Khi mới bắt đầu công việc giảng dạy lớp kinh tế nhập môn, một bậc đàn anh dày dạn kinh nghiệm đã khuyên tôi nên bắt đầu buổi dạy bằng một câu chuyện cười nào đó, như thế sẽ làm các sinh viên hào hứng hơn và tiếp thu bài dễ hơn. Tôi chưa bao giờ làm theo lời khuyên đó. Không phải vì tôi nghĩ anh đồng nghiệp nói sai, mà vì tôi thấy khó mà đào đâu ra những chuyện tiếu lâm liên quan đến bài học, mà cố kể những chuyện chẳng ăn nhập gì thì có khi lợi bất cập hại.
May mắn thay, tôi tình cờ vớ được một truyện cười rất phù hợp với dịp ra mắt cuốn sách này. Truyện lấy bối cảnh tại
Một phụ nữ xuống sân bay
Anh tài xế nhướng mày, quay ra sau và nói: “Lần đầu tiên tôi từng nghe có người nói câu này ở thì quá khứ hoàn thành giả định (pluperfect subjunctive) đấy.”
Chắc hiếm ai hiểu được thì “quá khứ hoàn thành giả định” là gì, tôi cũng thế, nên tôi tra tìm thử thuật ngữ này trên mạng Internet:
Pluperfect subjunctive (hoặc past perfect subjunctive) được dùng để diễn tả một tình huống hoặc một hành động giả định trái với thực tế. Trong trường hợp này, động từ ở mệnh đề chính được chia ở dạng điều kiện và động từ ở mệnh đề phụ phải được chia ở thể giả định.
Ví dụ sau đây chắc hẳn rất quen thuộc với những ai từng thường xuyên nhấn nút ngừng reo trên đồng hồ báo thức: “Nếu tôi đã không ngủ quên thì tôi đã không lỡ chuyến tàu”.
Từ định nghĩa và ví dụ nói trên, rõ ràng người phụ nữ trong câu chuyện cười trên không hề dùng thì quá khứ hoàn thành giả định. Nếu chuyện này làm người nghe phì cười, thì đó là vì hiếm ai biết thì quá khứ hoàn thành giả định là gì.
Nhưng vậy thì có sao không? Nhiều nhà tâm lý học từng lý luận rằng con người không thể có những suy nghĩ rõ ràng về giả định trong quá khứ nếu như không nắm được cấu trúc của giả định thức. Tuy nhiên, lập luận này có vẻ không vững chắc. Bạn hãy thử để ý những nhà bình luận bóng đá mà xem, mặc dù họ không biết (hoặc không muốn dùng) thì quá khứ hoàn thành giả định nhưng họ rất biết cách diễn giải những lý do giả định: “Beckham mà đá thành công quả phạt đền thì đội Anh không thua trong những phút bù giờ rồi!”
Biết cách dùng thì “quá khứ hoàn thành giả định” cũng tốt, nhưng nếu mục tiêu học ngoại ngữ của bạn là giao tiếp thì nên dành thời gian và công sức cho những thứ khác. Những khóa học cứ tập trung vào những chi tiết như thế khiến học viên rất chán và không hiệu quả.
Tôi đã học tiếng Tây Ban Nha suốt bốn năm tại trường cấp 2 và học ba học kỳ tiếng Đức tại trường đại học. Trong những khóa học này, chúng tôi tốn khá nhiều thời gian cho những thứ như thì “quá khứ hoàn thành giả định” và các bí quyết ngữ pháp khác mà các giáo viên cho là cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi không được học nói. Khi đến Tây Ban Nha và Đức, tôi rất khó khăn trong việc diễn đạt những thứ đơn giản nhất. Nhiều bạn bè của tôi cũng có những trải nghiệm tương tự.
Mối nghi hoặc rằng liệu đó có phải là cách hiệu quả nhất khi học ngoại ngữ hay không dấy lên trong lòng tôi khi theo học một khóa tập huấn trước khi lên đường sang
Giáo viên bắt đầu dạy những câu đơn giản và yêu cầu chúng tôi lặp lại nhiều lần. Câu đầu tiên là: “Chiếc nón này đắt quá”. Vì ở
Tóm lại, giáo viên bắt đầu bằng một ví dụ đơn giản thường gặp trong đời sống, sau đó yêu cầu chúng tôi lặp đi lặp lại vài lần, rồi bảo chúng tôi thay đổi câu đôi chút, lại lặp đi lặp lại nữa. Khi chúng tôi tự mình đạt được một trình độ nhất định – chứ không phải khi chúng tôi chưa nắm vững – giáo viên sẽ đẩy chúng tôi tiến thêm chút nữa.
Nhiệm vụ của chương trình là đảm bảo chúng tôi biết đứng rồi biết chạy chỉ sau mười ba tuần. Những tình nguyện viên khác trong đoàn và tôi phải dạy môn khoa học và toán ở
Vậy, trước hết tôi muốn cảm ơn những giáo viên tiếng
Sinh viên tham gia các khóa học kinh tế cơ bản thường dành nhiều thời gian vật lộn với thứ kinh tế khủng khiếp kiểu thì “quá khứ hoàn thành giả định”. Ngược lại, trong cuốn sách này, những vấn đề kinh tế sẽ chỉ được diễn giải thông qua các ví dụ thường gặp trong đời thường cho dễ hiểu. Học kinh tế cũng giống như học một ngoại ngữ mới. Điều quan trọng là phải bắt đầu thật từ từ và xem xét một vấn đề trong nhiều bối cảnh khác nhau. Nếu bạn thấy cách học này hiệu quả hơn cách được dạy trong trường đại học của bạn thì hãy ngả nón cảm ơn những người thầy dạy tiếng
Cuốn sách này là sản phẩm của rất nhiều bộ óc sáng suốt. Các vị Hal Bierman, Chris Frank, Hayden Frank, Srinagesh Gavirneni, Tom Gilovich, Bob Libby, Ellen McCollister, Phil Miller, Michael O’Hare, Dennis Regan và Andy Ruina hẳn sẽ nhận thấy những góp ý của họ trong bản thảo đã giúp cuốn sách thêm hoàn thiện. Tôi không biết làm thế nào để cảm ơn họ cho đủ. Những người khác cũng có góp phần gián tiếp vào quyển sách này. Một số độc giả có thể nhận ra rằng các ý tưởng của thầy tôi, ông George Akerlof và đồng nghiệp trước đây của tôi, ông Richard Thaler, xuất hiện trong nhiều ví dụ. Về mặt đóng góp trí tuệ, lời cảm ơn sâu sắc nhất của tôi xin dành cho ông Thomas Schelling, nhà tự nhiên kinh tế vĩ đại nhất còn đang sống trên đời! Xin dành tặng cuốn sách này cho ông.
Tôi cũng rất biết ơn Andrew Wylie và William Frucht, nếu không có họ biết đâu cuốn sách này chẳng thể nào đến tay độc giả. Xin cảm ơn Piyush Nayyar, Elizabeth Seward, Maria Cristina Cavagnaro và Mathew Leighton về những đóng góp vô giá trong quá trình hỗ trợ nghiên cứu; cảm ơn Chrisona Schmidt vì đã hoàn thành xuất sắc việc sửa bản in.
Tôi rất vui được làm việc với họa sĩ Mick Stevens, người đã vẽ minh họa cho nhiều ví dụ trong sách này. Tôi thường không hay ghen tị, nhưng thực sự là nếu có một nghề nghiệp gì vui thú hơn nghề của tôi, thì đó là nghề của anh ta. Trong suốt nhiều năm qua, lúc nào tôi cũng cố gắng để vẽ những tranh đơn giản hay hình minh họa có liên quan đến những ví dụ tôi đưa ra thảo luận trong lớp. Tôi làm thế là vì, như các nhà nghiên cứu phương pháp học đã từng lý giải, cách này giúp các khái niệm bám rễ sâu hơn trong đầu sinh viên, dù rằng những “tác phẩm” của tôi thường rất ngớ ngẩn, buồn cười và chẳng chứa đựng nội dung kinh tế cụ thể nào. Tôi cũng khuyến khích các sinh viên tự vẽ minh họa cho các khái niệm họ học. Tôi bảo họ: “Cứ nguệch ngoạc vào vở của các em đi!”. Thật vô cùng tuyệt vời khi tôi có thể ngồi trình bày những ý tưởng về hình minh họa của mình với một trong số các họa sĩ vẽ tranh biếm của tờ New Yorker mà tôi ưa thích, để rồi thường chỉ sau vài ngày, chúng được hoàn thành vượt trên mong đợi.
