì bà chuyên gia bảo, và khi bà ta nói, nhớ mà giữ mồm giữ miệng.”
Bà chuyên gia tố tụng của chúng tôi sinh trưởng tại miền
“Nhớ lời khuyên của tôi mà cư xử cho phải phép nhé. Sẽ có nhiều chuyện xảy ra tại nơi này nhiều hơn là cậu nghĩ,” bà cảnh báo tôi, đoạn quay xe trở lại thành phố sau một ngày đi quan sát Trung tâm.
Tôi nhìn qua cửa sổ trước phòng đợi, quan sát bãi đậu xe rải sỏi. Tấm bảng số trắng gắn trên chiếc xe ô tô thuê của chúng tôi nhìn lại tôi. Tôi đưa mắt nhìn bầu trời
Nằm giữa con đường thủ đô Tiểu bang
Liên minh phương
Nhìn thấy cái tiền đồn trống rỗng và nghĩ đến các cử tri thất nghiệp, các nhà lập pháp tiểu bang đưa ra lời hứa phải làm một cái gì đó. Một khoản tiền đã được giới lập pháp thông qua. Ngay sau đó, những đoàn người của tiểu bang đến, đất đai của căn cứ được dọn dẹp, nhà cửa được sơn phết và tấm bảng phía trước được đổi thành “Trung tâm thanh thiếu niên Eufaula”. Cùng lúc đó, các viên chức tại Birmingham, Montgomery và Mobile thực hiện lời hứa, lập danh sách các đứa trẻ đi lạc, bị bỏ rơi và vô thừa nhận. Vài chục đứa trẻ đã được dân địa phương chăm sóc và thuê mướn. Thế là một số tiền công quỹ lớn và công ăn việc làm lại được đổ vào thành phố cạnh bờ hồ này.
Ngày 22-10-1970, một nhóm các luật gia về quyền công dân và công ty luật tư nhân đã khởi kiện Tiểu bang
Nhiều cuộc phỏng vấn và hồ sơ cho thấy một số trẻ em tại Eufaula hơi bất bình thường, hay như bà chuyên gia của chúng tôi gọi, là “đầu óc bị chạm mạch”. Chúng phần lớn là trẻ vô thừa nhận, phạm các lỗi thông thường của tuổi trẻ như trốn học, trấn lột, hút xách, bướng bỉnh trong gia đình hoặc bỏ nhà đi bụi. Được xem là có “hạnh kiểm xấu”, hàng trăm đứa trẻ đã đi qua cửa của Trung tâm này. Mặc dù thành phần của nhóm khiếu kiện nhiều hơn, họ bao gồm hàng ngàn người đã trưởng thành bị cầm giữ trong Trung tâm tâm thần Eufaula, số lượng trẻ em thì ít hơn một trăm, chúng mắc bệnh tâm thần nặng và ít quan tâm đến việc thực hiện những gì liên quan đến chúng trong nhiều năm qua.
Sau đó, xảy ra chuyện David Dolihite 15 tuổi treo cổ tự tử tại một trong các phòng ngủ tập thể của căn cứ. Ban giám đốc Eufaula tìm thấy David trong nhà vệ sinh của phòng ngủ, treo cổ bằng một sợi dây giày thể thao. David không chết, mặc dù chỉ trong vài phút việc ấy đã khiến Eddie Weidinger, cậu trai mười bốn tuổi, bạn cùng phòng của cậu nghĩ đến cái nút treo cổ. David chết ngạt lâu đến nỗi óc cậu bị cái mà bác sĩ gọi là “tổn thương trí não nghiêm trọng”. Theo chẩn đoán của bác sĩ, David sẽ sống cuộc sống như một đứa trẻ lên ba, được cho ăn bằng ống chuyền và ở lại bệnh viện suốt quãng đời còn lại. Việc tự sát của cậu bé khiến cho giới quản trị ở Eufaula phải nhận thấy các thanh treo ngang trong các toa-lét của bọn trẻ là rất nguy hiểm. Thế nhưng họ không làm gì cả! Sáu tuần sau đó, Eddie lại làm điều mà David đã làm. Khi ban quản trị Eufaula nhận thấy Eddie đi đâu không rõ, cho đi tìm trong các toa-lét của phòng ngủ thì thấy cậu bé đã chết.
