Nourishing soul, Broadening mind

Góp Ý

THÀNH CÔNG NGHĨA LÀ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU TA THẬT SỰ MONG MUỐN
Update Date: 04/19/2009

Bạn có một đứa con đang tuổi mới lớn ư? Nếu như không có, thì bạn cứ cho là có đi. Vậy, bạn muốn con bạn sau này sẽ làm gì? Bác sĩ? Luật sư? Nhà khoa học? Một lănh đạo cao cấp trong một tập đoàn kinh doanh? Hoặc nếu có một đứa con gái muốn lập gia đình thay vì có nghề nghiệp, bạn sẽ mong con bạn là vợ của những người kể trên?

Đa số cha mẹ muốn con mình có ưu điểm nổi bật hơn con người khác: thí dụ như có cuộc sống giàu sang, có nghề nghiệp tốt, có địa vị được kính nể. Điều đáng tiếc là thường tham vọng của những bậc cha mẹ này chỉ dừng lại đấy, tức chỉ tập trung vào những giá trị vật chất nói trên, thay vì các giá trị tinh thần.

Các hệ thống giáo dục đă bị điều khiển rất nhiều bởi điều mà cha mẹ muốn cho con cái mình. Bởi vì đa số các bậc cha mẹ muốn con mình có được thuận lợi về vật chất, nên hệ thống giáo dục hiện đại được triển khai chủ yếu dựa theo mục tiêu này. Rất ít quan tâm, nếu không muốn nói là không có sự quan tâm, được dành cho việc giúp cho học sinh sinh viên thành nhân.

Có lần tôi đọc một bài báo viết về một tên trùm mafia đă được một bà nông dân nghèo ở Sicily (nước Ý) hôn bàn tay để tỏ ḷòng tôn kính – không phải vì tên trùm này đă cho bà đặc ân gì, và chắc chắn cũng không phải vì bà ngưỡng mộ nhân cách của hắn. Vậy thì, tại sao bà lại có một hành động thần phục như vậy? Ta chỉ có thể phỏng đoán là bởi vì tên trùm mafia này đă có một quyền lực vật chất lớn lao dựa vào những gì hắn có được do cướp của giết người. Và mặc cảm tội lỗi – lẽ ra phải là kẻ đồng hành thường trực của hắn – có thành vấn đề gì không? Trong mắt bà nông dân nghèo, chuyện ấy dường như là chuyện riêng của tên trùm. Dù sao, đối với bà, và cả đối với nhiều người khác, tên trùm mafia này đáng được ngưỡng mộ vì hắn đă đạt được quyền lực vật chất.

Tất cả chúng ta đều đă từng nghe nói đến – thậm chí đă từng gặp – những kẻ giàu có nhưng nhân cách có vấn đề, sự giàu có là cái cớ duy nhất để người ta biện hộ cho những sự quái dị của họ.

Nhưng, liệu giàu có có thật sự làm nên thành công hay không? Chắc chắn là không, và đặc biệt càng là không nếu như trong tiến trình làm giàu, trong sự ngưỡng mộ mà họ lôi cuốn được có pha trộn sự ghét bỏ của đa số. Có nghĩa gì khi thành công dựa trên cái giá của việc đánh mất hạnh phúc và sự bình an tâm hồn, đánh mất sự kính nể chân thành của người khác và ḷòng nhân ái của chính mình?

Thành công có ý nghĩa lớn hơn việc có tiền và quyền lực. Hàng triệu đô có nghĩa gì khi để có được chúng, ta phải vứt bỏ mọi giá trị khiến cuộc sống của ta thực sự đáng sống? Nhiều người đă học được bài học này quá trễ trong đời mình nên không c̣òn thì giờ để cải thiện tình hình. Vậy thì, hẳn họ đă có lúc phải tự hỏi – dù muộn màng – tại sao họ lại bị khuyến khích ngay từ đầu để bóp méo các giá trị của bản thân mình như vậy?

Bởi vì dĩ nhiên là họ đă được khuyến khích. Mọi điều họ học được ở nhà, ở trường lớp, và từ các bạn cùng trang lứa, đều thuyết phục họ là thành công nằm trong những cái cụ thể chứ không trong những thành quả thiên về tinh thần dường như không có thật.

