Nourishing soul, Broadening mind

Góp Ý

Thành phố đồ chơi
Update Date: 05/31/2013

Lấy bối cảnh thành phố Dae-gu hoang tàn sau cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên vào những năm 50 của thế kỷ trước, tác phẩm kể về chuỗi ký ức của nhân vật ‘tôi’ - một cậu bé lớp bốn từng được khen ngợi sẽ là chủ tịch xã tương lai - nhưng sau khi bỏ làng quê chuyển lên thành phố cùng gia đình đã phải sống một cuộc sống vô cùng túng quẫn và bế tắc. Nhà văn Lee Dong-ha thông qua tác phẩm ‘Thành phố đồ chơi’ đã tái hiện lại những gì mà bản thân tác giả đã từng trải nghiệm trong thời niên thiếu như những cảm nhận mất mát về cuộc chiến đã qua, cuộc sống tha hương, đói khát, chia ly và trên tất cả là nỗi đau khi người mẹ qua đời.

Trích Chương 2:

Tàn hương & Mụn cóc

Cô giáo ‘oo’ đưa cho tôi một phòng bì vuông vắn màu vàng. Tôi đã nhận nó trong tâm trạng rối bi, nhưng đây là việc hoàn toàn bất ngờ.

Trong phòng giáo viên, ngoài cô giáo chủ nhiệm ra còn có một vài thầy cô khác cũng có mặt lúc ấy. Một, hai người trong số họ vừa phủi tay dính đầy bụi phấn trắng vừa liếc nhìn tôi. Mặt tôi đỏ rần lên vì ngượng. Rồi cô giáo chủ nhiệm đột nhiên chìa tay ra và nói:

“Lên thành phố, trò nhớ học hành chăm chỉ đấy nhé. Và đừng quên viết thư cho cô...”

Bây giờ nghĩ lại tôi mới nhn ra đó chính là giây phút cuối cùng nh được tiếpc với cô giáo ‘oo’ đầy ấn tượng và giàu tình cảm. Kể từ sau ngày hôm ấy tôi không có cơ hi được gặp lại cô lần thứ hai. Giữ chặt phong bì vuông vn và đi khỏi phòng giáo viên, bất giác tôi cảm thấy cay cay nơi sống mũi. Hành lang nhỏ dài bị hỗn loạn bởi lũ học sinh tan học. Những cô cậu học sinh sau khi kết thúc buổi họp vào cuối buổi học với giáo viên chủ nhiệm đã ùn ùn kéo ra từ các lớp. Trong số đó cũng có những bạn học cùng lớp với tôi. Cho đến tận bây giờ, với tôi đó vẫn là những gương mặt quá đỗi quen thuộc ng ngồi học và chăm chú lắng nghe bài giảng của cô giáo trên bảng với mình. Những gương mặt thân quen đó không thể tồn tại ở một nơi nào khác trên thế gian này. Đứa thì có những vết tàn hương lấm tấm trên sống mũi, đứa thì mang trên đầu những vết sẹo ghẻ được che khuất bi mái tóc bù xù như hạt dẻ gai, và một số đứa lại những cái mụn nước mọc trên mu bàn tay, tất c đều là những đứa bạn rất thân thiết với tôi.

Mặt sàn hành lang rất trơn. Nó như tấm phản bóng loáng sau khi được chà bằng mẩu nến và lau bằng giẻ khô phản chiếu ánh bình minh đầu tiên của ngày Phật đản, hay giống như mái tóc óng mượt của mẹ sau khi được bôi dầu hoa trà. Tôi đã chơi trò trượt ở đó. Đó là một trong những trò chơi bị cấm tiệt ở trường. Tuyệt đối phải đi lại nhẹ nhàng ởnh lang! Những cô cậu học sinh đi đứng khẽ khàng đã ném cho tôi những ánh nhìn không mấy thiện cảm. Nhưng tôi chẳng buồn bận tâm đến điều này. Tôi đã chơi trò trượt cho đến tận cuối hành lang rồi sau đó quay lại và tiếp tục. Rốt cuộc chẳng có ai can thiệp vào hành đng đáng phê phán này của tôi. Hành lang chẳng mấy chốc vắng lặng không mt bóng người, duy chỉ có tôi – một cậu nhóc lớp Bốn dắt phong bì vuông màu vàng bên hông trơ trọi một mình.

Thật tẻ nhạt. Cảm thấy chán nản vô cùng nên tôi thôi không chơi trò ấy nữa. Tôi ngoái đầu lại nhìn tới lui mà cũng chẳng thấy bất kì một bóng dáng nào. Cảm giác như có điều gì đó đang dần dần tan vỡ trong tim mà tôi không thể nào ngăn li được. Cuối cùng thì tôi cũng nhận ra một điều rằng, quả đúng như vậy, tôi đã trông chờ sẽ có một ai đó lên tiếng phản đối trò nghịch ngợm của mình. Có thể đó là một học sinh lớp Bốn như tôi hayc anh chị ở khối trên. Nếu ai đó lên tiếng thì tôi sẽ nói với họ như thế này: “Tôi ấy mà. Đây là lần cuối cùng tôi được gặp bạn. Sao lại thế ư? Bởi vì tôi sẽ chuyển lên thành phố học đấy...”

