AIDS là gì?
Đó là giai đoạn thứ hai lây nhiễm HIV. AIDS nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” một bệnh có thể bị lây nhiễm chứ không phải là tật bệnh mới sinh ra đã bị như chứng máu loãng.
“Suy giảm miễn dịch” nghĩa là vi rút gây bệnh AIDS hủy hoại hệ miễn dịch. HIV là một vi rút hay mầm bệnh nhỏ xíu phải sống bên trong một tế bào sống (Xem biểu đồ trang 341). Khi siêu vi xâm nhập cơ thể, nó chiếm lĩnh các tế bào là thành phần của hệ miễn dịch và biến các tế bào bị xâm nhập thành những xưởng sản xuất vi rút, nhân vô tính ra các bản sao với những số lượng rất lớn đến nỗi chúng tấn công và xâm chiếm các tế bào khác là những phần chủ chốt của hệ miễn dịch. Khi đó cơ thể sẽ mở ra cho tất cả bệnh tật, kể cả các bệnh hiếm thấy mà sức khỏe bình thường sẽ không bị ảnh hưởng. Thời gian qua đi, cơ thể càng lúc càng trở nên kém khả năng đề kháng với lây nhiễm và bệnh tật.
10. Khi bị bệnh AIDS ta có cảm giác thế nào?
Nhiều triệu chứng của AIDS giống như bệnh cúm: đổ mồ hôi về đêm, sốt, ho, hơi thở ngắn, vân vân... Có thể bị sưng hạch thời gian dài: trên cổ, dưới nách hay trong háng. Có thể bị tiêu chảy triền miên hay ăn mất ngon, cảm thấy mệt và suy kiệt, bị nổi ban dai dẳng và có những màng trắng hay những chỗ đau trong miệng. Nếu bị bệnh sarcoma (*), sẽ có những mảng trắng hay các vết thâm tím giống như u nần trên các bộ phận của cơ thể.
11. Có thật AIDS là một “đại dịch” không ? (hiểu theo nghĩa “đang bùng phát nhanh chóng”)
- Đúng vậy. Từ ca đầu tiên được phát hiện năm 1981, cho đến nay bệnh AIDS đã gia tăng hầu như không kiểm soát nổi. Ở nước Mỹ có hằng trăm người chết mỗi ngày vì AIDS; số người bị nhiễm HIVđược phát hiện ước tính nhiều hơn gấp 2 đến 3 lần số này; nhiều người khác vẫn chạy chữa lòng vòng mà không biết mình đang nhiễm bệnh.
Bệnh AIDS đang lan truyền ở hầu hết các nước trên thế giới. Một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Quốc tế về AIDS năm 1993 yêu cầu các chuyên gia về giới tính đưa vào nội dung giáo dục truyền thông đại chúng một thông điệp khá quan trọng : Cần phân biệt chuyện ngừa thai và phòng bệnh, vì đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Khảo sát trên 12 triệu học sinh ở độ tuổi Trung học ở Mỹ, có đến 54% đã có sinh hoạt tình dục; trong số này hơn phân nửa không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ cuối cùng. Những trường hợp đã có sử dụng thuốc ngừa thai thì đều không quan tâm đến bao cao su. Họ cho rằng không nhất thiết phải dùng nó khi đã có phương tiện phòng tránh thai khác, hoặc : “ Tại sao tôi phải dùng bao cao su để phòng một bệnh mà thậm chí 10 năm cũng chẳng mắc phải chứ? “.
Trong các hội nghị quốc tế hằng năm về AIDS, các nhà khoa học đều kêu gọi và nhấn mạnh rằng phòng ngừa là cách duy nhất để chặn đứng đại dịch AIDS đang lan truyền nhanh chóng và khó kiểm soát trên toàn thế giới, và phòng ngừa bệnh là trách nhiệm của cá nhân đối với bản thân mình, ngoại trừ trường hợp bị cưỡng hiếp như Nancy.
