Nhằm làm rõ tác động của toàn cầu hóa đối với định chế nhà nước, Ủy ban Liên hiệp châu Âu đã đặt hàng tác giả Nguyễn Vân
Và cuối cùng, tất nhiên, là câu hỏi quan trọng nhất, như theo cách đặt vấn đề của tác giả: “Câu hỏi về tính chính danh của sự tồn tại của nhà nước: liệu trong môi trường toàn cầu hóa, nhà nước có còn hoàn thành được vai trò mà nó đã được công dân tin cậy giao phó, đã được hoàn cảnh lịch sử xác định và vì vậy tạo nên tính chính danh của mình hay không? Hay vai trò đó đã được hoàn thành rồi và nhà nước đã kết thúc sứ mạng của mình, và vì vậy đã trở thành quá khứ?”.
Điều thú vị là ngay từ trong Lời nói đầu của cuốn sách, tác giả đã không ngần ngại báo trước cho độc giả câu trả lời đầy khẳng định của mình: “Liệu nhà nước quốc gia còn có thể tồn tại mãi hay không? Câu trả lời của tác giả là: Không!”. Rồi sau đó, tác giả mới dẫn dắt người đọc đi qua năm phần của cuốn sách với những phân tích, lý giải khúc chiết và cặn kẽ.
Cũng cần nói thêm rằng đây không phải là cuốn sách chỉ luận bàn về những điều cao siêu, mà nó còn đi vào những vấn đề thiết thực, thậm chí là nóng bỏng tính thời sự. Ví dụ như về cuộc chạy đua đang diễn ra giữa các nước nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách đua nhau tăng cường các điều kiện ưu đãi hơn đồng thời giảm nhẹ các yêu cầu về môi trường, lao động, và phúc lợi xã hội - một cuộc đua đáng sợ mà nhiều người thích gọi bằng một cái tên thời thượng là “cuộc đua tới đáy” (race to the bottom).