Nourishing soul, Broadening mind

Góp Ý

Thành công là nhờ may mắn? Nếu bạn nghĩ vậy... thì có thể bạn đúng rồi đó!
Update Date: 03/06/2020

Đa số những người giàu đánh giá thấp tầm quan trọng của “may mắn” trong “thành công”. Họ có lý của mình. Nhiều luận điểm sẽ bảo vệ họ, nhưng có vẻ như họ đã sai!

Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học xã hội đã khám phá ra rằng trong những kết quả quan trọng của cuộc đời, sự ngẫu nhiên đóng một vai trò to lớn hơn nhiều so với những gì mà đa số mọi người vẫn liên tưởng.

Chắc các bạn đã từng xem Breaking Bad? Và đồng ý rằng Bryan Cranston – trong vai thầy giáo dạy hóa Walter While – là một trong những diễn viên chính kịch thành công nhất hiện nay? Dù không ai sẽ miêu tả về ông ấy như vậy nếu như vai này đã bị 2 tài tử nổi tiếng hơn ông nhiều vào thời điểm đó từ chối vì... bận?

Và thật đáng trân trọng, Cranston dường như hoàn toàn nhận thức rõ về vận may của mình: “Sự may mắn là 1 thành tố mà nhiều người làm nghệ thuật đôi khi không nhận ra: bạn có thể có tài năng, sự kiên trì, sự bền chí, nhưng nếu thiếu may mắn bạn sẽ không thể có được một sự nghiệp thành công”.

Không có gì ngạc nhiên khi những người thông minh và siêng năng trở nên giàu có thì tự động họ sẽ chỉ cho rằng thành công này là kết quả của tài năng và sự chăm chỉ. Họ có lý, bởi thực tế họ đã duy trì sự chịu khó, vượt qua vô số vấn đề khó khăn như vầy hầu như mỗi ngày, trong nhiều năm! Nhưng đáng giá quá thấp vai trò của “may mắn” sao? Nếu họ không có những điều khoản thuận lợi của sự nghiệp, liệu họ có thể tiến xa đến thế?

Tom Gilovich, giáo sư đại học Cornell, sử dụng hình thức ẩn dụ thuận và ngược chiều gió để miêu tả rõ hơn sự bất cân xứng khi so sánh yếu tố may mắn và rủi ro.

“Khi đạp xe, các bạn sẽ biết khi nào xe ngược chiều gió, rất dễ để nhận ra. Nhưng khi gió thuận chiều và đẩy bạn đi nhanh hơn, bạn sẽ quên sự việc ấy rất nhanh, thậm chí không để ý đến. Đó cũng là đặc điểm của não bộ, nó chỉ ghi nhớ về những rào cản mà quên đi những thức thúc đẩy mình”

Chúng ta luôn sẵn sàng chỉ ra được các lợi thế của người khác và những khó khăn mà chúng ta đang đối mặt, trong khi đó, lại vui vẻ biến bản thân mình mù lòa đi không khi thấy được lợi thế của bản thân và những khó khăn mà người khác đang phải lao tâm khổ tứ.

Và việc biến mình thành cái máy đưa ra kết luận nhanh nhảu như vậy sẽ khiến cho ta tự thêu dệt nên những bằng chứng biện luận cho ý nghĩ “tôi là nạn nhân” hoặc “tôi xứng đáng”.

Đọc đến đây, bạn nghĩ sao?

Để có được câu trả lời cuối cùng, bạn hãy tìm đọc “Thành công và may mắn” của Robert H. Frank, tiến sĩ kinh tế hiện giảng dạy tại Đại học Cornell và Đại học Johnson. 

Nhà xuất bản Trẻ

Other News