Tôi đặc biệt cảm ơn Viện John S.Knight đã giúp tôi đăng ký học chương trình của viện tại Cornell vào đầu năm 1980. Nếu không tham gia chương trình đó, tôi đã không tình cờ làm bài tập viết về nhà tự nhiên kinh tế vốn là tiền đề của cuốn sách này.
Hơn thế nữa, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các sinh viên của tôi; những bài luận đầy nhiệt huyết của các em đã góp phần gợi cảm hứng cho cuốn sách này. Chỉ một phần nhỏ trong số câu hỏi của các em được đưa vào bản thảo. Những câu này này thật sự tuyệt vời vì chúng được chọn từ hàng nghìn bài luận đầy công phu của các em.
Đa số các câu hỏi nêu ra trong cuốn sách này được lấy ý tưởng từ các bài luận của sinh viên. Ở mỗi mục như vậy, tôi liệt kê tên sinh viên trong ngoặc đơn. Ý tưởng của nhiều câu hỏi khác xuất phát từ các bài báo hay cuốn sách, đa số được viết bởi các nhà kinh tế học, và tên tác giả có liên quan cũng được đặt trong ngoặc đơn sau các câu hỏi đó. Hầu hết các vấn đề không có tên tác giả là dựa trên những ví dụ trong các bài viết của tôi hoặc các ví dụ tôi dùng trong lớp.
Câu hỏi của Tjoa là tiêu đề của một trong hai bài viết ngắn mà cậu nộp cho phần bài tập “Nhà tự nhiên kinh tế” trong khóa học kinh tế cơ bản của tôi. Đề bài là: “Dùng một hay nhiều nguyên tắc đã thảo luận trong khóa học để đặt ra và giải đáp một câu hỏi lý thú về một mẫu sự kiện hay hành vi nào đó mà bạn từng chứng kiến”.
Tôi viết: “Các em chỉ được viết bài trong vòng 500 từ. Rất nhiều bài viết xuất sắc khác thậm chí còn ngắn hơn thế nữa. Đừng có nhồi nhét vào bài viết đủ thứ thuật ngữ phức tạp. Hãy tưởng tượng rằng các em đang nói chuyện với một người thân nào đó chưa từng học kinh tế. Bài viết tốt là những bài thật rõ ràng dễ hiểu với những người như vậy, thế nên tất nhiên trong những bài đó sẽ hoàn toàn không xuất hiện bất kỳ biểu thức đại số hay biểu đồ nào”.
Tương tự như câu hỏi của Bill Tjoa về vấn đề những phím bấm của máy rút tiền, những bài hay nhất luôn chứa đựng những yếu tố nghịch lý. Ví dụ như, một bài của sinh viên Jennifer Dulski vào năm 1997 mà tôi rất thích, trong bài đặt ra câu hỏi: “Vì sao các cô dâu tốn hàng đống tiền, có khi đến hàng nghìn bảng Anh, để mua những chiếc váy cưới mà họ sẽ không bao giờ mặc lại nữa, trong khi chú rể thường chỉ thuê những bộ cánh rẻ tiền dù rằng trong tương lai, họ có rất nhiều dịp để dùng lại bộ lễ phục này?”
Dulski lập luận rằng đa số các cô dâu đều mong muốn trở nên thật thời trang và khác biệt trong ngày cưới, vì vậy công ty cho thuê đồ cưới sẽ phải sắm rất nhiều mẫu áo khác nhau, mỗi cỡ khoảng 40 đến 50 mẫu. Thỉnh thoảng, có khi bốn hay năm năm mới có người thuê lại một bộ. Vì vậy, công ty phải tính phí thuê váy áo cao hơn giá mua để bù đắp chi phí. Khi đó mua áo mới còn rẻ hơn nên không ai buồn thuê áo cả. Ngược lại, chú rể sẵn lòng mặc những kiểu phổ thông nên công ty chỉ cần khoảng 2-3 bộ mỗi cỡ. Mỗi bộ được thuê nhiều lần trong năm, điều này giúp giá thuê rẻ hơn nhiều so với giá mua.
Quyển sách này là tập hợp những ví dụ tự nhiên kinh tế lý thú nhất mà tôi đã sưu tầm được trong suốt thời gian qua. Nó đem lại niềm vui cho những người như Bill Tjoa và Jennifer Dulski khi giải thích được những “bí ẩn” trong những hành vi đời thường của con người.
Dù nhiều người cho rằng kinh tế học là một môn rất khó nhằn nhưng thật ra, các nguyên tắc của kinh tế học rất đơn giản và hợp lý. Khi trực tiếp xem xét những nguyên tắc này trong những ví dụ cụ thể, người học sẽ có cơ hội hiểu rõ chúng mà không phải quá vất vả.
Thật không may, đó không phải là cách dạy kinh tế phổ biến trong trường đại học. Chẳng bao lâu sau khi tôi bắt đầu dạy tại trường Đại học Cornell, vài người bạn sống ở những thành phố khác nhau gửi cho tôi bản sao tranh biếm của Ed Arno trên tờ New Yorker như bạn thấy ở trên.
Tranh biếm họa cũng là dữ liệu. Nếu người xem thấy bức tranh vui, thì rõ ràng nó đã cho ta biết thêm điều gì đó về thế giới. Thậm chí trước khi những tranh biếm của Arno xuất hiện, tôi cũng đã bắt đầu nhận thấy rằng trong các buổi hội họp, khi hỏi tôi làm nghề gì, người khác thường tỏ vẻ thất vọng khi tôi trả lời rằng mình là một nhà kinh tế học. Tôi hỏi họ sao lại thế và nhiều người cho biết rằng họ đã từng học những khóa kinh tế cơ bản trước đây và trong đó chỉ toàn là “một đám biểu đồ khủng khiếp”.
Tương đối ít sinh viên học kinh tế. Số người theo đuổi môn kinh tế học đến bậc tiến sĩ còn hiếm hơn nữa. Dù vậy, rất nhiều khóa kinh tế cơ bản với đầy rẫy những biểu thức và biểu đồ lại mở ra để phục vụ cái thiểu số ít ỏi đó.
Hậu quả là hầu hết sinh viên tham gia những khóa này không học được gì nhiều. Khi làm bài thi để kiểm tra lại những kiến thức kinh tế cơ bản đã học trong 6 tháng qua, thường họ không làm khá hơn bao nhiêu so với những người chưa từng học kinh tế. Điều này thật xấu hổ. Làm sao mà trường đại học có thể tính mức phí đắt kinh người cho những khóa học không hề đem lại giá trị gia tăng nào cho người học?
Ngay cả khi dùng những nguyên tắc kinh tế cơ bản nhất cũng không thể nào lý giải cho chuyện này. Nếu bạn từng học về kinh tế, hẳn bạn biết đến thuật ngữ “chi phí cơ hội”. Chi phí cơ hội của một hoạt động là giá trị của tất cả những hoạt động khác bạn phải bỏ qua để theo đuổi hoạt động đó.
Ví dụ như tối nay, bạn có một vé xem miễn phí buổi hòa nhạc của Eric Clapton. Bạn không bán lại được vé cho người khác. Giả sử Bob Dylan biểu diễn cùng thời gian đó, và đó là hoạt động duy nhất ngoài buổi diễn của Clapton mà bạn quan tâm. Vé xem buổi diễn của Dylan là 40 bảng Anh. Thường ngày, bạn sẵn lòng trả 50 bảng để xem anh biểu diễn (có nghĩa là nếu vé buổi diễn của Dylan cao hơn 50 bảng thì bạn sẽ không đi xem, ngay cả khi bạn đang không có gì khác để giải trí). Ngoài ra, không có chi phí phát sinh nào khác liên quan đến việc xem biểu diễn. Vậy, chi phí cơ hội khi đi xem buổi diễn của Clapton là gì?