12. Người mắc bệnh AIDS có chết không?
Theo hiểu biết của các nhà chuyên môn, cho đến nay AIDS vẫn luôn là bệnh chết người. Hầu hết người mắc bệnh này sẽ chết trong vòng hai năm từ khi HIV tiến triển sang giai đoạn AIDS. Tuy nhiên tùy theo cơ địa mà người bị nhiễm có phản ứng khác biệt. Một số xét nghiệm dương tính với HIV nhưng nhiều năm vẫn tiếp tục không có triệu chứng. Một số người nhiễm HIV bị bệnh ngay lập tức và chết trong thời gian rất ngắn, một số khác lại cứ lui tới giữa khỏe và bệnh.
13. Còn truyền máu thì sao?
Ngày nay máu được sàng lọc rất kỹ, xét nghiệm rất nhiều lần để biết chắc là không nhiễm HIV. Nếu em là người hiến máu, ngân hàng máu sẽ sử dụng kim tiêm mới toanh với từng người hiến tặng. Không có cách nào nhiễm HIV ở đó cả.
4. Lần đầu tiên quan hệ tình dục có thể bị nhiễm AIDS không?
Hoàn toàn có thể, nếu bạn tình của em đã nhiễm và không áp dụng biện pháp phòng vệ, hoặc nếu biện pháp phòng vệ không hữu hiệu. Cũng có thể thụ thai do quan hệ tình dục chỉ mới một lần trong cùng hoàn cảnh đó. Hầu hết thanh niên mắc bệnh AIDS đã nhiễm HIV lúc còn là thiếu niên.
15. “Tình dục an toàn” có an toàn không?
Không an toàn 100%. Thậm chí dùng bao cao su có tẩm chất diệt tinh trùng cũng không an toàn 100% cho mọi lúc.
16. Thế nào là tình dục an toàn?
Hiển nhiên không quan hệ tình dục là tình dục an toàn tuyệt đối. Tình dục với một bạn tình chung thủy không bị nhiễm HIV cũng là an toàn. Nếu quan hệ tình dục với nhiều hơn một bạn tình, nếu bạn tình ấy bị nhiễm hoặc không biết rõ lai lịch của người đó thì phải dùng bao cao su trong tình dục: qua đường miệng, hậu môn hay âm đạo.
17. Bao cao su an toàn ra sao?
Ngành y xem bao cao su như vật cản đáng tin cậy để ngừa thai. Bao cao su có thể bị rách hoặc rò rỉ, nếu đã cũ hay phơi ra ở chỗ nóng. Hãy kiểm tra hạn sử dụng trên mỗi túi đựng. Luôn giữ bao cao su ở nhiệt độ phòng, đừng để trong ví hay ngăn kín đựng găng tay. Đừng mua bao không hàn kín và đừng dùng lại. Đừng bao giờ bôi mỡ bò (từ dầu hỏa) hay bất cứ chất bôi trơn nào có chứa dầu nhớt lên bao cao su, có thể làm rách bao.
18. Điều gì xảy ra sau khi mắc bệnh AIDS?
Hầu hết những người có phản ứng HIV dương tính hay bệnh AIDS đã bộc phát hoàn toàn vẫn dùng thuốc hằng ngày vì những lý do khác nhau.
Chẳng có thuốc nào chữa được bệnh AIDS cả, nhưng các bác sĩ thấy nếu em bắt đầu dùng thuốc càng sớm thì càng có nhiều cơ may để kéo dài cuộc sống. AZT là một trong những thứ thuốc thông dụng nhất. Đó là một thứ thuốc được nghiên cứu để trị ung thư nhưng không có tác dụng trong lĩnh vực đó; mà lại có thể làm chậm sự tái tạo của vi rút HIV trong cơ thể.