Cả hai đều đã bị giam trong cái mà ban quản trị và bọn trẻ gọi là Dinh 112. Từ phòng tiếp tân nơi chúng tôi chờ bác sĩ Carlton, vượt qua khuôn viên là Dinh 112, đó là một kho chứa hàng nơi bọn trẻ xuất các mồi câu bằng cao su cho các du khách ở hồ nước kế bên. Dinh còn có ba xà lim biệt lập. Mỗi xà lim có chiều dài 9 bộ, ngang 6 bộ*. Ban quản trị cột một vỉ lò bằng thép và một bóng đèn điện trên trần mỗi xà lim. Cửa phòng sơn đen và được khóa chặt với những then cài hình chữ U bằng gỗ kích thước 2 nhân 4 inch. Dinh và các xà lim đều không được sưởi ấm. Bọn trẻ ngồi trên sàn bê tông đầy bùn đất. Chúng năn nỉ được thả ra, đấm đạp mạnh vào các bức tường xám xịt, để lại trên tường những vết chân tay dơ bẩn, đỏ quạch màu đất sét của Alabama.
Thời gian mà David Dolihite và Eddie Weidinger bị nhốt tại xà lim dinh 112 không rõ là bao lâu – các hồ sơ và lời khai chỉ cho biết là hơn một tuần. Tuy nhiên thời gian ấy cũng đã đủ khiến cho hai cậu trai mất hy vọng vào tương lai nên đã chọn cái chết. Hôm trước khi cô chuyên gia và tôi đến lần đầu, ban điều hành đã ra lệnh các xà lim phải được che kín – giấu sau các tấm ván ép được cưa cắt một cách vội vã. Tuy nhiên bọn trẻ cũng ngầm báo cho chúng tôi biết về một nơi khác, một tầng hầm tại phòng ngủ tập thể, nơi bọn chúng đã từng bị nhốt. Chúng gọi tầng hầm là Trại Cải tạo, gọi tắt là TCT. Trong khi
Bác sĩ Melvin Carlton, giám đốc các công trình cải tạo thanh thiếu niên của Eufaula đã có bằng cấp bệnh học tâm thần từ lúc còn ở trong quân đội. Ông tin tưởng mạnh mẽ vào kỷ luật và quyền lực. Ông tỏ rõ thái độ bảo thủ, thường ra vẻ hơn người, dù rằng sự khiếu kiện tại Alabama đã xảy ra từ lâu trước khi ông về nhậm chức tại Eufaula hoặc trước khi tôi chấm dứt việc khảo sát lần đầu tiên; ông ta khó chịu về việc đó, về tôi và bà chuyên gia cùng đi với tôi.
Những tuần lễ trước, tòa án của Liên bang đã phán quyết rằng,
“Chào buổi sáng, tôi quá bận việc. Xin lỗi đã để quý vị chờ đợi.”
“Tôi không bỏ qua ngày nghỉ cuối tuần,” bà chuyên gia nhắc tôi, trong khi
Phi trường gần nhất là tại Colombus, mất hai giờ đi xe về hướng Bắc, vừa vượt qua đường
“Bà đừng lo,” tôi nói nhỏ, trước khi đưa mắt nhìn bầu trời tối dần, “Chúng ta sẽ xong việc đúng giờ.”