Khi đi xem buổi diễn của Clapton, bạn phải hy sinh điều duy nhất, đó là cơ hội xem buổi diễn của Dylan. Nếu không xem Dylan, bạn sẽ bỏ qua một buổi diễn đáng giá 50 bảng đối với bạn, nhưng bạn cũng tránh được tiền vé 40 bảng. Như vậy, giá trị bạn bỏ qua khi xem Clapton mà không xem Dylan là 50 bảng - 40 bảng = 10 bảng. Nếu đối với bạn, việc đi xem buổi diễn của Clapton đáng giá ít nhất 10 bảng thì bạn nên đi. Còn ngược lại thì bạn nên xem Dylan.
Chi phí cơ hội được xem là một trong hai hoặc ba khái niệm quan trọng nhất trong kinh tế học cơ bản. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều bằng chứng hiển nhiên cho thấy rằng đa số sinh viên hoàn toàn không nắm được khái niệm này. Gần đây, hai nhà kinh tế học là Paul Ferrato và Laura Taylor đã thử đưa ra câu hỏi về chi phí cơ hội, sử dụng ví dụ về buổi diễn của Clapton và Dylan nêu trên với các sinh viên. Họ đưa ra bốn đáp án để chọn lựa:
a. 0 bảng
b. 10 bảng
c. 40 bảng
d. 50 bảng
Như đã phân tích ở trên, câu trả lời đúng là 10 bảng, tương ứng với giá trị mà bạn phải chấp nhận hy sinh khi không đi xem buổi diễn của Dylan. Chỉ có 7,4% trong số 270 sinh viên được hỏi trả lời đúng câu hỏi này dù trước đó họ đã được học qua các khóa kinh tế. Câu hỏi này có bốn đáp án, như vậy nếu các sinh viên chỉ chọn ngẫu nhiên đi nữa thì tỉ lệ đáp đúng cũng lên tới 25%. Xem ra trong trường hợp này, kiến thức lơ mơ còn nguy hại hơn là không biết.
Trong khi đó, khi Ferraro và Taylor đặt ra cùng câu hỏi cho 88 sinh viên chưa từng học bất cứ khóa kinh tế nào, tỉ lệ trả lời đúng lại lên đến 17,2% – gấp đôi nhóm kia, tuy nhiên vẫn thấp hơn tỷ lệ chọn ngẫu nhiên (25%).
Tại sao các sinh viên đã học kinh tế lại không trả lời tốt hơn? Tôi cho rằng, lý do chính là vì khái niệm “chi phí cơ hội” đã bị “chìm nghỉm” trong số hàng trăm khái niệm mà các giáo sư giới thiệu trong khóa học kinh tế cơ bản truyền thống. Nếu các sinh viên không dành đủ thời gian để nghiền ngẫm và liên tục vận dụng khái niệm này trong nhiều tình huống khác nhau thì nó sẽ rất khó mà “ngấm” vào đầu họ.
Tuy nhiên, Ferraro và
Khi xem xét những cuốn sách giáo khoa hàng đầu về nhập môn kinh tế học, Ferraro và
Trong khi đó, khái niệm chi phí cơ hội lại giúp giải thích rất nhiều khuôn mẫu hành vi lý thú. Ví dụ, như sự khác biệt văn hóa rất lớn giữa một thành phố lớn như
Tất nhiên, bạn có thể không đồng tình với giả thuyết này, nhưng trên thực tế, nhiều người cảm thấy nó rất đúng. Nếu bạn hỏi đường tại
Tôi đặt tên cho bài tập viết của các sinh viên là “Nhà tự nhiên kinh tế”, lấy ý tưởng từ những câu hỏi mà sinh viên có thể trả lời nếu học qua khóa cơ bản về sinh vật học. Nếu bạn biết chút đỉnh về thuyết tiến hóa, bạn có thể nhận ra rất nhiều điều mà trước giờ không để ý. Thuyết này giúp ta nhận biết rất nhiều kết cấu và khuôn mẫu hành vi trên thế giới mà nếu để tâm nhận xét và nghiền ngẫm thì hết sức thú vị.
Ví dụ, một câu hỏi kinh điển của thuyết
Ta cũng có thể nhận thấy hiện tượng tương tự ở nhiều loài động vật có xương sống khác. Những người theo thuyết
Kẻ chiến thắng trong các cuộc đấu như vậy gần như có “độc quyền” giao phối với một “hậu cung” đông đảo có khi lên đến cả trăm con cái. Theo thuyết
Ta cũng có thể dùng những lập luận tương tự để giải thích vì sao con công trống có bộ lông đuôi dài. Các quan sát cho thấy những con công cái thích công đực có bộ lông đuôi dài hơn, vốn thường được coi là dấu hiệu của sức khỏe tốt, vì những con đực yếu ớt thường không giữ được cái đuôi dài rực rỡ.
Trong cả hai trường hợp nói trên, những đặc điểm làm nên lợi thế cho các cá thể đực lại là những đặc điểm gây bất lợi cho bầy. Ví dụ như một con hải cẩu nặng 2.700 kg sẽ rất khó thoát khỏi hàm răng của loài cá mập trắng, kẻ thù chính của hải cẩu. Nếu mọi con hải cẩu đực đều giảm trọng lượng còn một nửa thì cả bầy đều có lợi. Những con chiến thắng trong các cuộc đấu vẫn có những đặc quyền như trước, nhưng cả bầy sẽ dễ dàng trốn thoát khỏi kẻ thù hơn. Tương tự, nếu tất cả các con công đực đều có đuôi ngắn hơn một nửa, công cái vẫn sẽ chọn những con đuôi đẹp nhất, nhưng cả bầy sẽ có thể lẩn tránh kẻ thù tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, những con hải cẩu đực không thể giảm cân và những con công đực cũng không rứt bỏ được bộ lông đuôi dài.
Tuy nhiên, cuộc đua tiến hóa không phải là bất tận. Đến một mức độ nào đó, những điểm bất lợi cố hữu của các đặc điểm như dáng vóc to lớn hoặc lông đuôi dài trở nên trội hơn so với lợi ích đem lại trong việc quyến rũ con cái. Khi đó, sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích được thể hiện trong các đặc tính của những con đực còn sống sót.
Lập luận của các nhà sinh vật học thật thú vị. Hết sức mạch lạc. Và có vẻ có lý nữa chứ. Vậy nếu bạn quan sát những loài đơn phối, nghĩa là con đực và con cái chỉ có một bạn tình, bạn sẽ không thấy sự khác biệt về hình dạng giữa hai giống. Đây chính là: “ngoại lệ minh chứng cho quy luật” trong đó chữ “minh chứng” được hiểu theo nghĩa hết sức cổ điển của nó là: dùng để thử nghiệm quy luật. Như vậy, người ta dự báo rằng trong những loài đa phối thì con đực to lớn hơn con cái, và trong trường hợp ngược lại thì con đực không lớn hơn. Ví dụ như hải âu lớn albatross là loài đơn phối, vì vậy căn cứ theo lý thuyết, con đực và con cái có kích cỡ tương đương; trên thực tế đúng là như vậy.
Lập luận của các nhà sinh vật học về tương quan kích thước giữa con đực và con cái rất hữu lý. Vì vậy, nó dễ nhớ và dễ kể lại cho người khác. Nếu bạn có thể kể những câu chuyện kiểu như vậy và hiểu ý nghĩa của chúng thì bạn đã nắm bắt được môn sinh học tốt hơn nhiều so với việc đơn thuần học thuộc những thứ như chim thuộc vào Lớp Chim (Aves). Điều này cũng đúng cho việc đưa ra các giải thích dựa trên những nguyên tắc kinh tế học.
Hầu hết các khóa kinh tế học cơ bản (kể cả những khóa học của tôi vào thời gian đầu) đều rất ít khi dùng đến các câu chuyện để dẫn giải. Thay vào đó, những khóa học này làm sinh viên phát ngợp với đủ thứ biểu thức và biểu đồ. Các mô hình toán học là một nguồn vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển các học thuyết trong kinh tế, nhưng xem ra đó không phải là cách hiệu quả để giúp những người mới học tiếp cận với môn học này. Ngoại trừ những sinh viên ngành kỹ thuật và một số ít sinh viên khác đã từng học trước về toán, hầu hết các học viên khi cố học kinh tế qua các biểu thức và biểu đồ đều không bao giờ có thể thực sự làm chủ được lối tư duy chuyên biệt thường được gọi là “suy nghĩ như một nhà kinh tế học”. Hầu hết các sinh viên nỗ lực hiểu được những tiểu tiết về toán học và bỏ quên mất ý nghĩa thực sự đằng sau các khái niệm kinh tế.
