Vậy trước mắt chúng ta là thời đại gì mà chiến lược Mã xanh lại cần thiết, phù hợp và đem lại nhiều cơ hội cho nước Mỹ đến như vậy? Câu trả lời ngắn gọn là, chúng ta đang tiến vào “Kỷ nguyên Năng lượng - Khí hậu” (E.C.E).
Trong cuốn Thế giới phẳng (2005), tôi đã viết rằng cuộc cách mạng công nghệ đã san phẳng sân chơi kinh tế toàn cầu, cho phép rất nhiều người trên thế giới cùng cạnh tranh, kết nối và hợp tác với nhau. Vì thế, nó đã khởi đầu một giai đoạn mới trong toàn cầu hóa, một quá trình có tác động vô cùng lớn lên kinh tế, chính trị, quân sự và xã hội. Càng đi nhiều, tôi càng thấy rõ hơn hiệu ứng phẳng trên thế giới.
Nhưng những sự kiện xảy ra vài năm gần đây mới cho tôi thấy hai lực đẩy rất mạnh đang tác động lên hành tinh chúng ta: đó là trái đất nóng lên và dân số thế giới tăng vọt. Khi tôi đưa những yếu tố này vào phân tích, mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng chính sự kết hợp của sự nóng bức, bằng phẳng và chật chội trên toàn cầu là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới hình thành nên thế giới ngày nay. Tôi dùng những từ ngắn gọn biểu thị ba đặc điểm đó làm nhan đề cuốn sách này – Nóng, phẳng và chật – và tôi cũng đặt tên cho thời kỳ lịch sử ra đời từ sự kết hợp ba đặc điểm đó là Kỷ nguyên Năng lượng - Khí hậu.
Cuốn sách này sẽ tập trung vào năm vấn đề chính đang rất căng thẳng trong thế giới nóng bức, bằng phẳng và chật chội. Đó là: cầu năng lượng và tài nguyên thiên nhiên tăng cao trong khi cung khan hiếm hơn bao giờ hết; một lượng của cải rất lớn đang chuyển sang các nước giàu tài nguyên dầu mỏ và những nhà độc tài dầu mỏ; biến đổi khí hậu mạnh mẽ; tình trạng thiếu năng lượng dẫn đến thế giới bị chia thành hai phần rõ rệt là những nước có điện và những nước không có điện; và sự suy giảm rất nhanh chóng đa dạng sinh học với nhiều loại động thực vật bị tuyệt chủng với tốc độ kỷ lục. Tôi tin rằng những vấn đề này và cách thức chúng ta giải quyết chúng là đặc trưng của Kỷ nguyên Năng lượng - Khí hậu. Đây hoàn toàn không phải những vấn đề thông thường nên nếu không có cách giải quyết phù hợp thì có thể gây ra sự đổ vỡ trên diện rộng, phức tạp và không thể khắc phục, gây ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ. Nếu chúng ta muốn giải quyết được những vấn đề đó, chúng ta cần có công cụ mới, cơ sở hạ tầng mới, cách tư duy mới và phương thức hợp tác mới. Tất cả đều là những đột phá trong công nghiệp và khoa học, có thể đưa một đất nước tiến lên phía trước cũng như đẩy một nước khác tụt lại đằng sau.
Do đó chúng ta phải hiểu rõ hơn kỷ nguyên mới trước mắt này. Từ quan trọng nhất ở đây là “mới”. Người Mỹ cần chấm dứt ý nghĩ rằng mình là “hậu” một cái gì đó: hậu thực dân, hậu chiến, hậu Chiến tranh Lạnh, hậu hậu Chiến tranh Lạnh. Những thời kỳ ấy giờ đây chẳng còn ý nghĩa gì hết. Hãy xóa bỏ chúng khỏi đầu óc bạn. Chúng không thể giải thích được tình thế hiện tại của nước Mỹ.
“Tôi không còn nghĩ chúng ta là hậu cái gì đó nữa, tôi cho là chúng ta đang ở thời kỳ tiền một thứ khác hoàn toàn mới”, David Rothkopf, nhà tư vấn năng lượng đã nói như vậy. Và trước mắt chúng ta là Kỷ nguyên Năng lượng - Khí hậu.
