Nourishing soul, Broadening mind

Góp Ý

Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Sử
Update Date: 04/27/2010

CHƯƠNG V QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000) BÀI 9 QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH

I. Mâu thuẩn Đông – Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh

1. Nguồn gốc mâu thuẩn Đông – Tây

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Xô – Mĩ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu, và đi tới Chiến tranh lạnh.
  • Đó là sự đối đầu về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc:

ü      Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới, bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. 

ü      Mĩ: chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô, thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.

  • Sau Thế chiến thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

2. Sự khởi đầu chiến tranh lạnh

  • Ngày 12 - 3 - 1947, Tổng thống Truman gởi đến Quốc hội Mĩ khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ gấp 400 triệu USD cho Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp… Đó là học thuyết Truman...
  • Sự ra đời của kế hoạch Mácsan: Tháng 6 - 1947, Mĩ đề ra kế họach Mácsan viện trợ khoảng 17 tỉ USD giúp Tây Âu khôi phục kinh tế, nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu. Việc thực hiện kế hoạch Mácsan đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
  • Ngày 4 - 4 - 1949, Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
  • Tháng 1 - 1949, Liên Xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.
  • Tháng 5 - 1955, Liên Xô và Đông Âu thành lập tổ chức Vácsava là liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
  • Sự thành lập NATO và tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

II. Sự đối đầu Đông – Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ

  • Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe, phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột…

1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp  (1945 – 1954)

  • Lúc đầu là cuộc chiến tranh tái xâm lược thuộc địa, nhưng từ sau năm 1950 cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe.
  • Hiệp định Giơnevơ đã kết thúc cuộc chiến tranh với sự công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương nhưng Việt Nam vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời.

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)

  • Sau năm 1945, Triều Tiên bị chia thành hai miền với sự ra đời của hai nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc.
  • Tháng 6 – 1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ. Sau 3 năm chiến tranh ác liệt, tháng 7 – 1953, Hiệp định đình chiến được kí kết vẫn lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự.
  • Cuộc chiến tranh Triều Tiên là một “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.

3. Cuộc chiến tranh  xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975)

  • Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẩn giữa hai phe, đánh dấu sự phá sản của mọi chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ.
  • Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

III. Xu thế hòa hõan Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt

  • Đầu những năm 70 thế kỉ XX, xu hướng hòa hõan Đông – Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ.
  • Tháng 11 - 1972, Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết.
  • Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược(SALT – 1)…
  • Tháng 8 - 1975, 33 nước Châu Âu cùng với Mĩ, Canađa kí Định ước Henxinki khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia, tạo ra cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, anh ninh ở châu Âu.
  • Tháng 12 - 1989, Tại đảo Manta. Goócbachốp và G. Busơ (cha) tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra những điều kiện để giải quyết các cuộc xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới. Đó là do Liên Xô và Mĩ đã quá tốn kém trong cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập kỉ cùng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của Nhật và các nước Tây Âu.

IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh

  • Trật tự hai cực I-an-ta tan rã, Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành và ngày càng theo các xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật, Nga, Trung Quốc...
  • Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
  •  Sự tan rã của Liên Xô, tạo cho Mĩ lợi thế tạm thời, Mĩ ra sức thiết lập trật tự đơn cực để làm bá chủ thế giới, nhưng không dễ thực hiện được tham vọng đó.
  • Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình vẫn không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự như ở: bán đảo Bancăng, Trung Á, châu Phi. Vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 ở Mĩ đã gây ra những khó khăn, thách thức mới đối với hòa bình, an ninh của các dân tộc.
Other News
HEADQUARTERS
HA NOI BRANCH
DA NANG BRANCH
SOUTHEAST BRANCH
Dong Thap Branch
BOOK STORE
TRE BOOK STORE at Ho Chi Minh City Book Street
OLD BOOK STORE

 

LICENSE

© 2016 NXB Trẻ. All Rights Reserved. Powered by BizMaC