Tuy nhiên, AZT lại có một vài tác dụng phụ tiêu cực. Nó có thể hủy hoại tủy xương, dẫn đến chứng thiếu máu và còn làm cơ bắp đau nhức. Đôi khi các tác dụng phụ quá tệ khiến người ta chọn cách không dùng nó. DDI và DDC là những thuốc đôi khi được dùng thay AZT hoặc kết hợp với AZT, mặc dù chúng cũng có những tác dụng phụ nghiêm trọng. Petamidine, cũng như một số thuốc khác, được dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phế nang. Đáng tiếc là hiện nay chưa có thuốc điều trị AIDS hữu hiệu. Các nghiên cứu trình bày tại Hội nghị Quốc tế về AIDS đang đặt vấn đề về hiệu quả của AZT.
19. Còn bao lâu nữa mới có cách trị bệnh AIDS?
Các nhà khoa học hiện đang thử nghiệm hơn 40 thứ thuốc khác nhau. Một số ít thử nghiệm thậm chí còn vượt qua cả phương pháp thử trên các loài vật vẫn thường sử dụng với các thứ thuốc mới. Một vấn đề trong chữa trị AIDS là vi rút gây bệnh AIDS luôn luôn biến thái và tự thích nghi với những điều kiện mới, kể cả các thứ thuốc.
Một vắc xin chống AIDS, giống như vắc xin chống bệnh đậu mùa hay bệnh bại liệt của trẻ em (polio) đã được dùng thử. Vắc xin là dạng đã bị làm yếu đi hay bị chết của vi rút gây một bệnh riêng biệt. Khi một người được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ phát triển những kháng thể bảo vệ chống lại các vi rút bị suy yếu đó. Về sau nếu người đó tiếp xúc với vi rút riêng biệt đó, các kháng thể sẽ làm lá chắn chống lại bệnh tật.
20. Có thể nhiễm AIDS như thế nào?
Bệnh AIDS không lan truyền trong không khí. Vi rút gây AIDS sống trong máu, tinh dịch và chất nhờn âm đạo. Đó không phải là một vi rút dễ bị hủy hoại. Nó có thể sống đến 7 ngày ngoài cơ thể con người chỉ trong một tí máu dính trên các kim hay ống tiêm dưới da. Gần như luôn luôn một người nhiễm bệnh AIDS là do từ một người khác, do để máu hay các chất dịch cơ thể của người bị nhiễm tiếp xúc với máu của mình. Điều này có thể xảy ra nếu em quan hệ tình dục với một người bị nhiễm mà không dùng bao. Cũng có thể nhiễm AIDS nếu dùng kim tiêm dưới da chưa được khử trùng trước. Nguy cơ cao nếu dùng chung kim để tiêm chích, xâm da, tiêm chất steroid, điều trị bằng châm cứu hay xỏ lỗ tai do một người bất cẩn.
Quan hệ tình dục không được bảo vệ với người lạ, hoặc bất cứ ai em không biết rõ, hay với nhiều bạn tình đều cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần một trong số các bạn tình bị nhiễm bệnh, người đó rất có thể truyền bệnh cho em, và em có thể lây cho người khác mà không hay biết.
Cũng có nguy cơ cao nếu kết hợp tình dục với rượu hay ma túy, vì rượu và ma túy làm suy yếu các phản ứng có thể khiến bạn mất lý trí và quên hay nhất thời không quan tâm đến việc phòng vệ.
Nếu một người đàn ông đã nhiễm bệnh mà quan hệ tình dục không có phương tiện bảo vệ hoặc bảo vệ không hiệu quả với một người khác, anh ta có thể lây bệnh cho người đó. Cũng thông qua tình dục không an toàn hay bảo vệ không hiệu quả, một phụ nữ đã nhiễm bệnh cũng có thể lây sang người khác.
21. Các em bé mắc bệnh AIDS thì sao?
Nếu người mẹ bị nhiễm HIV và mang thai, thì tỉ lệ các em bé sinh ra đã có vi rút này là khoảng 30%. Ngày nay có hàng ngàn em bé ra đời đã có phản ứng dương tính với HIV và về sau sẽ phát triển thành AIDS. Chúng có thể bị nhiễm trước, trong và ngay sau khi sinh đẻ. Một người mẹ HIV dương tính và cho con bú có thể truyền bệnh qua sữa mẹ. Phụ nữ HIV dương tính không nên có thai và cho con bú.
