Cùng với Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ, Lược sử thời gian được xem là cuốn sách nổi tiếng và phổ biến nhất về vũ trụ học của Stephen Hawking, liên tục được nằm trong danh mục sách bán chạy nhất của các tạp chí nổi tiếng thế giới.
Lược sử thời gian là cuốn sử thi về sự ra đời, sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Tác giả đưa vào tác phẩm của mình toàn bộ tiến bộ tiến trình khám phá của trí tuệ loài người trên nhiều lĩnh vực: Triết học, Vật lý, Thiên văn học…
Mời bạn đọc trích Chương 1:
Bức tranh của chúng ta về vũ trụ |
Một nhà khoa học nổi tiếng (hình như là Bertrand Russell) một lần đọc trước công chúng một bài giảng về Thiên văn học. Ông đã mô tả Trái đất quay quanh Mặt trời như thế nào và đến lượt mình, Mặt trời lại quay quanh tâm của một quần thể khổng lồ các vì sao – mà người ta gọi là thiên hà – ra sao. Khi bài giảng kết thúc, một bà già nhỏ bé ngồi ở cuối phòng đứng dậy và nói: “Anh nói với chúng tôi chuyện nhảm nhí gì vậy? Thế giới thực tế chỉ là một cái đĩa phẳng tựa trên lưng một con rùa khổng lồ mà thôi”. Nhà khoa học mỉm một nụ cười hạ cố trước khi trả lời, “Thế vậy con rùa ấy tựa lên cái gì?”, “Anh thông minh lắm, anh bạn trẻ ạ, anh rất thông minh”, bà già đó nói, “nhưng những con rùa cứ xếp chồng lên nhau mãi xuống dưới, chứ còn sao nữa”.
Chắc có nhiều người cho rằng bức tranh về vũ trụ của chúng ta như một cái thang vô tận gồm những con rùa chồng lên nhau là chuyện khá nực cười, nhưng tại sao chúng ta lại nghĩ rằng chúng ta hiểu biết hơn bà già nhỏ bé kia? Chúng ta đã biết gì về vũ trụ và bằng cách nào chúng ta biết về nó? Vũ trụ tới từ đâu và nó sẽ đi về đâu? Vũ trụ có điểm bắt đầu không và nếu có thì điều gì đã xảy ra trước đó? Bản chất của thời gian là gì? Nó có điểm tận cùng không? Những đột phá mới đây trong vật lý học – một phần nhờ những công nghệ mới tuyệt xảo – đã đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi đã tồn tại dai dẳng từ xa xưa vừa nêu ở trên. Một ngày nào đó, rất có thể câu trả lời này sẽ trở nên hiển nhiên đối với chúng ta như chuyện Trái đất quanh xung quanh Mặt trời hoặc cũng có thể trở nên nực cười như chuyện tháp những con rùa. Chỉ có thời gian (dù cho có thế nào đi nữa) mới có thể phán quyết.
Từ rất xa xưa, khoảng năm 340 trước công nguyên, nhà triết học Hy Lạp Aristotle, trong cuốn sách của ông nhan đề Về bầu trời, đã đưa ra hai luận chứng sáng giá chứng minh rằng Trái đất có hình cầu chứ không phải là cái đĩa phẳng. Thứ nhất, ông thấy rằng hiện tượng nguyệt thực là do Trái đất xen vào giữa Mặt trời và Mặt trăng. Mà bóng của Trái đất lên Mặt trăng luôn luôn là tròn, điều này chỉ đúng nếu Trái đất có dạng cầu. Nếu Trái đất là một cái đĩa phẳng thì bóng của nó phải dẹt như hình elip, nếu trong thời gian có nguyệt thực Mặt trời không luôn luôn ở ngay dưới tâm của cái đĩa đó. Thứ hai, từ những chuyến du hành của mình, người Hy Lạp biết rằng sao Bắc đẩu nhìn ở phương Nam dường như thấp hơn khi nhìn ở những vùng phương Bắc! (Bởi vì sao Bắc đẩu nằm ngay sát ở Bắc cực, trong khi đó đối với người quan sát ở xích đạo, nó dường như nằm ngay trên đường chân trời).
Từ sự sai khác về vị trí biểu kiến của sao Bắc đẩu ở Ai Cập so với ở Hy Lạp, Aristotle thậm chí còn đưa ra một đánh giá về chiều dài con đường vòng quanh Trái đất là 400.000 stadia. Hiện nay ta không biết chính xác một stadia dài bao nhiêu, nhưng rất có thể nó bằng khoảng 200 thước Anh (1 thước Anh bằng 0,914m - ND). Như vậy ước lượng của Aristotle lớn gần gấp hai lần con số được chấp nhận hiện nay. Những người Hy Lạp thậm chí còn đưa ra một luận chứng thứ ba chứng tỏ rằng Trái đất tròn bởi vì nếu không thì tại sao khi nhìn ra biển, cái đầu tiên mà người ta nhìn thấy là cột buồm và chỉ sau đó mới nhìn thấy thân con tàu?
