Lê Thánh Tông - Nhà cải cách hoàn thiện nhất thế kỷ XV
Update Date:
04/26/2009
“Tư chất và tính khí nhà vua cao sáng, ham học không biết mỏi, tay không rời sách; kinh, sử, chư tử, lịch số, toán, chương đều tinh thông; văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi. Về trị nước thì vua tôn trọng nho thuật, cất nhắc anh tài, sáng lập chế độ, khôi phục và mở mang bờ cõi, văn vũ, tài lược hơn các đời. Người ta cho chính trị đời Hồng Đức là rất thịnh”. Đó là những dòng mà nhà bác học Phan Huy Chú viết về vua Lê Thánh Tông, con trai út của vua Lê Thái Tông.
Mẹ của ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao, theo chị là Xuân vào hậu cung hầu vua Lê Thái Tông. Năm 1440 bà được phong làm Tiệp dư. Nhưng do mâu thuẫn trong cung đình nên bà Ngô Thị Ngọc Dao bị đuổi ra khỏi thành, về sống tại nhà mình ở - phía tây nam Quốc Tử Giám (nay là chùa Huy Văn). Lúc này bà đã mang thai. Tương truyền khi sinh, bà nằm mộng thấy thượng đế sai tiên đồng xuống làm con trai của bà. Tiên đồng dùng dằng không chịu đi ngay, thượng đế giận, cầm cái hốt ngọc đánh vào trán chảy cả máu. Bà giật mình tỉnh dậy, sau đó bà sinh hạ một cậu con trai khôi ngô, trên trán còn hằn cả vết sẹo, đặt tên là Lê Tư Thành. Đó là ngày 20/7 năm Nhâm Tuất (1442).
Đây cũng là năm vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở huyện Chí Linh và có vào thăm danh thần Nguyễn Trãi. Thấy người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ có nhan sắc nên vua bắt theo hầu. Chẳng may, khi cùng Nguyễn Thị Lộ về đến Lệ Chi Viên (thuộc huyện Gia Định - nay là huyện Gia Lương, Bắc Ninh) đêm ấy vua cảm bệnh rồi băng. Từ đó, Nguyễn Trãi và gia đình bị kết án oan khốc tru di tam tộc. Sau đó, thái tử Bàng Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi, tức vua Nhân Tông. Lê Tư Thành tuy sống trong dân dã, nhưng vẫn được phong Bình Nguyên Vương và hằng ngày vẫn được vào kinh học tập với các vương khác. Bấy giờ, thầy dạy học là Trần Phong thấy ngài thiên tư sáng láng, thần sắc khác thường lại thông minh hơn người nên càng ra sức dạy dỗ. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Vua lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền. Bẩm tính sinh ra đã biết, mà sớm khuya không lúc nào rời sách vở, tài năng lỗi lạc trời cho, mà chế tác lại càng đặc biệt lưu tâm. Ưa điều thiện, thích người hiền. Tuyên từ thái hậu yêu như con mình đẻ ra, vua Nhân Tông coi là người em hiếm có”. 17 năm sau, vua Lê Nhân Tông thì bị anh ruột là Nghi Dân đảo chính cướp ngôi. Nghi Dân lên ngôi được 8 tháng, nhưng hay nghe lời phỉnh nịnh, giết hại cựu thần nên ai ai cũng oán ghét. Tháng 6/1460 các tướng Nguyễn Xí, Đinh Liệt dựng cờ xướng nghĩa, bắt Nghi Dân đem giết, sau đó rước Lê Tư Thành lên làm vua, tức vua Lê Thánh Tông. Từ năm 1460 - 1469 nhà vua đặt niên hiệu là Quang Thuận, từ 1470 - 1497 lại đặt niên hiệu là Hồng Đức. Đức tính cần cù, ham đọc sách từ thuở thiếu thời đã được ngài gìn giữ cho đến lúc ngất ngưởng trên ngôi báu:
Lòng vì thiên hạ những sơ âu,
Thay việc trời dám trể đâu.
Trống dời canh còn đọc sách,
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu.