Bộ não con người cực kỳ linh hoạt, nó có khả năng tiếp nhận những thông tin mới ở nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, một số dạng thông tin sẽ dễ dàng đi vào não hơn những dạng khác. Trong nhiều trường hợp, các sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi “đánh vật” với các biểu thức và đồ thị. Nhưng vì loài người đã tiến hóa để thành một giống loài ưa chuyện, nên hầu như tất cả mọi người đều dễ dàng nắm bắt những thông tin dưới dạng chuyện kể.
Tôi tình cờ hiểu được điều này cách đây 20 năm, khi tôi tham gia vào chương trình “Viết về các môn học của bạn” do trường đại học tổ chức, lấy ý tưởng từ một kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một trong những cách học tốt nhất là viết về thứ mình học. Walter Doyle và Kathy Carter, những người đề xướng thuyết học bằng cách kể chuyện, đã viết như sau: “Cốt lõi của lý thuyết này là con người có một khuynh hướng phổ biến là ‘kể’ lại những trải nghiệm của họ, có nghĩa là đã áp dụng cách diễn dịch theo lối kể chuyện khi truyền đạt những thông tin và trải nghiệm của họ”. Nhà tâm lý học Jerome Bruner, đồng thời cũng là một người theo thuyết “Học qua cách kể chuyện” nhận thấy rằng trẻ em thường kể mọi việc dưới dạng những câu chuyện, và khi tìm hiểu thế giới xung quanh, chúng dùng những trải nghiệm đã được “chuyện kể hóa” như là nền tảng để phát triển những suy nghĩ mới... Nếu chúng không hiểu được một điều gì đó theo cấu trúc chuyện kể thì chúng sẽ khó nhớ kỹ và khó mà nghiền ngẫm sâu thêm về vấn đề đó”.
Tóm lại, não người dường như có đặc tính tiếp thu tốt những thông tin ở dạng chuyện kể. Bài tập viết “Nhà tự nhiên kinh tế” của tôi đã trực tiếp tận dụng thế mạnh này. Bài tập yêu cầu học sinh đặt tựa cho bài viết dưới dạng câu hỏi. Tôi có ba lý do để tin rằng nếu buộc sinh viên tự đưa ra câu hỏi hay nhất của mình thì sẽ rất có lợi cho các em. Thứ nhất, để đặt ra được một câu hỏi hay, các em thường phải cân nhắc chọn lựa nhiều câu hỏi khác nhau, bản thân quá trình này đã là sự luyện tập hữu ích. Thứ hai, các sinh viên khi đặt ra được những câu hỏi thú vị sẽ thấy thích thú với bài tập và đầu tư nhiều công sức hơn cho nó. Thứ ba, sinh viên nào nghĩ ra được câu hỏi hay cũng thường thích kể với người khác. Nếu bạn không áp dụng được một điều đã học trong sách vở vào thực tế thì nghĩa là bạn chưa thực sự nắm bắt được điều đó. Ngược lại, một khi bạn đã biết tự mình vận dụng, thì kiến thức đó mãi mãi là của bạn.
Nguyên tắc chi phí - lợi ích
Nguồn gốc của mọi lý thuyết kinh tế là nguyên tắc về sự tương quan giữa chi phí và lợi ích. Theo nguyên tắc này, bạn chỉ thực hiện một hành động nào đó khi và chỉ khi lợi ích tăng thêm do hành động đó mang lại cao hơn chi phí tăng thêm phải bỏ ra. Một nguyên tắc quá đơn giản phải không? Nhưng không phải lúc nào cũng dễ áp dụng đâu.
Ví dụ 1: Bạn định mua một chiếc đồng hồ báo thức trị giá 10 bảng tại cửa hàng gần sát trường bạn; cùng lúc đó, bạn của bạn cho biết rằng tại tiệm Tesco dưới phố có bán chiếc đồng hồ y hệt với giá chỉ 5 bảng. Vậy bạn sẽ xuống phố và mua cái đồng hồ giá 5 bảng hay mua ngay ở cửa hàng gần trường? Trong cả hai trường hợp nói trên, khi đồng hồ bị hỏng trong thời gian bảo hành, bạn đều phải gửi nó đến nhà sản xuất để sửa chữa.
Tất nhiên là không có đáp án hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Mỗi người đều phải tự cân nhắc những chi phí và lợi ích có liên quan từ góc độ của bản thân. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt ra tình huống này với một số người, đa số đều chọn mua đồng hồ ở tiệm Tesco.
Giờ bạn hãy thử xem câu hỏi sau:
Ví dụ 2: Bạn định mua một chiếc máy tính xách tay trị giá 1.205 bảng tại cửa hàng gần trường. Bạn có thể mua một chiếc tương tự với giá 1.200 bảng tại tiệm Tesco (hai máy này có chế độ bảo hành giống nhau: Dù là mua ở đâu thì khi hỏng, bạn đều phải gửi đến nhà sản xuất để sửa). Vậy bạn sẽ mua máy tính xách tay ở đâu?
Trong trường hợp này, đa số người được hỏi chọn mua máy tính ở cửa hàng gần trường. Tự thân câu trả lời này không sai. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi rằng liệu một người tiêu dùng thông minh nên hành động như thế nào là hợp lý trong hai trường hợp trên thì dựa trên nguyên tắc chi phí - lợi ích, hai câu trả lời trên thật ra phải giống nhau. Dù trong trường hợp nào đi nữa, nếu xuống phố mua hàng thì lợi ích, hay nói cách khác là số tiền bạn tiết kiệm được, trị giá 5 bảng. Chi phí là tất cả những khoản bạn phải chi khi mất công đi xuống phố. Những khoản này là như nhau trong cả hai trường hợp. Vậy nếu lợi ích đem lại và chi phí bỏ ra đều như nhau thì câu trả lời cho cả hai trường hợp cũng phải giống nhau.
Tuy nhiên, nhiều người có khuynh hướng nghĩ rằng tiết kiệm được 50% giá tiền khi xuống phố mua đồng hồ có vẻ là khoản lợi lớn hơn so với tiết kiệm 5 bảng khi mua máy tính xách tay trị giá tới 1.205 bảng. Đó không phải là cách lập luận đúng đắn. Lối suy nghĩ tập trung vào tỷ lệ rất hợp lý trong những tình huống khác, nhưng không phải trong tình huống này.
Như vậy, việc cân nhắc giữa chi phí và lợi ích rõ ràng là điều bạn nên làm. Khi xem xét nguyên tắc chi phí - lợi ích trong một ví dụ đầy bất ngờ, bạn sẽ có một câu chuyện thú vị để kể. Hãy thử đặt ra những câu hỏi nêu trên với bạn bè để xem họ trả lời như thế nào. Trong quá trình trao đổi qua lại đó, bạn sẽ hiểu sâu hơn về nguyên tắc chi phí - lợi ích.
Ngay sau khi giới thiệu với các sinh viên các ví dụ để minh họa cho nguyên tắc chung, tôi sẽ cho họ bài tập để tự áp dụng nguyên tắc đó. Đây là bài tập tôi đưa ra sau khi đã giới thiệu các ví dụ về đồng hồ và máy tính nói trên:
Ví dụ 3: Bạn sắp có hai chuyến công tác và một phiếu giảm giá, phiếu này chỉ áp dụng được cho một chuyến đi. Bạn tiết kiệm được 40 bảng cho chuyến đi có chi phí 100 bảng đến Paris hoặc tiết kiệm được 50 bảng cho chuyến đi có chi phí 1000 bảng đến Tokyo. Vậy bạn sẽ dùng phiếu giảm giá cho chuyến đi nào?
