- Trước đây do nhà ta quá khó khăn nên ta chỉ theo học thầy được một thời gian ngắn thôi… Nếu trò muốn học viết chữ thì ta còn giúp trò được… Còn những điều như trò vừa nói thì quả thực ta không thể giúp gì...
Thầy đồ đặt tay lên vai cậu học trò nhỏ:
- Ta quả thực không hiểu được những gì trò nói. Nhưng ta thấy những điều đó rất kỳ lạ. Trò cần được học với một thầy có thể giúp trò giải thích những điều ấy. Ta nghe dưới vùng Hạ Hồng, có một thầy đồ rất giỏi mới từ kinh thành về tên là Triệu Thắng đang nhận học trò theo học. Ông ta là bạn của Trạng Nguyên Trương Hanh. Ta nghĩ trò nên bảo cha đưa xuống đó theo học.
- Cứ coi như là những đám mây bay nhanh thì có sấm chớp đi. - Quốc Lặc tự nhủ - Thế nhưng cánh đồng rộng mênh mông thế này, sao sét không đánh xuống nơi khác mà lại đánh đúng vào người mẹ? Người làng có nói lại rằng hôm ấy trên cánh đồng còn có ba, bốn người nữa. Tại sao sét lại không đánh xuống họ?
Quốc Lặc nhìn ra xung quanh. Chỗ mẹ ngã xuống cũng không có gì khác với những chỗ khác trên cánh đồng. Cậu vừa đi vừa nghĩ miên man như vậy. Bỗng Quốc Lặc nhớ ra điều gì, cậu vội chạy như bay về làng.
Quốc Lặc đi hỏi mọi người xem những ai hôm đó ở trên đồng vào lúc sét đánh. Dân làng ngạc nhiên không hiểu cậu định hỏi gì nhưng cũng chỉ cho cậu. Quốc Lặc đến gặp từng người và hỏi họ hôm ấy họ làm gì trên cánh đồng, mang theo người vật gì. Khi người cuối cùng trả lời cậu, Quốc Lặc bỗng giật mình thật mạnh. Điều khác duy nhất giữa mẹ và những người này là khi đó mẹ còn có thêm một cái vợt cá trên vai.
Cậu chạy về nhà, lôi cái vợt ra. Cái miệng vợt đan bằng tre đã bị gẫy chỉ còn lại cái cán sắt.
- Giữa mẹ và họ chỉ khác nhau cái cán sắt này thôi. Nhưng cái cán sắt này thì có gì khác?
Quốc Lặc cầm nó lên nhìn nhưng không thấy gì lạ. Cậu chán nản ném mạnh nó vào góc bếp rồi quay ra. Bỗng Quốc Lặc thấy có một tia gì đó loé lên trong mắt cậu y hệt một tia chớp. Cậu quay lại. Cái cán sắt nằm vào giữa hai viên đá. Quốc Lặc run run cầm lấy viên đá lớn đập mạnh cái cán sắt. Một tia lửa loé lên.
- Tia chớp! - Quốc Lặc la lên.
Nhưng cậu thất vọng ngay vì không hiểu thanh sắt này có liên quan gì đến những đám mây trên trời cao.
Sáng hôm sau, khi người cha thức dậy thì đã thấy cậu bé đang lúi húi rút rơm và dùng các thanh tre để làm một con bù nhìn cao bằng người thật.
- Con làm gì đấy?
- Dạ... con… - Quốc Lặc chưa muốn cho cha biết ý định của mình ngay nên cậu nói - Con đang tập làm bù nhìn rơm.
Chiều hôm ấy, trước khi trời đổ mưa, dân làng thấy ở cánh đồng một con bù nhìn rơm được dựng ngay ở chỗ mẹ Quốc Lặc bị sét đánh. Bù nhìn rơm cũng đội một cái nón, hai tay giơ ra, và trên vai mang theo chiếc vợt cán sắt.
Chiều hôm ấy sấm chớp dữ dội. Gió thổi ào ạt. Người cha lo lắng không thấy cậu bé ở nhà. Lúc ấy, cậu đã chui vào một ngôi miếu nhỏ có thể từ đó nhìn thấy con bù nhìn rơm. Cậu nắm chặt tay, căng mắt nhìn con bù nhìn rơm đứng đó. Mưa bắt đầu rơi. Rồi một tia chớp lớn loé lên. Ngay cả mặt đất cũng phải bừng sáng. Quốc Lặc có cảm giác một luồng sét đánh xuống con bù nhìn rơm rất nhanh kèm theo một tiếng nổ cực lớn. Mắt lòa đi. Cậu bé vội dụi mắt. Khi mở ra, một điều kỳ lạ đã xảy đến. Con bù nhìn rơm đang bốc cháy rừng rực mặc cho mưa đang tuôn xuống.