Đây cũng là năm vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở huyện Chí Linh và có vào thăm danh thần Nguyễn Trãi. Thấy người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ có nhan sắc nên vua bắt theo hầu. Chẳng may, khi cùng Nguyễn Thị Lộ về đến Lệ Chi Viên (thuộc huyện Gia Định - nay là huyện Gia Lương, Bắc Ninh) đêm ấy vua cảm bệnh rồi băng. Từ đó, Nguyễn Trãi và gia đình bị kết án oan khốc tru di tam tộc. Sau đó, thái tử Bàng Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi, tức vua Nhân Tông. Lê Tư Thành tuy sống trong dân dã, nhưng vẫn được phong Bình Nguyên Vương và hằng ngày vẫn được vào kinh học tập với các vương khác. Bấy giờ, thầy dạy học là Trần Phong thấy ngài thiên tư sáng láng, thần sắc khác thường lại thông minh hơn người nên càng ra sức dạy dỗ. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Vua lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền. Bẩm tính sinh ra đã biết, mà sớm khuya không lúc nào rời sách vở, tài năng lỗi lạc trời cho, mà chế tác lại càng đặc biệt lưu tâm. Ưa điều thiện, thích người hiền. Tuyên từ thái hậu yêu như con mình đẻ ra, vua Nhân Tông coi là người em hiếm có”. 17 năm sau, vua Lê Nhân Tông thì bị anh ruột là Nghi Dân đảo chính cướp ngôi. Nghi Dân lên ngôi được 8 tháng, nhưng hay nghe lời phỉnh nịnh, giết hại cựu thần nên ai ai cũng oán ghét. Tháng 6/1460 các tướng Nguyễn Xí, Đinh Liệt dựng cờ xướng nghĩa, bắt Nghi Dân đem giết, sau đó rước Lê Tư Thành lên làm vua, tức vua Lê Thánh Tông. Từ năm 1460 - 1469 nhà vua đặt niên hiệu là Quang Thuận, từ 1470 - 1497 lại đặt niên hiệu là Hồng Đức. Đức tính cần cù, ham đọc sách từ thuở thiếu thời đã được ngài gìn giữ cho đến lúc ngất ngưởng trên ngôi báu:
Lòng vì thiên hạ những sơ âu,
Thay việc trời dám trể đâu.
Trống dời canh còn đọc sách,
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu.
Suốt 38 năm trên ngôi vua, Lê Thánh Tông đã thi hành nhiều chính sách cải cách rất quan trọng trong lịch sử nước nhà. Nhà vua có công thay đổi và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ Trung ương xuống địa phương và rất có ý thức trong việc bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. “Một thước núi, một tấc sông lẽ nào tự tiện vứt bỏ được… Nếu người nào dám đem một tấc đất của vua Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trị tội nặng”. Về cai trị: Năm 1464, nhà vua chia đất nước ra làm 12 đạo. Đứng đầu mỗi đạo có tòa Đô trông coi về việc binh, tòa Thừa và tòa Hiến trông coi về hành chính. Lại đặt ra chức Giám sát ngự sử để kiểm tra công việc ở các đạo. Dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã. Sau này, năm 1470, lấy thêm được đất Quảng Nam của Chiêm Thành, nhà vua lại đặt làm 13 xứ. Trong 13 xứ chia làm 52 phủ, 172 huyện và 50 châu. Dưới phủ huyện còn có 8.006 hương, phường, xã, trang, sách, động, nguyên, trưởng. Các quan lại địa phương có nhiệm vụ làm bản đồ các đạo mình quản nhiệm, ghi rõ đặc tính của từng miền. Những bản đồ đó gửi về bộ Hộ để làm bản đồ toàn quốc. Có thể xem bản đồ Hồng Đức là bản xưa nhất mà chúng ta còn giữ được - đánh dấu một bước tiến mới về khoa địa lý họa đồ, phản ánh rõ nét về ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền độc lập của nước nhà Đại Việt. Nhà vua còn đặt định lệ là các quan nội ngoại làm việc đến 65 tuổi, các người làm nha lại đến 60 tuổi thì đều được về hưu. Những người ra làm quan, với quyền lực trong tay thường nhũng nhiễu dân. Do đó, từ năm 1470 nhà vua lệnh cho các quan phụ trách Ti, Viện phải thực hiện đều đặn 3 năm một kỳ phép khảo khóa đối với quan lại dưới quyền theo ba nội dung:- Có được lòng dân không? Có yêu thương dân không? Dân trong hạt có trốn đi nơi khác không? Trên cơ sở đó mà thanh lọc đội ngũ quan lại. Việc làm này, khiến ta nhớ đến chủ trương hiện nay Đảng ta đang thực hiện trong việc Chỉnh đốn Đảng - là biện pháp làm trong sạch Đảng rất hợp lòng dân.