Điều này dẫn đến câu hỏi: mọi người thật sự muốn có được gì từ cuộc sống? Phải chăng điều con người thật sự muốn cao hơn những thành đạt cụ thể như tiền bạc, uy tín, và quyền lực? Phải chăng con người muốn có những thành đạt cụ thể này chẳng qua là để nội tâm mình cảm thấy thỏa măn, để mình cảm thấy hạnh phúc. Tới đây, ta đă thấy rõ là cái con người thật sự muốn có từ cuộc sống không đơn thuần là những biểu tượng của hạnh phúc, mà chính là bản thân hạnh phúc.

Vậy, tại sao nhà trường không dạy cho học sinh sinh viên không chỉ là cách làm sao để thành đạt về mặt vật chất, mà c̣òn phải chỉ cho họ cách để thành nhân? Tôi không có ý nói là những sự kiện rối rắm mà học tṛò phải nhớ – thí dụ như ngày tháng cấm vận hoặc ký kết hiệp định thương mại – là không có giá trị phục vụ cho việc giáo dục con người. Nhưng tại sao nhà trường, ngoài những ngày tháng sự kiện nói trên, không dạy những kỹ năng tập trung rõ ràng hơn vào các nhu cầu và lợi ích của con người, thí dụ như làm sao giao tiếp tốt với người khác, và quan trọng hơn nữa là làm sao chấp nhận con người mình –bằng ḷòng với chính con người mình? Làm sao sống lành mạnh? Làm sao có thể tập trung tư tưởng? Làm sao có thể phát triển tiềm năng? Làm sao có thể là một nhân viên giỏi hoặc một ông chủ tốt? Làm sao tìm được người bạn đường tâm đầu ý hợp? Làm sao có được một cuộc sống gia đình ḥòa điệu? Làm sao có được sự thăng bằng trong cuộc sống?

Rất ít thầy cô dạy Toán cố gắng chỉ cho học tṛò thấy là những nguyên lý Toán học có thể giúp các em tập luyện mỗi ngày khả năng lập luận lô-gích và hiểu biết lẽ đời.

Rất ít thầy cô dạy Anh văn cố gắng nung nấu cho học tṛò mình sự yêu thích môn ngữ pháp vì nó là cửa ngõ đi vào tư duy minh bạch.

Rất ít thầy cô dạy các môn khoa học chịu bỏ công sức ra chỉ cho học trò thấy là có thể đem những gì học được ở lớp ứng dụng vào việc giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Sự kiện – hăy đưa cho học trò các sự kiện! Đó là khẩu hiệu hô hào chung. Hăy cố gắng nhồi nhét càng nhiều dữ liệu càng tốt vào đầu các em học sinh sinh viên đang cố gắng học tập đến vă mồ hôi, với hy vọng là – nếu các em c̣òn giữ được chút nào sáng suốt khi tốt nghiệp – các em sẽ biết phải làm gì với núi thông tin mà các em bị ép phải tiêu hóa trong suốt thời gian đi học.

Khuynh hướng lẫn lộn kiến thức với trí khôn trở thành thói quen cho phần đời c̣òn lại sau khi tốt nghiệp của đa số mọi người. Hiếm có xă hội nào lo thu thập sự kiện nhiều hơn xă hội chúng ta ngày nay. Và cũng hiếm khi thấy trí khôn giản đơn và thực tiễn lại bị coi thường đến thế. Chỉ một lời nói bình thường nhất của mình cũng phải được biện minh bằng muôn vàn thống kê, và phải được hỗ trợ bởi càng nhiều càng tốt những dẫn chứng từ ý kiến của người khác, bởi vì lời nói của chính mình không được ai lắng nghe.

Bởi vì xă hội chúng ta đang đánh đồng giáo dục và trí khôn với kiến thức đơn thuần, và bởi vì chúng ta đang coi sự tích lũy kiến thức như là tất cả nội dung và cũng là mục tiêu duy nhất của giáo dục, nên chúng ta đă không nhận ra là cuộc sống đang đem lại cho chúng ta cơ hội và cuộc phiêu lưu đích thực: đó là cơ hội phát triển bản thân để chúng ta có thể khai thác trọn tiềm năng của mình với tư cách con người và cuộc phiêu lưu để khám phá những mặt chưa được biết đến của bản thân mình.
(trích cuốn "Giáo dục vì cuộc sống" - J.Donald Walters)
Other News