Hầu như tất cả mọi người đều trả lời đúng khi cho rằng nên dùng phiếu giảm giá cho chuyến đi
Tôi chọn những câu hỏi trên đưa vào cuốn sách này không chỉ vì tôi thấy chúng thú vị, mà còn vì chúng liên quan trực tiếp đến những nguyên tắc quan trọng nhất của kinh tế học cơ bản. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ thấy việc đọc cuốn sách này là một cách học kinh tế thật nhẹ nhàng, thậm chí vui thú. Tôi chọn những câu hỏi thú vị và những câu trả lời ngắn gọn để người đọc có thể kể lại và trao đổi về chúng trong những cuộc nói chuyện.
Tôi yêu cầu các sinh viên hãy coi đáp án cho những câu hỏi là những giả thuyết tốt, dùng làm cơ sở cho những phân tích và thử nghiệm sâu hơn. Những đáp án đó không phải là đáp án cuối cùng. Khi Ben Bernanke và tôi đưa ví dụ của Bill Tjoa về những máy rút tiền cho tài xế với ký tự chấm nổi trên phím bấm vào trong sách dạy kinh tế học cơ bản, có người đã gửi cho tôi một e-mail đầy tức giận. Người đó cho biết rằng lý do thực sự của những phím bấm có ký tự chấm nổi là những quy định về việc hỗ trợ người khuyết tật. Ông ta gửi cho tôi đường dẫn tới một trang web có những tài liệu minh chứng cho điều mình nói. Đúng là có quy định rằng trên phím bấm mọi máy rút tiền đều phải có ký tự chấm nổi. Dù rằng người khiếm thị hiếm khi dùng máy rút tiền ven đường cho tài xế, nhưng hoàn toàn vẫn có thể xảy ra trường hợp một người khiếm thị đi taxi, ghé ngang máy rút tiền để dùng mà không muốn đọc số PIN cho tài xế bấm giùm.
Tôi viết thư trả lời ông ta rằng tôi có bảo sinh viên là câu trả lời của các em không nhất thiết phải đúng. Tôi cũng đề nghị ông xem lại trong hoàn cảnh nào thì người ta áp dụng quy định này. Nếu việc tạo ra những phím bấm có ký tự chấm nổi trên máy rút tiền dành cho tài xế quá tốn kém, thì điều luật này có được ban hành không? Nhiều khả năng là không. Vấn đề là việc đó không tốn kém gì mấy. Chính vì không quá rắc rối mà lại hữu dụng trong một vài trường hợp, nên các nhà làm luật mới đưa ra quy định đó để cuối năm có cái mà báo cáo rằng họ đã làm được chuyện có ích. Trong trường hợp này, những lý giải của Tjoa hợp lý hơn lá thư giận dữ kia. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, có thể sẽ có những câu trả lời khác hoàn thiện hơn và hợp lý hơn phần giải thích của các sinh viên.
Nói chung, các nhà sản xuất sẽ không muốn thêm tính năng mới vào sản phẩm trừ khi nó làm tăng giá trị sản phẩm (hay nói cách khác là tăng lợi ích) cho khách hàng và giá trị tăng này phải cao hơn chi phí đầu tư cần thiết. Trong hầu hết các trường hợp, thiết kế của sản phẩm phải đảm bảo sự cân đối giữa việc tích hợp những tính năng làm khách hàng đạt được sự hài lòng cao nhất mà vẫn phải giữ giá bán cạnh tranh.
Sự cân đối này được minh họa rõ nét trong những tiến bộ về tính năng của xe hơi. Tôi mua chiếc xe hơi đầu tiên vào mùa xuân năm 1961 khi còn là học sinh trung học1. Lúc đó, mẩu quảng cáo về chiếc xe này như sau: “Xe Pontiac Chieftain hai cửa đời 1955, động cơ V8, có radio, có hệ thống sưởi, số tay, bán giá 375 đô-la còn thương lượng”.
Ngày nay, mọi xe hơi đều có hệ thống sưởi nhưng năm 1955 thì đó là tính năng tùy chọn. Nhiều xe bán tại vùng Nam Florida quê tôi không có hệ thống sưởi. Dù đó là nơi khí hậu ấm áp nhưng người ta vẫn có thể cần bật hệ thống sưởi trong xe hơi vài ngày mỗi năm vào mùa đông. Thời đó thu nhập thấp hơn hiện nay nhiều nên người mua xe hơi sẵn lòng bỏ qua tiện nghi đó để được giảm giá chút đỉnh. Vào lúc đó, nhà sản xuất nào chỉ bán xe hơi có sẵn hệ thống sưởi có thể sẽ thất bại trước những đối thủ cạnh tranh chào bán những dòng xe giá rẻ hơn.
Tuy nhiên, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, số người sẵn lòng chịu lạnh vào mùa đông để tiết kiệm chút tiền cũng giảm xuống. Khi nhu cầu về xe hơi không có hệ thống sưởi giảm tới một ngưỡng nhất định, các nhà buôn bán xe hơi không còn muốn trưng bày dòng xe này trong cửa hàng nữa. Tất nhiên, họ có thể bán xe hơi không hệ thống sưởi với giá cao hơn nếu khách đặt làm riêng, nhưng rõ ràng không khách hàng nào chịu làm vậy. Cuối cùng, dòng xe hơi không hệ thống sưởi hoàn toàn biến mất.
Loại động cơ V8 lắp trên chiếc xe đầu tiên của tôi được nhiều người chọn vào năm 1955, ngoài nó ra chỉ còn một loại phổ biến khác là động cơ sáu xi-lanh. Ưu điểm của động cơ V8 là nó tăng tốc nhanh hơn loại kia dù giá cao hơn và tốn xăng hơn một chút. Tuy nhiên, vào thời đó, xăng vẫn còn rẻ.
Đến những năm 70, các nước Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ quyết định ngừng xuất khẩu dầu sang Mỹ. Giá xăng từ 38 cent một gallon tại thời điểm giữa năm 1973 tăng lên đến 52 cent một gallon vào cuối năm. Lần gián đoạn nguồn cung thứ hai vào năm 1979 đẩy giá lên 1,19 đô-la vào năm 1980. Trước sự tăng giá này, nhiều người tiêu dùng quyết định rằng tính năng tăng tốc vượt trội của động cơ V8 không đáng với chi phí bỏ ra, và thế là loại động cơ này gần như biến mất trên thị trường. Loại động cơ sáu xi-lanh vẫn phổ biến trên thị trường Mỹ, nhưng động cơ bốn xi-lanh – loại trước đây rất hiếm được lắp trên xe hơi Mỹ trước những năm 70 – nhanh chóng trở thành loại được ưa chuộng nhất.
Tuy nhiên, vào đầu những năm 80, giá xăng dầu bình ổn trở lại và trên thực tế bắt đầu giảm giá tương đối so với các mặt hàng khác. Vào năm 1999, giá một gallon xăng là 1,40 đô-la, trên thực tế thấp hơn mức giá 38 cent vào thời điểm giữa năm 1973 (nghĩa là vào năm 1999, số tiền 1,40 đô-la mua được số lượng hàng hóa và dịch vụ ít hơn lượng mà số tiền 38 cent mua được vào năm 1973). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên là vào những năm 90, dung tích động cơ xe hơi trên thị trường lại tăng lên.
Trong những năm gần đây, giá xăng lại leo thang và chúng ta lại chứng kiến lần nữa những diễn biến đã xảy ra trong những năm 70. Ví dụ như, thậm chí trước khi giá xăng tại Mỹ tăng lên mức 3 đô-la/gallon vào năm 2005, hãng xe Ford đã ngừng sản xuất Excursion – dòng xe thể thao đa dụng lớn nhất nặng tới 3,4 tấn, loại này chạy một lít xăng chỉ được 4,2 km. Động cơ lai (hybrid) tiết kiệm nhiên liệu hiện đang bán chạy đến mức các đại lý thường bán nó cao hơn bảng báo giá chính thức.
Tóm lại, mẫu thiết kế là những tính năng được quyết định dựa trên nguyên lý chi phí và lợi ích. Một lần nữa, nguyên lý này xác định rằng bất kỳ hành động nào cũng chỉ được thực hiện khi và chỉ khi lợi ích của nó ít nhất đảm bảo bù đắp được chi phí. Vì vậy, thiết kế sản phẩm sẽ không thêm một chi tiết nào trừ khi lợi ích (được đo bằng số lượng khách hàng sẵn lòng trả thêm để có tính năng đó) ít nhất ngang bằng với chi phí (được đo bằng chi phí mà nhà sản xuất phải đầu tư thêm khi bổ sung tính năng đó).