Về sưu thuế và canh tác: Vua Lê Thánh Tông khuyến khích phát triển việc làm ruộng, trồng dâu. Đặt ra quan Hà đê và quan Khuyến nông để trông coi việc này. Các quan bộ Hộ và quan Thừa Chính phải báo cáo xem nơi nào còn đất đai bỏ hoang thì đưa dân đến canh tác. Việc thuế tiến hành nghiêm minh và khoa học hơn trước. Chẳng hạn, những lão niên, người tàn tật và thanh thiếu niên chưa đến 18 tuổi thì không phải đóng thuế đinh; các thuế ruộng, thuế đất, thuế đất bãi trồng dâu thì chia làm ba hạng, căn cứ vào số mẫu mà đóng. Nhà vua thường xuyên đi kiểm tra công việc cày cấy trong dân. Năm 1470 đi kinh lý, thấy đồng ruộng nước nhiều, lúa chiêm bát ngát, ngài phấn khởi đọc bài thơ:
Lúa chiêm xuân khoảnh xanh xanh
Nuôi dân là phải lấy ăn làm đầu
Đầu thôn mấy cụ bảo nhau
Rằng so năm ngoái hoa màu nay hơn
Quan điểm cai trị của nhà vua khá rõ trong câu thơ “Nuôi dân là phải lấy ăn làm đầu”, không để cho dân đói rét, lấy niềm vui được mùa của dân làm niềm vui của mình. Chính vì ý thức như thế nên, nhà vua lập ra nhà Tế sinh nuôi những người nghèo đơn độc, đau yếu không ai chăm sóc và nơi nào dân bị dịch bệnh thì phải cứu chữa ngay. Do đó, đời sống nhân dân dưới đời vua Lê Thánh Tông khá sung túc. Sau khi đi thị sát khắp mọi miền đất nước, nhìn thấy người dân sống trong thanh bình, ngài cất tiếng thơ sảng khoái:
Đất nhiều cá muối dân no đủ,
Ruộng ít hoa màu thuế nhẹ nhàng.
Hoà bình hưởng mãi dân vui vẻ,
Hơn bốn mươi năm sống dễ dàng.
Có thể nói, Lê Thánh Tông vừa lấy đức trị, nhưng đồng thời cũng phát huy pháp trị. Ngay lúc mới lên ngôi, nhà vua đã sắc chỉ cho các quan ở nội mật và các cung tỳ, nội nhân từ nay về sau, nếu thấy chiếu chỉ và các việc trong cung thì không được lén lút tiết lộ ra cho người ngoài và vợ con thân thích. Lại ra sắc chỉ cho các vệ quân ở các đạo, phủ, trấn rằng: Có quốc gia phải có võ bị. Nay phải theo trận đồ nhà nước đã ban, trong địa phận của mình phải chỉnh đốn đội ngũ, dạy cho quân lính phép đi, đứng, đâm, đánh, hiểu được hiệu lệnh, tiếng chiêng, tiếng trống khiến cho binh lính quen tập cung tên, không quên võ bị. Ai trấn giữ biên cương thì phải gìn giữ quan ải cẩn thận, không được thông đồng với người nước ngoài. Ngoài ra nhà vua còn đặt ra lệ cứ 3 năm một kỳ thi võ, ai đậu thì thưởng, ai hỏng thì phạt, bất kể là quân hay tướng. Chính nhờ sửa sang về võ bị mà quân đội đời Hồng Đức rất hùng mạnh. Trong những 1470, quân Chiêm Thành cầu viện nhà Minh phương Bắc để đánh chiếm nước ta, nhưng đã bị vua Lê Thánh Tông thân chinh tiễu phạt, đánh thua liểng siểng. Sau đại thắng này, bờ cõi về phía Nam lại được mở mang. Sau chiến thắng Đô Bàn năm 1471, ông đã vượt lên ngọn núi cao 706m - nằm kề bên núi Đại Lãnh, là dẫy núi làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Khánh ngày nay - khắc bia phân định lãnh thổ Việt - Chiêm. Cũng vì thế mà ngọn núi có tên là núi Đá Bia.
