Nourishing soul, Broadening mind

Góp Ý

Trò chuyện cùng P.B.Kerr - tác giả của cuốn HẬU DUỆ THẦN ĐÈN
Update Date: 06/04/2008

 
Hậu duệ thần đèn dành cho thiếu nhi và cả những độc giả trưởng thành yêu thích truyện phiêu lưu viễn tưởng. Truyện kể về hai anh em sinh đôi John và Philippa. Chúng nghĩ rằng, chúng là những đứa trẻ bình thường, nhưng từ khi bà giúp việc của gia đình trúng số độc đắc, chúng phát hiện ra một sự thật đáng kinh ngạc: chúng là djinh -  hậu duệ thần đèn, và chính năng lực kỳ diệu của chúng đã giúp bà  giúp việc trúng số.

Được đánh giá là  một tác phẩm hành động cực kỳ hấp dẫn và vui nhộn

Sách được Nhà xuất bản Trẻ phát hành trong dịp Tuần lễ sách hè 2008 (14/06/2008)
Trong khi chờ đợi, mời bạn đọc cùng theo dõi cuộc trò chuyện cùng tác giả P.B.Kerr

Chú lấy ý tưởng cho “Hậu duệ của thần đèn” từ đâu?

 À, con trai tôi chẳng thích đọc sách lắm, nên lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là, nếu mình viết một cuốn sách để đặc biệt tặng cho nó, chắc chắn anh chàng sẽ chịu ngồi xuống, cầm sách lên và đọc…

 

Tại sao chú lại chọn đề tài về djinn?

Djinn là mảng đề tài mà tôi ít kinh nghiệm nhất, và cũng ít được nhắc đến trong văn chương nữa. Cho nên tôi nghĩ, nếu ít người viết về nó, thì sao mình không thử viết nhỉ, sẽ là một đề tài hấp dẫn đấy chứ.

  

Chú xây dựng các nhân vật như thế nào? Có lấy cảm hứng từ một nguyên mẫu nào ở ngoài đời thật không?

Nhân vật Nimrod có phần giống tôi, hơi khoa trương, tốt bụng, và nắm bắt thông tin nhanh nhạy. Với John và Philippa, tôi luôn cố để đưa vào những câu mà các con tôi sẽ nói nếu ở trong hoàn cảnh đó. Luôn có một phần của chúng trong John và Philippa. Ví dụ, John ghét cay ghét đắng các món rau hệt con trai tôi vậy. Các nhân vật còn lại như ông bà Gaunt cũng đều xây dựng từ những nhân vật thật. Nhưng tôi sẽ không nói là ai đâu nhé…

  
Khi chuẩn bị viết cuốn sách này, chú có nghiên cứu, tham khảo gì không?

Tôi đã đến rất nhiều nơi, ví dụ như Cairo. Và đã đến tất cả các địa điểm được đề cập trong sách, như bảo tàng Cairo, lăng mộ của Akhenaten… Thậm chí cũng đã được cưỡi thử lạc đà… Còn về các djinn, tôi có tham khảo cuốn “Nghìn lẻ một đêm”, tuy nhiên hầu hết đều do tôi tự nghĩ ra. Tôi đã rất vui khi viết cuốn sách này. Nó khiến tôi cảm thấy mình trở lại thành một đứa trẻ 12 tuổi… 

Là một nhà văn chuyên viết truyện trinh thám cho người lớn, điều gì đã khiến chú quyết định viết một tiểu thuyết giả tưởng cho trẻ em?

À, đối với tôi, chỉ cần câu chuyện ly kỳ là được. Dù sao thì truyện ly kỳ cũng chỉ là sách thiếu nhi dành cho người lớn thôi mà. Nhưng tôi chẳng nghĩ mình đã viết truyện giả tưởng đâu. Nó chỉ là một câu chuyện ly kỳ được pha thêm ‘gia vị’ phép màu biến hóa thần bí thôi. Có vẻ như mọi người đều muốn mọi câu chuyện phải được phân loại rõ ràng, nhưng một câu chuyện hay là một câu chuyện hay, và đôi lúc nó sẽ tồn tại giữa hai thể loại… Mà thật ra thì tất cả các tiểu thuyết đều là giả tưởng. Ngay khi bạn dựng nên một chi tiết trong truyện, nó đã là giả tưởng. Đó cũng là lý do tại sao tôi viết sách. Tôi thích ngồi xuống nghĩ về những chuyện khác nhau và tự tạo một thế giới hư cấu hoàn toàn.

 

Là một nhà văn truyện trinh thám, chú đã từng giải quyết những bí ẩn có thật nào chưa?

Chưa. Có lẽ chính tôi còn tạo ra một số bí ẩn khác ấy chứ...

 

Chú có làm được trò ma thuật nào không?

A, có chứ. Tôi có người bạn làm ảo thuật khá giỏi, và cậu ấy đã chỉ cho tôi cách thức… Thật sự là tôi hơi thất vọng khi biết nó đơn giản như thế nào. Tôi muốn làm một cái gì đó tinh vi hơn.

 

Chú thích nhất trò ma thuật nào?

Có một trò mà giờ tôi vẫn đang cố học. Trò lấy một tờ tiền 20 bảng và biến nó thành tờ 50 bảng ấy. Đó thật sự là một trò khá hay. Tôi thích nó nhất.
 

Câu hỏi cuối cùng, liệu chú có dám thuê tài xế chỉ có một tay không?

Có chứ. Tôi nghĩ sẽ rất oách nếu có tài xế một tay đấy chứ.
Nhà Xuất Bản Trẻ
Other News