Nguyên lý này cũng được chứng minh rõ trong quá trình phát triển các hộp số xe hơi. Vào năm 1955, hộp số tay của
Trong trường hợp này, một lần nữa, các nhà sản xuất phải cân nhắc, nếu tăng giá sản phẩm thì khách hàng có chấp nhận trả thêm hay không. Về mặt chi phí, cứ tăng thêm một số thì giá thành hộp số tăng và giá xe hơi dùng hộp số đó cũng tăng theo. Liệu khách hàng có đồng ý trả cao hơn không? Về mặt lợi ích, nhiều số hơn nghĩa là khả năng tăng tốc nhanh hơn và tiết kiệm xăng. Vậy câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mức độ chấp nhận của khách hàng khi trả thêm tiền cho những tiện ích tăng thêm này.
Xe hơi chỉ hoạt động được nếu có ít nhất hai hoặc ba số. (Nếu chỉ có một số thì bạn chọn cái nào nhỉ? Số chậm hay số nhanh?) Vì thế, xét về mặt thiết kế sản phẩm, bộ truyền động ba số trên chiếc
Những ví dụ khác trong chương này sẽ chứng minh nguyên lý chi phí - lợi ích không chỉ tác động tới những phát triển trong thiết kế xe hơi mà còn tác động tới những sản phẩm và dịch vụ khác. Ba ví dụ đầu tiên minh chứng rằng một tính năng sản phẩm sẽ không được thêm vào thiết kế nếu nó ít khi được dùng hoặc ít khi phát huy tác dụng.
Vì sao khi mở cửa ngăn lạnh thì đèn bật sáng còn khi mở ngăn đá thì không? (Karim Abdallah)
Động cơ của các nhà tự nhiên kinh tế khi đi tìm đáp án cho câu hỏi này là nhằm kiểm nghiệm tương quan giữa chi phí và lợi ích. Chi phí lắp bóng đèn tự động bật sáng khi mở cửa trong ngăn lạnh và ngăn đá gần như bằng nhau. Các nhà kinh tế học gọi đó là chi phí cố định; trong trường hợp này có nghĩa là chi phí đó không biến động theo số lần mở cửa. Xét về mặt lợi ích, nếu có bóng đèn bên trong bất kỳ ngăn nào thì khách hàng sẽ dễ tìm thấy đồ hơn. Vì người ta mở ngăn lạnh thường xuyên hơn ngăn đá nhiều nên việc lắp bóng đèn trong ngăn lạnh rõ ràng là đem lại lợi ích cao hơn. Như vậy, vì chi phí lắp bóng đèn ở hai ngăn là như nhau, nguyên lý chi phí - lợi ích cho thấy việc lắp bóng đèn trong ngăn lạnh là hợp lý hơn lắp trong ngăn đá.
Tất nhiên, quan điểm của khách hàng về giá trị của sự thuận tiện khi lắp đèn trong ngăn đá không giống nhau. Nhìn chung lợi ích mang lại của chúng, căn cứ theo loại người chấp nhận trả tiền để có được những tính năng đó, có xu hướng tăng khi thu nhập tăng. Do vậy, từ nguyên tắc chi phí - lợi ích, ta dự báo được rằng những khách hàng rất giàu có sẽ cho rằng tiện ích có được khi lắp đèn trong ngăn đá là xứng đáng để chi thêm. Dòng tủ lạnh Sub-Zero Pro 48 không chỉ có đèn trong ngăn đá mà còn có đèn trong khay làm đá riêng nữa. Giá tiền của sản phẩm này? 12.000 bảng. Chiếc tủ lạnh Sub-Zero Pro 48 là một ví dụ cho thấy rằng ngoại lệ giúp chứng minh cho quy luật.
Vì sao máy tính xách tay tương thích với nguồn điện tại mọi quốc gia trong khi đa số các thiết bị điện khác thì không? (Minsoo Bae)
Tại Mỹ, các hộ gia đình dùng điện 110 volt còn điện áp chuẩn ở Anh là 240 volt. Dây cáp điện của máy tính xách tay có bộ phận biến thế tự động, giúp cho máy tính có thể hoạt động với bất kỳ điện áp nào. Ngược lại, tivi và tủ lạnh chỉ dùng được với điện áp theo đúng thiết kế ban đầu. Nếu muốn dùng tủ lạnh Mỹ tại Anh, người tiêu dùng phải mua một máy biến thế riêng để chuyển điện áp 240 volt thành 110 volt. Tương tự, nếu muốn dùng tivi Anh ở Mỹ, người ta cũng phải mua máy biến thế để chuyển điện áp từ 110 volt thành 240 volt. Vì sao những thiết bị điện đó không dùng được nhiều điện áp như máy tính xách tay?
Việc cấp điện ở điện áp 240 volt thay vì 110 volt sẽ giúp tiết kiệm hơn một chút nhưng cũng sẽ nguy hiểm hơn dùng điện 110 volt. Từng có nhiều tranh luận nảy lửa tại các quốc gia về việc nên dùng điện áp nào, và bất cứ quyết định nào cũng sẽ kéo theo một lượng tiền khổng lồ đổ vào đầu tư cho hệ thống dùng loại điện áp đó. Vì vậy, trong tương lai gần, khó có khả năng các quốc gia chấp nhận thay đổi điện áp đang dùng. Vì vậy, những người đi từ nước này sang nước khác cần một phương tiện nào đó giúp họ có thể dùng thiết bị điện mang theo với bất kỳ loại điện áp nào.
Nếu thêm bộ phận biến thế vào mọi thiết bị điện thì vấn đề sẽ được giải quyết, nhưng đồng thời cũng làm tăng giá thành. Vì đại đa số ngăn lạnh, máy giặt và tivi được tiêu thụ tại thị trường nội địa sẽ rất hiếm khi có cơ hội được sử dụng bên ngoài quốc gia đó nên việc chịu thêm chi phí để lắp bộ phận biến thế trong là bất hợp lý.
Máy tính xách tay là một ngoại lệ đáng chú ý, đặc biệt là trong thời kỳ nó mới ra đời. Đại đa số những người sử dụng máy tính xách tay thời kỳ đầu là những người cần mang theo máy tính xách tay trong các chuyến công tác trong và ngoài nước. Với những người này, chiếc máy biến thế đời đầu kềnh càng là một gánh nặng không thể chấp nhận trong các chuyến bay quốc tế. Vì vậy, các nhà sản xuất tích hợp luôn thiết bị biến thế vào sản phẩm ngay từ đầu.
Vì sao các cửa hàng tiện lợi mở cửa suốt 24 giờ lại mất công gắn khóa vào cửa? (Leanna Beck, Ebony Johnson)
Nhiều cửa hàng tiện lợi mở cửa liên tục suốt 24 giờ trong ngày, 365 ngày trong năm. Nếu không bao giờ khóa cửa thì họ mất công gắn khóa vào cửa để làm gì?
Tất nhiên có khả năng trong trường hợp khẩn cấp nào đó, cửa hàng cần phải đóng cửa, dù chỉ trong thời gian ngắn. Ví dụ vào năm 2007, cư dân nhiều vùng tại Anh bị buộc di tản khẩn cấp để tránh lũ. Trong trường hợp đó, rõ ràng một cửa hiệu không khóa là miếng mồi béo bở cho bọn hôi của.
Ngay cả khi cửa hàng thực sự không bao giờ phải đóng cửa, việc mua những cánh cửa không khóa cũng chưa hẳn là có lợi.
Những cánh cửa công nghiệp chủ yếu được bán cho những cơ sở không mở cửa 24/24. Những cơ sở này có lý do hiển nhiên để lắp khóa trên cửa. Vì thế, nếu đa số cửa đều cần khóa thì việc sản xuất hàng loạt cánh cửa có khóa giống nhau sẽ tiết kiệm hơn; cũng như sản xuất tất cả máy rút tiền đều có phím bấm in chấm nổi sẽ rẻ hơn, kể cả máy rút tiền ven đường cho tài xế.