Không những giỏi về tài cầm quân Lê Thánh Tông còn là một ông vua có ý thức về vấn đề giáo dục cho toàn dân. Ngài viết Dụ khuyến học kêu gọi mọi người ra sức học tập; định phép lại thi hương, sửa phép thi hội để chọn lấy nhân tài ra phò vua, giúp nước. Ngài cho sửa rộng thêm nhà Thái học, mở rộng quy mô Quốc Tử Giám và bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ, khắc tên những người trúng tuyển các khoa thi Hội từ khoa thi 1442 trở đi; lại làm kho Bí thư để chứa sách v.v… Tất cả những điều cải cách này đã tác động tích cực tinh thần hiếu học của tử sĩ. Nếu đời vua Nhân Tông khoa thi năm 1448 có 720 người đi thi, thì dưới đời Lê Thánh Tông khoa thi năm 1463 lên đến 1.400 người và khoa thi năm 1475 có đến 3.000 người thi. Nếu tính từ khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam đến lúc chấm dứt thi chữ Hán (1075 - 1918), tổng số Tiến sĩ là 2.885 người thì chỉ riêng đời vua Lê Thánh Tông chiếm tới 501 người! Cũng trong thời gian này, nhiều công trình nghiên cứu học thuật có giá trị của nước nhà đã hoàn thành: Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên Nam dư hạ tập, Lê triều hình luật (hay Quốc triều hình luật thường gọi là Bộ luật Hồng Đức), lập bản đồ Hồng Đức v.v… Đặc biệt thời kỳ này, nhà vua đã chú ý nhiều đến âm nhạc, sai Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh soạn ra hai bộ: bộ Đồng văn - chuyên về hòa nhạc và bộ Nhã nhạc - chuyên về hợp xướng. Lại lập ra Ty giáo phường quản lý những việc liên quan đến âm nhạc. Nhờ sống trong không khí này mà Lương Thế Vinh hoàn thành tác phẩm Hí phường phả lục, Vũ Quỳnh viết Văn thành bút pháp… Một việc làm nữa của nhà vua được người đời sau ca ngợi là minh oan cho Nguyễn Trãi và sai người sưu tầm lại thơ văn của bậc khai quốc công thần này v.v…
Bộ Bộ luật Hồng Đức, gồm 6 quyển, 722 điều, đến nay vẫn được xem là bộ luật hoàn chỉnh nhất thời phong kiến ở nước ta. Nó thể hiện sự nghiêm minh của nhà nước, đồng thời cũng rất nhân đạo. Chẳng hạn, những phạm nhân trên 70 tuổi hoặc dưới 15 tuổi; những người phụ nữ, người cô đơn, dân nghèo, dân tộc ít người… được luật pháp bảo vệ v.v… “Có những tiến bộ đó là do trong khi kế thừa pháp luật Trung Hoa, kế thừa Hình thư đời Lý, đời Trần để soạn Quốc triều hình luật, nhà Lê đã có sự sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Có thể nói xu hướng hưng thịnh của phong kiến triều Lê, lòng nhân ái của các vị vua lỗi lạc như Lê Thánh Tông và quần thần của một triều đại đang lên cũng là điều kiện để cho luật Hồng Đức mang yếu tố tiến bộ. Vì có sự tiến bộ đó, Quốc triều hình luật không chỉ phát huy tác dụng ở triều Lê mà còn là cơ sở pháp luật chủ yếu cho các triều đại sau đó”(1)
Riêng về trong sáng tác văn học thì Lê Thánh Tông cũng là một tác gia lớn của thế kỷ XV, ngài viết nhiều thể loại. Trạng nguyên Vũ Quỳnh nhận xét: “Nhà vua chẳng những là hoàng đế về mặt chính trị, mà còn là hoàng đế về mặt văn chương nữa”. Ngài có viết thơ Nôm in chung trong Hồng Đức quốc âm thi tập, có văn Nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn; ngài cũng có thơ chữ Hán in chung trong Anh hoa hiếu trị “nhiều câu nghe như tiếng vàng ném xuống đất” (Đại Việt sử ký toàn thư); hoặc những tập riêng như Chinh Tây kỷ hành - trong đó mô tả cảnh đẹp của đất nước khi cầm quân đi đánh giặc, Minh lương cẩm tú thi tập, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ kim bách vịnh, Xuân vân thi tập… hoặc truyện chữ Hán như Thánh Tông di thảo. Ngoài ra, ngài còn để lại bài phú nổi tiếng: Lam Sơn lương thủy phú - ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của anh hùng Lê Lợi, để từ đó kêu gọi quân dân dốc sức bảo vệ và xây dựng Tổ quốc mà tiền nhân đã đổ bao xương máu gầy dựng nên. Đây là bài phú cổ bằng Hán văn dài nhất của ta còn sót lại có giá trị về từ chương và nội dung ý nghĩa. “Văn chương bài phú này có khí thế ngang trời, tứ văn dạt dào như suối vọt.” (Vũ Quỳnh) và “Tứ văn bài phú nổi bật lạ lùng, nghị luận thì chính đại, văn chương thì tinh xảo, đoạn kết có sức thuyết phục lớn” (Hoàng giáp Vũ Lãm). Ngoài ra, Lê Thánh Tông còn là người sáng lập ra hội Tao Đàn vào năm 1495, tự xưng là Tao Đàn nguyên súy. Năm ấy, gặp tiết trời mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân nhàn rỗi, vua Lê Thánh Tông soạn chín khúc ca làm thành Quỳnh uyển cửu ca, rồi chọn 28 văn thần - ứng với 28 ngôi sao trên trời, phong làm Tao Đàn nhị thập bát tú - để họa lại những vần thơ nói trên (1). Về ý nghĩa của việc thành lập Tao Đàn nầy, trong lời bạt ở cuối tác phẩm Quỳnh uyển cửu ca, học sĩ Đào Cử có nói rõ ý đồ của Lê Thánh Tông:
“Từ khi đức vua lên ngôi, trong ngoài đều phục, nắng mưa thuận hòa, dân yên vật thịnh. Trong khi nhàn rỗi, vua thường bỏ hết thú vui như đàn hát, săn bắn, khiến cho sạch lòng ít dục, như cây ngay từ gốc, nước trong từ nguồn, lại có tài học cao minh, lòng đạo sáng suốt, cho nên anh hoa phát tiết ra ngoài, biểu hiện ở lời ngâm vịnh. Ngài chỉ phóng bút một lúc, chín bài xong ngay. Trước thì vịnh thời tiết thuận năm được mùa, để mừng lòng trời ngầm giúp; giữa thì nói đạo làm vua, đạo làm tôi, để khuyên người về việc nên làm; sau cùng mượn cảnh ngụ tình để khích lệ tiết tháo trong sạch của các quan. Nghĩa lý thật cao xa, lời lẽ thật mạnh mẽ, thiện ý khuyên răn, chan chứa ở lời, thực là văn dạy người ở bậc đế vương”.
Về sưu thuế và canh tác: Vua Lê Thánh Tông khuyến khích phát triển việc làm ruộng, trồng dâu. Đặt ra quan Hà đê và quan Khuyến nông để trông coi việc này. Các quan bộ Hộ và quan Thừa Chính phải báo cáo xem nơi nào còn đất đai bỏ hoang thì đưa dân đến canh tác. Việc thuế tiến hành nghiêm minh và khoa học hơn trước. Chẳng hạn, những lão niên, người tàn tật và thanh thiếu niên chưa đến 18 tuổi thì không phải đóng thuế đinh; các thuế ruộng, thuế đất, thuế đất bãi trồng dâu thì chia làm ba hạng, căn cứ vào số mẫu mà đóng. Nhà vua thường xuyên đi kiểm tra công việc cày cấy trong dân. Năm 1470 đi kinh lý, thấy đồng ruộng nước nhiều, lúa chiêm bát ngát, ngài phấn khởi đọc bài thơ:
Lúa chiêm xuân khoảnh xanh xanh
Nuôi dân là phải lấy ăn làm đầu
Đầu thôn mấy cụ bảo nhau
Rằng so năm ngoái hoa màu nay hơn
Quan điểm cai trị của nhà vua khá rõ trong câu thơ “Nuôi dân là phải lấy ăn làm đầu”, không để cho dân đói rét, lấy niềm vui được mùa của dân làm niềm vui của mình. Chính vì ý thức như thế nên, nhà vua lập ra nhà Tế sinh nuôi những người nghèo đơn độc, đau yếu không ai chăm sóc và nơi nào dân bị dịch bệnh thì phải cứu chữa ngay. Do đó, đời sống nhân dân dưới đời vua Lê Thánh Tông khá sung túc. Sau khi đi thị sát khắp mọi miền đất nước, nhìn thấy người dân sống trong thanh bình, ngài cất tiếng thơ sảng khoái:
Đất nhiều cá muối dân no đủ,
Ruộng ít hoa màu thuế nhẹ nhàng.
