Tiếng Việt ta thiệt hay! “Mít đặc” là nói một anh dốt, dốt đặc; còn “mít ướt” là nói một chị khóc nhè, nhõng nhẽo, mít ướt. Cái hay ở chỗ người ta không nói chị mít đặc, anh mít ướt. Bởi theo truyền thống thì chỉ có anh mới... mít đặc, còn chị chỉ có thể mít ướt thôi! Làm như anh không biết mít ướt và chị không biết mít đặc bao giờ! Bởi theo quan niệm truyền thống thì đàn ông mà mít ướt thì khó coi. Trái lại, người ta nói vũ khí mạnh nhất của nữ giới chính là... nước mắt. Trong xã hội ta ngày xưa, nam nữ phân định rõ ràng lắm, chớ không lẫn lộn như bây giờ. Bây giờ thấy trai tưởng gái thấy gái tưởng trai! Hồi xưa trai ra trai, gái ra gái! “Trai anh hùng, gái thuyền quyên”. “Trai tài, gái sắc”. “
Ở một số nước, người ta thấy đàn ông đi mỹ viện sửa đủ thứ, bơm đủ thứ để làm đẹp. Đàn bà thì ngược lại, hùng dũng, ngang tàng..., tay kiếm tay cung, dọc ngang trời đất cứ y như trong võ hiệp... online!
Trở lại chuyện mít đặc! Ngày xưa, có những câu ca dao khuyến học rất hay, nhằm khuyên học trò ráng học, học cho thành tài để giúp nhà giúp nước, chẳng hạn:
Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi
Con người ta có khác gì
Học hành quý giá ngu si hư đời
Những anh mít đặc thôi thời
Ai còn mua chuộc đón mời làm chi!
Ngọc quý vậy đó mà chẳng mài, chẳng giũa thì cũng phí đi, hoài đi, không có mấy giá trị. Con người chúng ta cũng vậy, cũng phải giũa, phải mài thì mới nên người, mới có giá trị. Tục ngữ ta còn có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Bây giờ dĩ nhiên không ai ủng hộ chuyện roi vọt nữa rồi, nhưng nhiều khi những lời dạy dỗ “khó nghe” lại giúp mình nhiều hơn những lời tâng bốc, ngọt ngào, bùi tai. Nhiều bạn hồi nhỏ oán cha mẹ vì bị đánh mấy roi, sau lớn lên mới biết ơn mấy roi đó! Dĩ nhiên mấy roi đó là mấy roi... tình thương, không phải mấy roi thù ghét, oán hờn! Còn “Học hành quý giá?” Đúng vậy. Khi Bill Gates tới Việt
Hồi nhỏ tôi viết hai câu này treo trước mặt, rồi vừa học vừa tủm tỉm cười, rất hay:
Những anh mít đặc thôi thời
Ai còn mua chuộc đón mời làm chi!