Các phòng tập thể của Trung tâm trước kia dành cho những người phục vụ. Nhưng từ khi chuyển đổi căn cứ ra-đa Không quân thành Trung tâm Thanh thiếu niên, bọn trẻ – những sinh mệnh mà Tiểu bang cho rằng cần có sự điều trị tích cực bệnh tâm thần – giờ đây đi lang thang trên những dãy hành lang dài, ở chung trong các phòng, và tắm trong các phòng tắm không có màn che. Một phòng tập thể dành cho trẻ gái, một cái khác dành cho trẻ trai – mặc dù các khu vực ngủ nghê, tắm rửa và khu vực cầu thang cách xa nhau – ban điều hành tại chỗ cũng gặp ít nhiều khó khăn.
Mất quá nhiều thời gian vào buổi sáng, bà chuyên gia quyết định làm việc suốt buổi trưa, nhưng các cuộc phỏng vấn vào buổi xế trưa kéo dài lâu hơn là chúng tôi nghĩ, như thế chúng tôi không thể đi hết các nơi. Vì thời gian cần thiết để ra sân bay mất hai tiếng, và thời tiết mỗi lúc một xấu hơn, bà bảo tôi xuống tầng hầm cùng với Carlton, còn bà làm cho xong việc với bọn trẻ. Bà bảo tôi làm nhanh nhanh và gặp lại bà trước cổng cửa Trung tâm, bà lại nhắc tôi không được trễ.
Đi riêng với tôi,
Đến đầu khu vực cầu thang,
“Bác sĩ
Ông ta nhăn nhó, nhưng đôi mắt vẫn nhìn vào cánh cửa. “Ông có để cho tôi ngồi xuống để nhớ xem cái chìa nào, được không? Nếu không như thế, tôi đành phải trở lại văn phòng để nhớ xem chìa nào.”
“Được thôi, thời gian là của ông mà. Ông biết đấy, chúng tôi còn phải về nhà.” Dĩ nhiên không có gì tốt hơn sự thật. Đột nhiên, tôi tiếc đã nói ra lời nói chua cay trong không gian nóng bức này. Sự chân thật ngu ngốc dành cho những luật gia ngu ngốc. Tôi nhớ đến một giáo sư trường Luật đã dạy tôi. Một luật sư giỏi không bao giờ hỏi điều mà ông ta không muốn.
Đúng như tôi nghĩ,
Tôi bối rối. Mắt tôi nhìn xuống cái rãnh bằng bê tông ở dưới chân. Được lắm. Bác sĩ Frankenstein. Trước cái giọng nói làm cho tôi bối rối như một đứa trẻ, tôi thầm bảo. Ông đã thắng. Giờ hãy lấy chìa và mở cửa.
Dường như nghe lời nói thầm của tôi,
“Cám ơn, bác sĩ. Bác sĩ thử xem sao.”
“Thế sao, tôi rất hân hạnh,
Liếc qua vai ông ta, tôi thấy cổ tay ông vặn nhẹ và e ngại ấn về phía trước. “Tôi có thể tự lo liệu tại đây, cảm ơn bác sĩ.”
Ông ta dùng cánh tay đẩy mạnh cánh cửa, làm bật tung thanh gài. “Tôi biết ông có thể ‘tự lo liệu’ tại đây,
Chen người giữa ông và khung cửa, tôi bước vào trong. Con đường hầm vắng lặng, từ mặt đất bốc lên mùi ẩm mốc. Tôi thu mình lại, cảm thấy lạnh sau khi chịu đựng cái nóng ở bên ngoài. “Máy điều hòa làm cho nơi đây lạnh phải không?”
Tôi bước tới trước, đến một hốc tường không cửa sổ, đoạn dừng lại trước một dãy các cánh cửa rộng, màu tối.
Đi chừng vài thước, tôi ngoái lại và đặt một câu hỏi như một luật gia. “Bác sĩ
Một thoáng tự tin, tôi ngắt lời ông ta. “Ông Henson không phải là luật sư của ông trong vấn đề này. Ông Henson là luật sư của Tiểu bang
Nhưng những lời nói của tôi dường như vô nghĩa. Đứng chắn cái hành lang chỉ có một lối thoát, ông ta im lặng mỉm cười, nụ cười của kẻ chiến thắng.