Hoà bình hưởng mãi dân vui vẻ,
Hơn bốn mươi năm sống dễ dàng.
Có thể nói, Lê Thánh Tông vừa lấy đức trị, nhưng đồng thời cũng phát huy pháp trị. Ngay lúc mới lên ngôi, nhà vua đã sắc chỉ cho các quan ở nội mật và các cung tỳ, nội nhân từ nay về sau, nếu thấy chiếu chỉ và các việc trong cung thì không được lén lút tiết lộ ra cho người ngoài và vợ con thân thích. Lại ra sắc chỉ cho các vệ quân ở các đạo, phủ, trấn rằng: Có quốc gia phải có võ bị. Nay phải theo trận đồ nhà nước đã ban, trong địa phận của mình phải chỉnh đốn đội ngũ, dạy cho quân lính phép đi, đứng, đâm, đánh, hiểu được hiệu lệnh, tiếng chiêng, tiếng trống khiến cho binh lính quen tập cung tên, không quên võ bị. Ai trấn giữ biên cương thì phải gìn giữ quan ải cẩn thận, không được thông đồng với người nước ngoài. Ngoài ra nhà vua còn đặt ra lệ cứ 3 năm một kỳ thi võ, ai đậu thì thưởng, ai hỏng thì phạt, bất kể là quân hay tướng. Chính nhờ sửa sang về võ bị mà quân đội đời Hồng Đức rất hùng mạnh. Trong những 1470, quân Chiêm Thành cầu viện nhà Minh phương Bắc để đánh chiếm nước ta, nhưng đã bị vua Lê Thánh Tông thân chinh tiễu phạt, đánh thua liểng siểng. Sau đại thắng này, bờ cõi về phía Nam lại được mở mang. Sau chiến thắng Đô Bàn năm 1471, ông đã vượt lên ngọn núi cao 706m - nằm kề bên núi Đại Lãnh, là dẫy núi làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Khánh ngày nay - khắc bia phân định lãnh thổ Việt - Chiêm. Cũng vì thế mà ngọn núi có tên là núi Đá Bia.
Không những giỏi về tài cầm quân Lê Thánh Tông còn là một ông vua có ý thức về vấn đề giáo dục cho toàn dân. Ngài viết Dụ khuyến học kêu gọi mọi người ra sức học tập; định phép lại thi hương, sửa phép thi hội để chọn lấy nhân tài ra phò vua, giúp nước. Ngài cho sửa rộng thêm nhà Thái học, mở rộng quy mô Quốc Tử Giám và bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ, khắc tên những người trúng tuyển các khoa thi Hội từ khoa thi 1442 trở đi; lại làm kho Bí thư để chứa sách v.v… Tất cả những điều cải cách này đã tác động tích cực tinh thần hiếu học của tử sĩ. Nếu đời vua Nhân Tông khoa thi năm 1448 có 720 người đi thi, thì dưới đời Lê Thánh Tông khoa thi năm 1463 lên đến 1.400 người và khoa thi năm 1475 có đến 3.000 người thi. Nếu tính từ khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam đến lúc chấm dứt thi chữ Hán (1075 - 1918), tổng số Tiến sĩ là 2.885 người thì chỉ riêng đời vua Lê Thánh Tông chiếm tới 501 người! Cũng trong thời gian này, nhiều công trình nghiên cứu học thuật có giá trị của nước nhà đã hoàn thành: Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên Nam dư hạ tập, Lê triều hình luật (hay Quốc triều hình luật thường gọi là Bộ luật Hồng Đức), lập bản đồ Hồng Đức v.v… Đặc biệt thời kỳ này, nhà vua đã chú ý nhiều đến âm nhạc, sai Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh soạn ra hai bộ: bộ Đồng văn - chuyên về hòa nhạc và bộ Nhã nhạc - chuyên về hợp xướng. Lại lập ra Ty giáo phường quản lý những việc liên quan đến âm nhạc. Nhờ sống trong không khí này mà Lương Thế Vinh hoàn thành tác phẩm Hí phường phả lục, Vũ Quỳnh viết Văn thành bút pháp… Một việc làm nữa của nhà vua được người đời sau ca ngợi là minh oan cho Nguyễn Trãi và sai người sưu tầm lại thơ văn của bậc khai quốc công thần này v.v…