Đôi khi những quy tắc hình học phần nào cũng có tác động tới thiết kế sản phẩm, như trong hai ví dụ dưới đây.
Vì sao sữa được đựng trong bao bì dạng hình hộp chữ nhật trong khi nước giải khát đựng trong lon hình trụ tròn?
Hầu như mọi loại nước giải khát không cồn đều được đựng trong lon hình trụ, dù là lon làm bằng nhôm hay thủy tinh. Hộp sữa thường làm bằng nhựa hay giấy cứng và gần như luôn có dạng hình hộp chữ nhật. Bao bì hình hộp giúp tiết kiệm không gian kệ trưng bày. Vậy thì, tại sao các nhà sản xuất nước giải khát lại thích dùng lon hình trụ tròn?
Với những vỏ hộp làm bằng nhôm, một lý do là hình trụ tròn là hình dạng chịu được áp lực cao nhất sinh ra từ các loại nước có ga. Mặt khác, người ta hay uống nước thẳng từ lon, tay ta khi cầm lon hình trụ tròn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, vì vậy chi phí phát sinh cho không gian lưu giữ là có thể chấp nhận được. Điều này cũng lý giải vì sao chai hay lon làm bằng thủy tinh cũng có dạng hình trụ tròn, dù rằng bao bì hình hộp chữ nhật bằng thủy tinh cũng có thể chịu được áp lực sinh ra từ nước có ga. Đối với sữa, việc tạo cảm giác thoải mái cho người tiêu dùng khi cầm trong tay không quan trọng bằng, vì thường người ta không uống sữa trực tiếp từ hộp.
Ngay cả khi người tiêu dùng uống sữa trực tiếp từ hộp giấy đi nữa thì theo nguyên lý chi phí - lợi ích, người ta cũng không nên dùng vỏ hộp hình trụ tròn cho sữa. Dù rằng bao bì hình hộp giúp tiết kiệm không gian trên kệ dù nó chứa thứ gì bên trong, nhưng việc tiết kiệm không gian có vai trò quan trọng với sản phẩm sữa hơn là sản phẩm nước giải khát. Bởi lẽ đa số nước giải khát trong siêu thị được đặt trên các kệ mở, vốn rất rẻ và không cần chi phí vận hành nào khác. Trong khi đó, sữa được chứa trong ngăn lạnh, những tủ này giá đắt và phải tốn phí vận hành. Vì vậy, không gian trên kệ trong các ngăn lạnh này rất quý và làm tăng lợi ích của việc đựng sữa trong hộp hình trụ chữ nhật.
Tại sao người ta lại sản xuất các lon nhôm với chi phí cao hơn mức cần thiết? (Charles Redding)
Chức năng của lon nhôm là để đựng nước giải khát. Cỡ lon phổ biến được bán khắp nơi trên thế giới chứa 355ml chất lỏng có hình trụ tròn với chiều cao gần gấp đôi chiều rộng (cao 12cm, đường kính đáy 6,5cm). Nếu làm những chiếc lon này thấp hơn và đáy to hơn, ta sẽ tiết kiệm được lượng nhôm đáng kể. Ví dụ như một lon nhôm với chiều cao chỉ 7,8cm và đường kính đáy 7,6cm sẽ tiết kiệm được khoảng 30% nhôm nguyên liệu nhưng vẫn chứa được lượng chất lỏng tương đương. Những lon thấp hơn sẽ giúp tiết kiệm giá thành sản xuất, vậy tại sao người ta vẫn đựng nước giải khát trong những lon cao?
Một khả năng là người tiêu dùng bị “đánh lừa” bởi chiều thẳng đứng của lon nước; các nhà tâm lý học hiểu rất rõ về loại ảo giác này. Ví dụ, khi được hỏi thanh nào dài hơn giữa hai thanh hình chữ nhật trong hình bên dưới, đa số trả lời đầy chắc chắn rằng thanh ở chiều đứng dài hơn. Thật ra, bạn có thể dễ kiểm tra lại và thấy rằng hai thanh hoàn toàn bằng nhau.
Khách hàng có thể không muốn mua lon nước ngọt thấp hơn vì cho rằng nó đựng được ít nước hơn. Tuy nhiên, nếu dựa trên cách giải thích này thì xem ra các đối thủ cạnh tranh trong ngành nước giải khát đang bỏ qua một cơ hội kiếm lợi nhuận quá dễ. Nếu ảo ảnh thị giác là điều duy nhất khiến khách hàng không chọn những lon nước thấp thì họ chỉ việc cứ đựng nước giải khát vào những lon đó rồi giải thích một cách thật đơn giản cho khách hàng rằng lon của họ chứa lượng nước bằng với loại lon truyền thống. Vì lon thấp hơn sẽ giúp tiết kiệm chi phí nên nhà sản xuất có thể bán nước giải khát với giá cạnh tranh hơn một chút mà vẫn đảm bảo trang trải được mọi chi phí. Vậy nếu ảo ảnh thị giác là lý do duy nhất, đây là cơ hội tốt để các đối thủ cạnh tranh kiếm lợi nhuận.
Một khả năng khác nữa là khách hàng thích hình dáng của lon cao. Ngay cả khi họ biết hai loại lon chứa cùng lượng nước ngọt ngang nhau, có thể họ vẫn sẵn lòng trả thêm một khoản tiền nhỏ để mua lon cao hơn, cũng giống như khách thuê chấp nhận trả thêm tiền để có phòng khách sạn nhìn ra khung cảnh đẹp.
Đôi lúc, những tính năng trong thiết kế sản phẩm phản ánh những cân nhắc rất tinh tế về việc những tính năng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người sử dụng như thế nào. Ví dụ như những người không muốn bị phạt do chạy quá tốc độ sẽ sẵn lòng trả thêm tiền cho loại xe hơi có gắn thiết bị cảnh báo khi vượt tốc độ cho phép. Ví dụ sau đây phản ánh những quyết định chiến lược của nhà sản xuất khi cân nhắc ảnh hưởng của các tính năng sản phẩm cụ thể đến việc sử dụng sản phẩm đó.
Vì sao ở một số xe hơi nắp bình nhiêu liệu nằm bên phía tài xế còn ở một số xe khác lại nằm bên phía hành khách? (Patty Yu)
Một trong số những chuyện bực mình nhất khi dùng xe hơi thuê là khi bạn lái xe vào cây xăng, đậu cặp trụ bơm ở phía quen thuộc hàng ngày và chợt nhận ra nắp xăng nằm ở phía bên kia xe. Các nhà sản xuất xe hơi có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này bằng cách lúc nào cũng đặt nắp xăng ở một bên cố định. Vậy sao họ không làm thế?
Tại những nước có quy định lưu thông bên phải đường như Mỹ, rẽ phải thường dễ hơn rẽ trái, vì không phải băng ngang qua dòng xe cộ đang lưu thông. Vì thế, đa số tài xế thường mua nhiên liệu ở những cây xăng mà họ có thể rẽ phải vào. Giả sử như lúc nào bình nhiên liệu cùng nằm bên phía tài xế. Khi đó, các tài xế sẽ luôn cặp bên phải trụ bơm để đổ nhiên liệu. Trong giờ cao điểm, phía bên phải trụ bơm sẽ đông nghẹt trong khi phía bên trái lại vắng tanh.
Như vậy, việc thiết kế nắp xăng của các loại xe nằm ở những bên khác nhau là để một số xe có thể đậu đổ xăng ở phía bên trái trụ bơm. Như vậy, tài xế sẽ giảm được việc xếp hàng chờ đổ xăng. Lợi ích này cao hơn nhiều so với bất tiện khi thỉnh thoảng đậu nhầm bên của trụ bơm khi dùng xe thuê.
Trong một số trường hợp khác, thiết kế sản phẩm không chỉ chịu ảnh hưởng bởi cách sử dụng mà còn bởi thông tin mà sản phẩm muốn truyền tải đến khách hàng. Trong hai ví dụ dưới đây, thông tin truyền đạt dưới một dạng này được người tiêu dùng tiếp nhận dễ hơn hoặc với chi phí thấp hơn một số dạng khác.