Rothkopf bổ sung thêm: “Tôi nghĩ chúng ta đang ở một trong những thời khắc bước ngoặt đặc biệt trong lịch sử, mọi thứ có thể thay đổi theo hướng mà chúng ta không thể hình dung hết được, thay đổi đó cũng đồng thời diễn ra trên vô số lĩnh vực khác nhau. Chúng ta đã từng chứng kiến những thời khắc tương tự trước đây, cuộc cách mạng dân chủ thời kỳ Khai sáng hay cuộc Cách mạng công nghiệp, rồi đến thời hiện đại thì là cuộc cách mạng công nghệ. Đặc điểm chung của những thời khắc đó là con người chưa thể đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của những thay đổi khi chúng bắt đầu xảy ra. Một điểm khác nữa là thay đổi lớn bao giờ cũng đi cùng thách thức lớn. Những thách thức đó chính là khởi đầu cho thời kỳ mới, định hướng cho tiến bộ, hình thành thể chế mới và giúp phân biệt rõ kẻ thắng người thua”.
Thực tế là những quốc gia từng tạo cảm hứng và tìm ra lời giải lớn cho những vấn đề lớn trong quá khứ chính là những nước dẫn đầu trong thời kỳ tiếp theo. Còn quốc gia nào không thể điều chỉnh cho phù hợp đều bị bỏ lại bên đường. Trong Kỷ nguyên Năng lượng - Khí hậu, nước Mỹ nhất định phải nỗ lực để nằm trong nhóm đầu tiên.
Hãy bắt đầu với yếu tố đầu tiên sinh ra kỷ nguyên mới này – kỷ nguyên của sự kết hợp giữa nóng bức, bằng phẳng và chật chội. Chúng ta hãy bắt đầu với sự chật chội. Sau đây là một thống kê đã làm tôi kinh ngạc. Tôi sinh vào ngày 20/7/1953. Nếu bạn vào trang web Infoplease.com và nhập ngày sinh của bạn, bạn sẽ nhận được kết quả ước tính số người có mặt trên Trái đất vào đúng ngày bạn sinh ra. Tôi đã thử làm, và con số hiện ra ở ô kết quả là 2,681 tỷ. Nếu Chúa phù hộ, nếu tôi chăm đi xe đạp và ăn sữa chua thì tôi có thể sống đến 100 tuổi. Đến năm 2053, Liên hợp quốc dự đoán dân số hành tinh này sẽ là hơn 9 tỷ người nhờ những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh và phát triển kinh tế. Có nghĩa là trong suốt cuộc đời tôi, dân số thế giới đang tăng hơn gấp ba lần, số người sinh ra từ nay đến năm 2053 cũng xấp xỉ bằng số người có trên trái đất vào ngày sinh của tôi.
Đặc biệt, Ủy ban Dân số của Liên hợp quốc đã công bố một báo cáo (ngày 13/3/2007) cho biết: “dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người trong 43 năm tới, khiến cho tổng dân số sẽ tăng từ 6,7 tỷ hiện tại lên 9,2 tỷ vào năm 2050. Mức tăng này bằng với quy mô dân số thế giới năm 1950, và chủ yếu tăng ở những khu vực kém phát triển – nơi dân số sẽ tăng từ 5,4 tỷ người năm 2007 lên 7,9 tỷ người năm 2050. Ngược lại, dân số ở các quốc gia phát triển hơn gần như không thay đổi, giữ ở mức 1,2 tỷ và có thể sẽ giảm nếu không có dòng người nhập cư từ các nước phát triển và đang phát triển khác – con số này trung bình khoảng 2,3 tỷ người một năm”.
Do đó, nếu bạn nghĩ hiện tại trái đất đã là chật chội thì hãy chờ thêm vài thập kỷ nữa. Năm 1800,
Năm 2007, Thoray Ahmed Obaid, giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc cũng công bố một báo cáo cho biết vào năm 2008, hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống ở các khu đô thị, và “chúng ta chưa chuẩn bị cho điều đó”. Hãng thông tấn AP đưa tin từ
Sự gia tăng dân số này quá lớn, quá nhanh, đến mức Michael V. Hayden, giám đốc Cục Tình báo trung ương (CIA) nói rằng các chuyên gia của ông tin rằng xu hướng đáng lo ngại nhất trên thế giới hiện nay không phải là chủ nghĩa khủng bố mà là vấn đề nhân khẩu.