Lúc tôi còn nhỏ, Jenny-May Butler, con bé sống ở bên kia đường nhà tôi bị mất tích.
Cục Cảnh sát Gardai đã mở một cuộc điều tra tìm kiếm con bé trong suốt một thời gian dài. Hàng tháng liền, câu chuyện về nó được chiếu trên vô tuyến mỗi đêm, được đăng trên trang nhất báo mỗi sáng và được bàn ra tán vào trong mỗi cuộc trò chuyện ở khắp mọi nơi. Cả nước đều lao vào giúp đỡ và đó là cuộc tìm kiếm lớn nhất cho một người bị mất tích mà tôi, ở cái tuổi lên mười, từng chứng kiến và nó dường như có tác động đến tất cả mọi người.
Jenny-May Butler là một con bé xinh đẹp tóc vàng mắt xanh với nụ cười rạng rỡ trên vô tuyến trong phòng khách của mỗi nhà. Hình ảnh ấy khiến cho nhiều người phải rơi nước mắt và khiến các bậc cha mẹ ôm con mình chặt hơn một chút trước khi đưa chúng đi ngủ. Con bé đã ở trong lời cầu nguyện và đi vào giấc mơ của tất cả mọi người. Lúc đó nó cũng mười tuổi và học cùng lớp với tôi ở trường. Tôi đã từng nhìm chằm chặp vào bức hình xinh đẹp của Jenny trên nhật báo mỗi ngày và nghe tất cả các tin tức về con bé như thể nó là thiên thần của tôi vậy. Từ cách họ miêu tả con bé, bạn sẽ không bao giờ có thể nghĩ rằng nó đã ném đá vào Fiona Brady khi cô giáo không để ý, hay chuyện nó gọi tôi là “con bò lông xoắn” trước mặt Stephen Spencer để cho anh chàng để ý đến nó chứ không phải đến tôi. Trong suốt vài tháng đó, con bé đã trở thành một hình tượng hoàn hảo và tôi cũng nghĩ là chẳng nên phá hủy điều đó. Sau đó một thời gian, tôi cũng quên béng hết cả những điều xấu mà nó đã làm và con bé không còn là Jenny-May nữa mà trở thành Jenny-May Butler, cô bé ngọt ngào bị mất tích từ một gia đình tốt bụng vẫn khóc lóc trên bản tin lúc 9 giờ hàng đêm.
Con bé chẳng bao giờ được tìm thấy - dù là thi thể hay bất cứ một dấu tích nào, cứ như thể nó đã tan vào không khí vậy. Không một yếu tố nghi ngờ được nhìn thấy và cũng chẳng có camera an ninh nào ghi được những hành động cuối cùng của con bé. Không nhân chứng, không người khả nghi và Cục Gardai đã tra hỏi tất cả những người mà họ có thể. Đường phố trở nên đáng ngờ hơn. Mọi người vẫn chào hỏi nhau thân mật qua cửa kính xe ô tô mỗi sáng nhưng lúc nào cũng tự hỏi rồi đoán mò và hình dung ra những ý nghĩ méo mó về hàng xóm của mình. Vừa rửa xe, sơn hàng rào, nhổ cây dại từ những bồn hoa hay cắt cỏ mỗi sáng chủ nhật họ vừa len lén nhìn trộm sang các nhà hàng xóm. Điều này khiến mọi người trở nên xấu hổ rồi sốc với chính bản thân họ và bực bội vì sự việc đã làm đen tối cả đầu óc mình.
Những chỉ điểm nặc danh không cho Cục Cảnh sát một chút manh mối nào, và Cục thì không có gì để tiếp tục điều tra ngoài một bức hình đẹp đẽ của con bé.
Tôi đã luôn tự hỏi Jenny-May đã đi đâu, đã biến mất đến chỗ nào và làm thế nào mà một người có thể tan vào không khí chẳng để lại một dấu vết cũng như không một ai biết một điều gì về nó cả.
Vào buổi tối, tôi thường nhìn chăm chăm qua cửa sổ phòng ngủ của mình về phía nhà con bé. Cái đèn ở bậc thềm lúc nào cũng sáng, soi rõ lối đến nhà của Jenny-May. Bà Butler thì chẳng bao giờ có thể ngủ được nữa và tôi có thể nhìn thấy bà lúc nào cũng ngồi thẳng đứng trên rìa của cái ghế bành như thể bà ở điểm chờ xử bắn. Bà ngồi trong phòng khách, nhìn ra ngoài cửa sổ và chờ ai đó mang một tin tức mới đến. Thi thoảng tôi vẫy tay chào bà và bà buồn bã vẫy lại. Nhưng hầu hết mọi lần bà chẳng nhìn thấy gì qua đôi mắt đẫm nước.
Cũng
như bà
Điều khiến tôi bực mình là rất thường xuyên những đồ vật bị mất của tôi không thể tìm thấy và trong những lần hiếm hoi tìm được thì tôi vẫn bực mình vì chẳng hạn với những chiếc tất, tôi chỉ có thể tìm được một chiếc trong một đôi. Và tôi sẽ tưởng tượng ra rằng Jenny-May Butler ở đâu đó, ném đá, cười phá lên và đi những đôi tất yêu thích của tôi.
Tôi
chưa bao giờ muốn một cái gì mới, từ tuổi lên mười tôi đã bị thuyết phục rằng bạn
không thể thay thế được những gì đã mất. Tôi nhất quyết rằng mọi vật cần phải
được tìm ra. Tôi nghĩ rằng tôi đã suy nghĩ về những đôi tất lẻ cũng nhiều như
bà
Có lẽ đó là lý do vì sao điều này xảy ra với tôi. Có lẽ vì tôi đã có quá nhiều năm đảo lộn cuộc sống của mình để tìm kiếm mọi thứ, tôi đã quên tìm kiếm chính bản thân mình. Ở đâu đó trên chặng đường tôi đã quên mất tôi là ai và tôi đang ở đâu.
Hai mươi bốn năm sau khi Jenny-May Butler biến mất. Tôi cũng bị mất tích.
Đây là câu chuyện của tôi.
Trích đoạn trong quyển sách sắp phát hành: CÓ MỘT NƠI GỌI LÀ CHỐN NÀY
- Tác giả: Cecelia Ahern - Nhóm dịch: Dung Dương, Tâm Lê, Thành Đào, Hải Lý
(Còn tiếp)