Nourishing soul, Broadening mind

Góp Ý

Thách thức và cơ hội chưa từng có
Update Date: 08/08/2006

 
Thomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông.

Thomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông.

Lần này, trong tác phẩm mới của mình Thế giới phẳng, vẫn bằng lối viết thật sinh động, đầy hình ảnh, thoải mái và dễ hiểu cả khi đề cập đến những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp nhất, rất giàu tính thuyết phục, ông nói với chúng ta về cuộc toàn cầu hóa thứ ba đang bùng nổ với một tốc độ ghê gớm và đang đánh dấu quyết định thời đại mới của chúng ta, như ông đã mạnh mẽ và ngang nhiên khẳng định ngay trên phụ đề sách: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21.

Đó là một kỷ nguyên hoàn toàn mới, làm cho thế giới từ cỡ trung bình xuống cỡ bé tí và san bằng thế giới ra phẳng lì. Bé bằng chừng nào và phẳng như thế nào? Thế giới bé lại chỉ còn đúng bằng cái màn hình máy tính và cũng phẳng như vậy!

Động lực của toàn cầu hóa 3, khác tất cả các cuộc trước, không phải là sức ngựa, không phải là phần cứng, mà là phần mềm, tất cả các loại ứng dụng mới của nó, cùng với sự sáng tạo ra một mạng cáp quang toàn cầu biến tất cả thế giới thành láng giềng sát vách.

Và diễn ra khả năng độc nhất vô nhị trong suốt lịch sử xưa nay: không phải các quốc gia, cũng không phải các công ty đa quốc gia nữa, mà là sự tìm thấy năng lực cho các cá nhân, từng cá nhân hay nhóm cá nhân có thể cộng tác và cạnh tranh toàn cầu. Câu hỏi bây giờ là: cá nhân tôi có thể hợp với cạnh tranh và các cơ hội toàn cầu ngày nay ở chỗ nào, và làm sao tôi có thể tự mình cộng tác với những người khác một cách toàn cầu?

Không chỉ có thế, toàn cầu hóa 3, không giống như hai cuộc trước chủ yếu do các cá nhân và doanh nghiệp châu Âu và Mỹ dắt dẫn, lần này nó còn “san phẳng” thế giới một cách sâu sắc, triệt để hơn nhiều. Chấm dứt  đặc quyền dắt dẫn của phương Tây. Các cá nhân từ mọi nơi của thế giới phẳng đều được trao quyền.

Một chuyên gia, Marc Andreessen, nói: “... Chỉ mới 30 năm trước thôi, nếu như bạn có một sự lựa chọn để được sinh ra làm một sinh viên loại B ở Boston hay là một thiên tài ở Bangalore (Ấn Độ) hay Bắc Kinh, có lẽ bạn đã chọn Boston, bởi vì một thiên tài ở Bắc Kinh hay Bangalore không thể thật sự phát huy được tài năng của mình, không thể plug and play [cắm và chơi] một cách toàn cầu. Không còn thế nữa.

Khi thế giới là phẳng, bất cứ ai với trí thông minh, tiếp cận đến Google và máy tính không dây rẻ tiền, đều có thể tham gia vào cuộc tranh đua đổi mới. Khi thế giới là phẳng, bạn có thể đổi mới mà không cần phải di cư...”. 

Từ những khái quát vừa rộng lớn vừa tinh vi về cuộc cách mạng mới này, Friedman thẳng thắn nói đến khủng hoảng mới của nước Mỹ, nếu nó không tỉnh táo kịp thời nhận ra tình thế mới. Nilekani, người chủ Công ty tin học Infosys ở Bangalore, nói: “Sân chơi đã trở nên công bằng”. Và Friedman nhắc lại lời nhà kinh tế học Mỹ Paul Romer ở Đại học Stanford: “(Đối với Mỹ) một khủng hoảng là một thứ kinh khủng để bỏ phí”.

Đối với chúng ta có thể cũng vậy, bởi vì thế giới đã nhỏ xíu lại và đã bằng phẳng hoàn toàn, nên dù ở một phía đối cực hầu như về mọi mặt, cơ hội và khủng hoảng của chúng ta cũng vậy.

Chính vì vậy, rất cần đọc kỹ cuốn sách độc đáo này, đọc và suy ngẫm, và tranh cãi, và bắt tay thay đổi. Cả nước và từng người. Chưa bao giờ từng người lại quan trọng cho cả nước bằng bây giờ, trong toàn cầu hóa 3 này. Đúng như Friedman

viết: “Mục tiêu chính trong thời kỳ trước là xây dựng một quốc gia hùng mạnh, mục tiêu chính trong thời kỳ này là xây dựng những cá nhân hùng mạnh”.

Quả thật là một cuốn sách kỳ lạ. Nó đảo lộn hầu hết cách nhìn và suy nghĩ truyền thống. Tất nhiên từ đó, cả cách sống và hành động của chúng ta. 

NGUYÊN NGỌC
(Theo Tuổi Trẻ, 06/08/2006)
Other News