Aristotle nghĩ rằng Trái đất đứng yên còn Mặt trời, Mặt trăng, các hành tinh và những ngôi sao chuyển động xung quanh nó theo những quỹ đạo tròn. Ông tin vào điều đó bởi vì ông cảm thấy – do những nguyên nhân bí ẩn nào đó – rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ, rằng chuyển động tròn là chuyển động hoàn thiện nhất. Ýtưởng này đã được Ptolemy phát triển thành một mô hình vũ trụ hoàn chỉnh vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Theo mô hình này thì Trái đất đứng ở tâm và bao quanh nó là tám mặt cầu tương ứng mang Mặt trăng, Mặt trời, các ngôi sao và năm hành tinh đã biết vào thời gian đó: Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh (Hình 1.1). Chính các hành tinh lại phải chuyển động trên những vòng tròn nhỏ hơn gắn với các mặt cầu tương ứng của chúng để phù hợp với đường đi quan sát được tương đối phức tạp của chúng trên bầu trời. Mặt cầu ngoài cùng mang các thiên thể được gọi là các ngôi sao cố định, chúng luôn luôn ở những vị trí cố định đối với nhau, nhưng lại cùng nhau quay ngang qua bầu trời. Bên ngoài mặt cầu cuối cùng đó là cái gì thì mô hình đó không bao giờ nói một cách rõ ràng, nhưng chắc chắn nó cho rằng đó là phần của vũ trụ mà con người không thể quan sát được.
Mô hình của Ptolemy đã tạo ra được một hệ thống tương đối chính xác để tiên đoán vị trí của các thiên thể trên bầu trời. Nhưng để tiên đoán những vị trí đó một cách hoàn toàn chính xác, Ptolemy đã phải đưa ra giả thuyết rằng Mặt trăng chuyển động theo một quĩ đạo đôi khi đưa nó tới gần Trái đất tới hai lần nhỏ hơn so với ở những thời điểm khác. Ptolemy đành phải chấp nhận điểm yếu đó, nhưng dầu sao về đại thể, chứ không phải toàn thể, là có thể chấp nhận được. Mô hình này đã được nhà thờ Thiên chúa giáo chuẩn y như một bức tranh về vũ trụ phù hợp với kinh thánh, bởi vì nó có một ưu điểm rất lớn là để dành khá nhiều chỗ ở ngoài mặt cầu cuối cùng của các ngôi sao cố định cho thiên đường và địa ngục.
Tuy nhiên, một mô hình đơn giản hơn đã được một mục sư người Ba Lan, tên là Nicholas Copernicus đề xuất vào năm 1554. (Thoạt đầu, có lẽ vì sợ nhà thờ qui là dị giáo, Copernicus đã cho lưu hành mô hình của mình như một tác phẩm khuyết danh). Ý tưởng của ông là Mặt trời đứng yên, còn Trái đất và các hành tinh chuyển động theo những quỹ đạo tròn xung quanh Mặt trời. Phải mất gần một thế kỷ trôi qua, ý tưởng này mới được chấp nhận một cách thực sự. Hai nhà thiên văn – một người Đức tên là Johannes Kepler và một người Italia tên là Galileo Galilei – đã bắt đầu công khai ủng hộ học thuyết Copernicus, tuy những quỹ đạo mà nó tiên đoán chưa ăn khớp hoàn toàn với những quỹ đạo quan sát được. Và vào năm 1609 một đòn chí mạng đã giáng xuống học thuyết Aristotle - Ptolemy. Vào năm đó, Galileo bắt đầu quan sát bầu trời bằng chiếc kính thiên văn ông vừa phát minh ra. Khi quan sát Mộc tinh, Galileo thấy kèm theo nó còn có một số vệ tinh hay nói cách khác là những mặt trăng quay xung quanh nó. Điều này ngụ ý rằng không phải mọi thiên thể đều nhất thiết phải trực tiếp quay xung quanh Trái đất, như Aristotle và Ptolemy đã nghĩ. (Tất nhiên vẫn có thể tin rằng Trái đất đứng yên ở trung tâm của vũ trụ và các mặt trăng của Mộc tinh chuyển động theo những quỹ đạo cực kỳ phức tạp khiến ta có cảm tưởng như nó quay quanh Mộc tinh. Tuy nhiên, học thuyết của Copernicus đơn giản hơn nhiều). Cùng thời gian đó, Kepler đã cải tiến học thuyết Copernicus bằng cách đưa ra giả thuyết rằng các hành tinh không chuyển động theo đường tròn mà theo đường elip. Và những tiên đoán ấy bây giờ hoàn toàn ăn khớp với quan sát.