- Con bù nhìn này làm toàn bằng rơm, nó chẳng có tội gì mà sao sét cũng đánh xuống đốt cháy nó thế kia?
Quốc Lặc vui mừng vì ý nghĩ ấy. Nhưng cậu chưa nói ngay cho cha biết. Tại sao sét lại đánh xuống con bù nhìn rơm nhỉ? Hay là chỗ mẹ ngã là chỗ sét hay đánh xuống nhất? Những chỗ khác sét có đánh xuống không?
Quốc Lặc làm con bù nhìn rơm khác và mang đặt nó ở cách xa chỗ cũ. Sét cũng đánh xuống đốt cháy luôn. Sau khi sét đánh xuống đốt cháy năm con bù nhìn rơm mà cậu để ở những nơi khác nhau trên cánh đồng, Quốc Lặc định nói cho cha biết. Nhưng cậu vẫn chần chừ vì biết đâu không phải vì cái vợt sắt thì sao? Cậu lại tiếp tục làm những con bù nhìn rơm khác và đặt trên cánh đồng. Nhưng lần này, cậu không cho nó vác vợt nữa. Mưa gió lại dữ dội. Nhưng không còn con bù nhìn nào bị sét đánh xuống nữa.
- Mẹ tôi không có tội gì cả...
Quốc Lặc vừa chạy vừa gào đến khản giọng. Người làng đổ ra nhìn cậu bé với con mắt thương hại. Người cha chạy theo cậu:
- Con ơi, về nhà thôi.
Quốc Lặc chạy đến trước đám đông rồi nói trong hơi thở đứt quãng:
- Mẹ tôi không có tội gì cả. Sét đánh xuống là vì mẹ tôi mang cái vợt sắt trên vai thôi.
- Chỉ vì cái vợt sắt trên vai thôi à?
- Đám đông cười ầm lên.
- Cái vợt sắt có tội gì mà thần sét lại đánh nó?
- Tôi có cách cho mọi người biết điều đó.
Quốc Lặc nói mãi, cuối cùng có mười người đồng ý theo cậu ra ngôi miếu hoang để xem xem ''sét chỉ đánh xuống cái cán sắt'' như lời cậu nói, có đúng không. Cha cũng đi theo cậu.
Quốc Lặc làm hai con bù nhìn rơm, một con không mang cán sắt đặt ngay ở chỗ mẹ ngã xuống, còn con kia thì đặt cách đấy một đoạn ngắn, trên vai mang cái cán sắt.
Trời vần vũ, đám người núp trong miếu bỗng tỏ ra lo lắng. Họ sợ sét đánh xuống cả chỗ miếu nên định quay về:
- Bây giờ sắp mưa rồi. Về không kịp đâu. - Người cha nói - Bác sẽ bị mắc mưa ở giữa đường đấy.
Người cha vừa nói xong thì gió lạnh đã ùa tới. Bầu trời vỡ ra bởi những tia chớp sáng chói và những tiếng nổ dữ dội.
- Mọi người chú ý nhìn hai con bù nhìn rơm nhé.
Cuối cùng thì điều cậu chờ đợi cũng đến. Một tia sét chói rực đánh xuống con bù nhìn rơm mang cán sắt. Nó bốc cháy rừng rực trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Người cha ôm lấy cậu con trai:
Trần Quốc Lặc đỗ Trạng Nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256) đời vua Trần Thái Tông. Mẹ ông bị sét đánh chết nên người lang cho rằng bà đã phạm một tội ác nào đó nên thiên lôi mới trừng phạt. Để minh oan cho mẹ, ngay từ nhỏ ông đã tìm hiểu tại sao có sét? Sét từ đâu đến và tại sao lại phóng xuống đất? Sau này, người ta đã học theo cách của ông để trách sét khi gặp mưa. Ông học giỏi, đề cao cái Tâm của con người “Phàm là người học Đạo, không nên lo trăng có sáng không, không nên lo đức của mình có mỏng không, không nên lo trí của mình có mạnh không… mà trước hết nên nghĩ làm sao để tâm mình phải sáng đã… Tâm đã sáng thì đức sẽ dầy, đức dầy thì trí mạnh, trí mạnh thì không chỉ nhìn thấy trăng sáng mà còn nhìn thấy vạn vật đều sáng theo cái tâm của mình''.
Ông làm quan đến chức Thượng Thư. Sau khi mất, ông được nhà vua phong là Phúc Thần, hiệu Mạnh Đạo Đại Vương. |