Một đêm nọ, cha của Meggie, ông Mo, đọc to thành tiếng cuốn Tim Mực. Và thế là tên trùm nanh nọc đen ác tên là Capricom cựa quậy, sổng ra ngoài ranh giới của sự tưởng tượng và xuất hiện sừng sững trong phòng khách. Bằng cách nào đó Meggie và ba Mo phải học cách chế ngự phép thuật để giải thoát khỏi cơn ác mộng này. Bằng cách nào đó, họ phải thay đổi diễn biến của câu chuyện để thay đổi cuộc sống của họ mãi mãi… |
Có những cuốn sách mang trong mình một “ma lực” mạnh mẽ và “ghê gớm”.
Khi các nhân vật, cảnh vật trong sách …bỗng chốc trở thành những “thực thể sống”, có xương, có thịt, và cả hơi thở, nhịp tim nữa. Và rồi những “thực thể sống” ấy vươn vai đứng dậy, rồi bỗng chốc bước ra khỏi cái thế giới chứa trong hai tấm bìa ấy để chính thức gia nhập vào cuộc sống của chúng ta, hoặc cũng có khi để lôi chúng ta vào trong thế - giới – giữa - hai – tấm – bìa.
Chuyện tưởng chừng vô lý, hoang đường ấy hóa ra lại là sự thật - sự thật kỳ diệu. Những người đọc với cái “lưỡi thần” của riêng mình, sẽ nắm bắt được linh hồn của cuốn sách.
Đó là những gì mà Cornelia Funke (từng làm đắm say bao bạn đọc nhí Việt
Bộ sách không chỉ là câu chuyện sinh động, hấp dẫn về những người mê sách (như bà Elinor, ông Mo, cô bé Meggie), những người đốt sách (như Capricorn và tay chân của hắn), mà đó còn là câu chuyện về những nhà văn, những người viết sách (như ông Fenoglio).
Tác phẩm ẩn chứa một thông điệp cao đẹp. Đừng nghĩ rằng một nhà văn khi đã hoàn thành tác phẩm của mình thì có thể xem mọi chuyện đã chấm dứt. Thực tế hoàn toàn không diễn ra như vậy, một ngàn lần không. Chính nhà văn ấy còn phải chịu trách nhiệm sau đó về những gì họ đã viết. Không chỉ đối với người đọc. Mà còn với cả những nhân vật mà họ đã tạo ra. Các nhân vật ấy sẽ sống như thế nào? Sẽ đi đâu, về đâu? Họ sẽ được hưởng hạnh phúc hay phải chịu trả giá?...
… Do vậy, nhà văn cũng phải xây dựng cho nhân vật của mình một kết cục phù hợp với những gì đã diễn ra trong tác phẩm (chứ không phải là một kết cục chỉ nhằm hoàn tất tác phẩm). Mọi sự gán ghép đều trở nên vô nghĩa, “sống sượng”, đánh mất đi giá trị của tác phẩm và cũng là giá trị của nhà văn. Một giá trị rất văn chương đã được Funke thổi vào tác phẩm của mình như thế, và nhen nhóm trong lòng người đọc những đồng cảm, những ước mơ, lẫn những trách nhiệm đối với những gì mình đã tạo dựng ra.
Đến với “Tim mực”, người đọc còn được hòa mình vào một thế giới muôn màu muôn sắc. Ở đó, có những người đọc sách đọc ra vàng bạc, châu báu, có người nuốt lửa, điều khiển lửa theo ý muốn như điều khiển một con vật ngoan ngoãn, có những cô tiên, chú lùn, lũ tiểu quỷ, … và ở đó cũng có cả màu tối của tội ác, màu sáng của lòng dũng cảm, tính can trường nơi các nhân vật.
Hai tập đầu của bộ sách đã khép lại với một nội dung khá trọn vẹn, tuy nhiên câu chuyện về nó thì vẫn còn dài. Trong thời gian sắp tới, người đọc sẽ lại được theo dõi những diễn biến ly kỳ, hấp dẫn ở những phần tiếp theo."
Tuyết Sương