22. Norplant sẽ không tốt cho phụ nữ nhiễm HIV sao? Chính xác chúng tác dụng thế nào?
Có tác dụng tốt. Norplant gồm những sợi rất nhỏ cấy vào bắp tay phụ nữ, có thể ngừa thai đến 5 năm. Norplant là một quy trình mà một y tá có thể thực hiện trong vài phút. Nó có thể ngừa thai nhưng không có cách nào bảo vệ phụ nữ khỏi nhiễm hay lây bệnh AIDS.
23. Người nhiễm HIV có thể làm gì khi bị đứt tay chảy máu?
Lời khuyên với người nhiễm HIV là phải có trách nhiệm đối với máu của mình. Hãy luôn để một miếng vải mỏng, khăn giấy, vân vân... trong một túi nhựa dẻo hàn kín đặt trong một túi nhựa khác. Những người làm việc liên quan tới máu bệnh nhân luôn mang găng tay, và đôi khi đeo khẩu trang, mặc áo dài, đội mũ vải trùm đầu và đeo kính úp kín vào mắt đề phòng có máu văng ra.
Pháp luật đòi hỏi các trường học và các nơi công cộng có sự bố trí thích hợp cho các chất thải có khả năng nhiễm bệnh: AIDS, viêm gan B, vân vân...
24. Người bị nhiễm HIV làm gì với băng gạc đã dùng rồi?
Dội trôi ở nơi nào có thể được. Nếu không thể, hãy bỏ vào một túi nhựa dẻo, rồi bỏ nó vào một túi nhựa dẻo khác.
25. Người nhiễm HIV làm gì khi có mụn nhọt hở da?
Hãy giữ an toàn, có trách nhiệm với bản thân. Rửa tay bằng xà phòng và nước, có lẽ nên dán băng cá nhân lên mụn nhọt.
26. Người nhiễm HIV hôn khi nướu bị chảy máu thì sao?
Lại phải có trách nhiệm cá nhân, hãy nghĩ đến người khác. Sự nghi ngờ rất có lợi. Nếu ngờ vực thì đừng làm. Cẩn thận đừng dùng bàn chải đánh răng của bất cứ ai.
27. Băng vệ sinh đã dùng khi bị viêm loét trực tràng thì sao?
Thật quá buồn khi thấy một cậu trai phải lót băng lúc bị viêm loét trực tràng, nhưng người nhiễm HIV cần phải làm thế. Hãy cẩn thận bỏ nó vào một túi hai lớp bằng nhựa dẻo trước khi cho vào thùng rác.
28. Nước tiểu, như khi em làm ướt quần trong rạp chiếu bóng, thì sao?
Rất hiếm khi có vấn đề trong tình huống như thế. Nếu tiểu ra giường hãy dùng chất khử trùng đậm đặc để giặt rửa giường. Nếu trong nước tiểu có máu, hãy xử lý nước tiểu như thể đó là máu vậy.
29. Loài vật có thể nhiễm AIDS từ người không? Con người có thể nhiễm AIDS từ loài vật không?
Không, bạn không thể lây bệnh AIDS cho các con thú cưng khi ngủ chung và âu yếm chúng. AIDS cũng không thể lây truyền do loài vật hay côn trùng cắn chích.
30. Em có thể lây bệnh AIDS cho ai đó ra sao?
Bạn không thể lây bệnh này do bất cứ tiếp xúc thông thường nào: bắt tay, cầm tay, ôm ấp, ho, hắt hơi, qua các vật dụng để ăn, bàn cầu, tay nắm cửa, vân vân...
Các nghiên cứu chưa từng chứng tỏ vi rút HIV có thể lây truyền do bất cứ kiểu hôn nào, nhưng người ta đã tìm thấy một số lượng rất nhỏ vi rút trong nước bọt của người nhiễm bệnh, vậy có lẽ bạn cần phải cẩn thận nhất là khi có chỗ đau trong miệng hay nướu bị chảy máu.
31. Người thân sẽ chùi rửa phòng thế nào khi em...?