Và rồi, tôi n có thể nói thêm được điều gì nữa nhỉ? Tôi không hề biết rằng mình sẽ không bao giờ nói ra được những lời cuối cùng về điềuy. Việc chuyển lên thành phố học - việc bỗng nhiên phải rời xa một thế giới thân quen cùng bạn bè và trường lớp như thế - dù sao cũng là một sự kiện tôi khó có thể đón nhận và vượt qua được.

Nhón chân nhẹ nhàng, tôi bắt đầu bước đi. Nếu có thể, tôi đã bước thật chậm, nhưng chẳng mấy chốc tôi đi hết hành lang, cảm thấy buồn tẻ hơn là tiếc nuối. Bên ngoài, ánh nắng vàng rực rỡ đang lan tỏa khắp không gian. Có mấy học sinh đang hân hoan chạy nhảy trong sân vận động. Tuy nhiên tôi đã không đi vềớng của chúng. Tôi cũng không buồn đưa mắt nhìn chúng mà rảo bước một cách nhanh chóng ra khỏi cổng trường.

Ngày hôm sau cả nhà chúng tôi rời làng ra đi. Tôi được ngồi trên xe hành lý cùng với các đồ đạc khác của gia đình nên tâm trạng rất vui. Bố tôi dù sao cũng đã từng giữ chức trưởng thôn trong nhiều năm. Mẹ tôi còn có rất nhiều họ hàng dây mơ rễ má ở ngôi làng này hơn bt người nào. Thế nhưng, sự thật là số người ra cổng làng vẫy tay chào tạm biệt gia đình chúng tôi chẳng có mấy. Vì thế, mẹ đã kéo vạt váy bông lên lén lau đi những giọt nước mắt. Bóng mẹ ngồi thu mình giữa đồng đồ đạc ngay bên cạnh khiến tôi thấy mẹ thật nhỏ bé và tội nghiệp làm sao. Lí do mà tôi không thể bày tỏ tâm trạng thật của mình chính là vì thái độ này của mẹ.

Đương nhiên tôi cũng hiểu lòng mẹ phầno. Tôi biết chuyện gì đã khiến mẹ buồn phiền đến thế. Vào một đêm nbỗng nhiên có một toán người kéo đến nhà chúng tôi. Điều đáng ngạc nhiên là người dẫn bọn họ vào nhà lại chính là ông dân phòng quen thuộc. Nhưng không hiểu sao ông ta lại bất ngờ dẫn đám người lạ mặt đằng đằng sát khí, lỗ mãng tìm đến nhà tôi như thế. Đám người đó đã có thái độ hết sức thô lỗ với bố tôi đến nỗi bây giờ khi nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy tim mình đau nhói. Bọn chúng bỏ đi ngay sau khi lục tung nhà chúng tôi lên mà không tìm thấy chú tôi. Rõ ràng mẹ tôi đã chuyện này rơi nước mắt.

Bố giữ thái độ im lặng về việc này. Khi chào tạm biệt mọi người trong làng bố vẫn không quên nở nụời hiền lành vốn có. Mỗi lúc bốời ở phòng họp của làng, thậm chí có ngưi nào đó đi ngang qua hàng rào cũng có thể ngay lập tức nhận ra chủ nhân của điệu cười ấy. Nời thật hồn nhiên.

Bố tôi leo lên ngồi cạnh tay lái, xe bắt đầu chuyển bánh. Chẳng mấy chốc rặng hồng dày đặc lá non và những mái nhà tranh khuất dần sau đuôi xe; mọi vật đều xa dần rồi khuất khỏi rặng núi. Tôi ngồi lắc lư trên xe và bắt đầu ngân nga hát. Có lẽ đó là một trong những bài nổi tiếng thời bấy giờ. Thế rồi bỗng nhiên tôi lại nhớ về hội diễn văn nghệ. Chúng tôi đã dành nhiều công sức và tâm huyết cho hội diễn ấy; tiết mục kịch, hát đồng ca và kể chuyện cổ tích đã giành được sự cổ vũ nhiệtnh từ khán giả có mặt cht kín trong hi trưng sân khu đưc dng lên sau khi phá d các bc tưng ca bn phòng hc; qu tht tôi đã to đưc n tưng rt tt, đt bit tôi vn còn nh rt rõ lúc tiết mc k chuyn c tích va kết thúc thì có ai đó đã hét lên. Qu đúng như vy. Ngưi đó đã hét lên thế này:

“Cu y s là ch tch xã tương lai. Ch tch xã tương lai ca chúng ta đy!”

Ngay đến c bác ch tch xã đáng t hào ca chúng tôi ngi trang trng hàng ghế quan khách phía trưc sân khu cũng gt gù và mm cưi rng r như tha nhn điu y.

Hàng cây chò nước mọc ở hai bên đường quốc lộ. Chiếc xe tải ì ạch chạy trong đường hầm xanh thẫm đó đang chở vị chủ tịch xã tương lai đến một thế giới hoàn toàn xa lạ, và vị chủ tịch xã tương lai ấy đang cảm thấy khô khốc nơi chọng.

 ....

LEE  DONG -HA

Other News