Đối với Kepler, các quỹ đạo elip đơn giản chỉ là một giả thuyết tiện lợi và chính thế nó càng khó chấp nhận bởi vì các elip rõ ràng là kém hoàn thiện hơn các vòng tròn. Khi phát hiện thấy gần như một cách ngẫu nhiên rằng các quỹ đạo elip rất ăn khớp với quan sát, Kepler không sao dung hòa được nó với ý tưởng của ông cho rằng các hành tinh quay quanh Mặt trời là do các lực từ. Điều này phải mãi tới sau này, vào năm 1687, mới giải thích được, khi Isaac Newton công bố tác phẩm Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên) của ông. Có lẽ đây là công trình vật lý quan trọng bậc nhất đã được xuất bản từ trước đến nay. Trong công trình này,
Mô hình Copernicus đã vứt bỏ những thiên cầu của Ptolemy và cùng với chúng vứt bỏ luôn cả ý tưởng cho rằng vũ trụ có một biên giới tự nhiên. Vì “những ngôi sao cố định” dường như không thay đổi vị trí của chúng trừ sự quay xung quanh bầu trời do Trái đất quay xung quanh trục của nó, nên sẽ là hoàn toàn tự nhiên nếu giả thiết rằng các ngôi sao cố định là những thiên thể giống như Mặt trời của chúng ta, nhưng ở xa hơn rất nhiều. Căn cứ vào lý thuyết hấp dẫn của mình
Đây là sự phản ánh lý thú về bầu không khí tư tưởng chung của giai đoạn trước thế kỷ hai mươi, trong đó không có một ai nghĩ rằng vũ trụ đang giãn nở hoặc đang co lại. Mọi người đều thừa nhận rằng hoặc vũ trụ tồn tại vĩnh cửu trong trạng thái không thay đổi hoặc nó được tạo ra ở một thời điểm hữu hạn trong quá khứ đã gần giống như chúng ta quan sát thấy hiện nay. Điều này có thể một phần là do thiên hướng của con người muốn tin vào những sự thật vĩnh cửu cũng như sự tiện lợi mà họ tìm thấy trong ý nghĩ rằng vũ trụ là vĩnh cửu và không thay đổi, mặc dù ngay bản thân họ cũng có thể già đi và chết.
Thậm chí ngay cả những người thấy rằng lý thuyết hấp dẫn của
Một phản bác nữa đối với mô hình vũ trụ tĩnh vô hạn thường được gán cho nhà triết học người Đức Henrich Olbers, người viết về lý thuyết này vào năm 1823. Thực tế thì rất nhiều người đương thời của
Sự bắt đầu của vũ trụ, tất nhiên, đã được người ta thảo luận từ trước đó rất lâu. Theo một số lý thuyết về vũ trụ có từ xa xưa và theo truyền thống của người Do Thái/Thiên Chúa giáo/Hồi giáo thì vũ trụ bắt đầu có từ một thời điểm hữu hạn, nhưng chưa thật quá xa trong quá khứ. Một lý lẽ chứng tỏ có sự bắt đầu đó là cảm giác cần phải có cái “Nguyên nhân đầu tiên” để giải thích sự tồn tại của vũ trụ (Trong vũ trụ, bạn luôn luôn giải thích một sự kiện như là được gây ra bởi một sự kiện khác xảy ra trước đó, nhưng sự tồn tại của chính bản thân vũ trụ cũng có thể được giải thích bằng cách đó chỉ nếu nó có sự bắt đầu). Một lý lẽ nữa do St.Augustine đưa ra trong cuốn sách của ông nhan đề Thành phố của Chúa. Ông chỉ ra rằng nền văn minh còn đang tiến bộ và chúng ta vẫn còn nhớ được ai là người đã thực hiện kỳ công này hoặc ai đã phát triển kỹ thuật kia. Như vậy con người và cũng có lẽ cả vũ trụ nữa đều chưa thể trải nghiệm được quá lâu dài. Và ông đã thừa nhận ngày ra đời của vũ trụ vào khoảng 5000 năm trước Công nguyên, phù hợp với sách Sáng thế ký (quyển đầu của Kinh Cực ước - ND). (Điều lý thú là thời điểm đó không quá xa thời điểm kết thúc của thời kỳ băng giá cuối cùng, khoảng 10.000 năm trước Công nguyên, thời điểm mà các nhà khảo cổ nói với chúng ta rằng nền văn minh thực sự bắt đầu).