Vì sao đa số xe taxi ở khu
Khi đứng trên nóc tòa nhà Empire State tại Manhattan, New York nhìn xuống đại lộ số 34, bạn có thể thấy 70% xe lưu thông trên đường đều là những xe bốn chỗ (saloon) màu vàng tươi. Trừ vài chiếc Lotus hay Lamborghini, hầu hết các xe màu vàng đó đều là taxi, đa số là xe Ford. Tại một thành phố nhỏ khác, không có chiếc taxi nào sơn vàng và đa số là xe bảy chỗ (MPV). Vì sao có sự khác biệt này?
Ở
Tại Manhattan, một xe taxi thường chỉ chở một khách, và tài xế chẳng được thêm lợi lộc gì khi chở quá bốn người. Vì vậy, các tài xế taxi tại
Nhu cầu xe taxi tại những thành phố tương đối nhỏ thì khác. Tại đây, chi phí cho xe hơi rẻ hơn tại
Có người phản biện rằng taxi tại
Những tài xế taxi ở các thành phố nhỏ thích dùng xe bảy chỗ hơn xe bốn chỗ vì khách thường đi theo nhóm. Tại đây, sinh viên và những người không có xe hơi thường có thu nhập thấp, vì vậy họ muốn đi chung xe taxi cho tiết kiệm. Ví dụ như taxi từ sân bay La Guardia về New York chỉ chở một khách, trong khi taxi tại các sân bay địa phương thường chở một nhóm khách từ bốn người trở lên.
Vì sao hình chân dung trên đồng xu là hình bán diện trong khi chân dung trên tờ tiền giấy lại là hình trực diện? (Andrew Lack)
Hãy thử nhìn mấy đồng xu lẻ trong túi, bạn sẽ thấy rằng gương mặt của Nữ hoàng trên đồng xu và đồng bảng Anh đều là hình bán diện. Tuy nhiên, khi mở ví xem các tờ tiền giấy, bạn sẽ thấy tất cả chân dung Nữ hoàng đều là hình trực diện. Trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi, các quốc gia khác cũng in chân dung bán diện lên đồng xu và chân dung trực diện lên tiền giấy. Vì sao có sự khác biệt này?
Câu trả lời đơn giản là mặc dù các họa sĩ thường thích chân dung trực diện hơn, nhưng kỹ thuật chạm khắc trên kim loại rất phức tạp nên khó mà tạo ra một chân dung trực diện rõ ràng trên đồng xu. Độ nổi của chân dung in trên đồng xu thường nhỏ hơn 0,4cm, vì vậy rất khó khắc những chi tiết cần thiết để dễ nhận ra một chân dung trực diện. Ngược lại, khi khắc hình bán diện, chỉ cần dựa trên viền bóng thôi cũng có thể nhận ra chân dung. Tất nhiên có thể khắc trên đồng xu những chi tiết cần thiết để tạo ra chân dung trực diện rõ ràng, nhưng khi đó chi phí sản xuất sẽ rất cao. Hơn nữa, nhiều nét khắc nhỏ sẽ bị mòn đi nhanh chóng trong quá trình lưu thông tiền xu.
Nếu việc dùng hình bán diện giúp việc sản xuất tiền dễ dàng hơn và người tiêu dùng cũng dễ nhận biết hơn, tại sao không in hình bán diện lên tiền giấy? Lý do là vì chân dung trực diện in trên tiền giấy với nhiều chi tiết phức tạp hơn sẽ giúp hạn chế việc làm tiền giả.
Hai ví dụ cuối cùng trong chương này cho thấy rằng có khi rất khó mà lý giải được vì sao một sản phẩm lại được thiết kế như vậy trừ khi ta hiểu được những tính năng từng hữu dụng trong quá khứ của nó.
Vì sao đĩa DVD lại có hộp vỏ đĩa lớn hơn nhiều so với đĩa CD trong khi kích cỡ hai loại đĩa này hoàn toàn bằng nhau? (Laura Enos)
Đĩa CD được đựng trong hộp ngang 148mm, dài 125mm. Đĩa DVD đựng trong hộp ngang 135mm, dài 191mm. Vì sao hai loại đĩa có kích cỡ hoàn toàn bằng nhau lại đựng trong những vỏ hộp khác nhau đến vậy?
Ta có thể lý giải được sự khác biệt đó nếu xem xét về quá trình ra đời và phát triển của đĩa CD. Trước khi đĩa CD kỹ thuật số xuất hiện, đa số đĩa nhạc làm bằng nhựa vinyl và đựng trong bìa vuông mỗi cạnh 302mm. Giá đựng đĩa vinyl đủ rộng để đựng hai hàng đĩa CD với miếng phân cách giữa chúng. Như vậy, thiết kế vỏ đĩa CD có chiều rộng nhỏ hơn một nửa chiều rộng vỏ đĩa vinyl là để người bán lẻ không phải tốn nhiều chi phí để thay toàn bộ hệ thống giá lưu giữ và trưng bày đĩa.
Kích cỡ của vỏ đĩa DVD cũng được xác định dựa trên những tính toán tương tự như vậy. Trước khi đĩa DVD trở nên phổ biến, các cửa hàng cho thuê băng video dưới dạng VHS đựng trong hộp ngang 135mm và dài 191mm. Những cuộn phim này được cuốn từ bên này sang bên kia qua hai trụ quay. Trong thời gian người tiêu dùng đang dần chuyển qua dùng loại đĩa hình mới, việc sản xuất ra những vỏ hộp DVD có cùng chiều dài với hộp băng VHS giúp các cửa hàng có thể trưng bày đĩa DVD lên những kệ có sẵn. Ngoài ra, điều này cũng góp phần khuyến khích khách hàng chuyển sang dùng đĩa DVD vì họ có thể cất chúng trên những ngăn kệ lúc trước để băng VHS.
Vì sao trên trang phục nữ, nút áo nằm bên trái còn trên trang phục nam, nút áo nằm bên phải qua? (Gordon Wilde, Katie Willers và những người khác)
Trong ngành công nghiệp thời trang, các nhà sản xuất luôn tuân theo những tiêu chuẩn nhất định dù rằng quần áo có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau để phục vụ cho những nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là những tiêu chuẩn dùng cho trang phục nữ lại hoàn toàn ngược lại với trang phục nam. Nếu quy chuẩn này được chọn tùy hứng thì đã đành. Nhưng quy chuẩn trên trang phục nam xem ra cũng khá tiện lợi cho phái nữ. Dù sao thì 90% dân số trên thế giới – dù là nam hay nữ – đều thuận tay phải; vì thế việc cài nút áo từ bên phải sang có vẻ tiện hơn. Vậy tại sao trên trang phục nữ, nút áo lại nằm bên trái?
Đây là một ví dụ mà trong đó lịch sử đóng vai trò thực sự quan trọng. Khi nút áo được phát minh ra lần đầu tiên vào thế kỷ 17, chúng chỉ xuất hiện trên trang phục những người giàu có. Theo phong tục thời đó, đàn ông tự mặc quần áo còn phụ nữ thì được người hầu giúp. Thiết kế nút áo nằm bên trái trên trang phục nữ giúp người hầu – đa số thuận tay phải – cài nút dễ dàng hơn. Nút áo trên trang phục nam nằm bên phải không chỉ để tiện lợi cho đàn ông khi tự mặc đồ, mà khi đàn ông dùng tay phải rút kiếm đeo ở hông trái, kiếm sẽ khó vướng vào áo hơn.
Ngày nay, rất ít phụ nữ nhờ người hầu mặc quần áo, vậy thì tại sao người ta vẫn áp dụng quy chuẩn thiết kế nút áo nằm bên trái trên trang phục nữ? Đó là vì một khi quy chuẩn đã được thiết lập thì rất khó thay đổi. Khi mà tất cả nút áo nữ đều nằm bên trái, sẽ rất rủi ro nếu một công ty may mặc đơn lẻ nào đó chào bán áo với nút nằm bên phải. Phụ nữ đã quá quen với cách cài áo như cũ nên sẽ phải tập hình thành thói quen và kỹ năng để chuyển qua cách cài áo mới. Ngoài ra, một số phụ nữ sẽ thấy e ngại khi xuất hiện trước người khác trong bộ áo với nút nằm bên phải, vì có thể ai đó sẽ để ý và cho là họ mặc áo của nam.