Bộ Bộ luật Hồng Đức, gồm 6 quyển, 722 điều, đến nay vẫn được xem là bộ luật hoàn chỉnh nhất thời phong kiến ở nước ta. Nó thể hiện sự nghiêm minh của nhà nước, đồng thời cũng rất nhân đạo. Chẳng hạn, những phạm nhân trên 70 tuổi hoặc dưới 15 tuổi; những người phụ nữ, người cô đơn, dân nghèo, dân tộc ít người… được luật pháp bảo vệ v.v… “Có những tiến bộ đó là do trong khi kế thừa pháp luật Trung Hoa, kế thừa Hình thư đời Lý, đời Trần để soạn Quốc triều hình luật, nhà Lê đã có sự sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Có thể nói xu hướng hưng thịnh của phong kiến triều Lê, lòng nhân ái của các vị vua lỗi lạc như Lê Thánh Tông và quần thần của một triều đại đang lên cũng là điều kiện để cho luật Hồng Đức mang yếu tố tiến bộ. Vì có sự tiến bộ đó, Quốc triều hình luật không chỉ phát huy tác dụng ở triều Lê mà còn là cơ sở pháp luật chủ yếu cho các triều đại sau đó”(1)
Riêng về trong sáng tác văn học thì Lê Thánh Tông cũng là một tác gia lớn của thế kỷ XV, ngài viết nhiều thể loại. Trạng nguyên Vũ Quỳnh nhận xét: “Nhà vua chẳng những là hoàng đế về mặt chính trị, mà còn là hoàng đế về mặt văn chương nữa”. Ngài có viết thơ Nôm in chung trong Hồng Đức quốc âm thi tập, có văn Nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn; ngài cũng có thơ chữ Hán in chung trong Anh hoa hiếu trị “nhiều câu nghe như tiếng vàng ném xuống đất” (Đại Việt sử ký toàn thư); hoặc những tập riêng như Chinh Tây kỷ hành - trong đó mô tả cảnh đẹp của đất nước khi cầm quân đi đánh giặc, Minh lương cẩm tú thi tập, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ kim bách vịnh, Xuân vân thi tập… hoặc truyện chữ Hán như Thánh Tông di thảo. Ngoài ra, ngài còn để lại bài phú nổi tiếng: Lam Sơn lương thủy phú - ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của anh hùng Lê Lợi, để từ đó kêu gọi quân dân dốc sức bảo vệ và xây dựng Tổ quốc mà tiền nhân đã đổ bao xương máu gầy dựng nên. Đây là bài phú cổ bằng Hán văn dài nhất của ta còn sót lại có giá trị về từ chương và nội dung ý nghĩa. “Văn chương bài phú này có khí thế ngang trời, tứ văn dạt dào như suối vọt.” (Vũ Quỳnh) và “Tứ văn bài phú nổi bật lạ lùng, nghị luận thì chính đại, văn chương thì tinh xảo, đoạn kết có sức thuyết phục lớn” (Hoàng giáp Vũ Lãm). Ngoài ra, Lê Thánh Tông còn là người sáng lập ra hội Tao Đàn vào năm 1495, tự xưng là Tao Đàn nguyên súy. Năm ấy, gặp tiết trời mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân nhàn rỗi, vua Lê Thánh Tông soạn chín khúc ca làm thành Quỳnh uyển cửu ca, rồi chọn 28 văn thần - ứng với 28 ngôi sao trên trời, phong làm Tao Đàn nhị thập bát tú - để họa lại những vần thơ nói trên (1). Về ý nghĩa của việc thành lập Tao Đàn nầy, trong lời bạt ở cuối tác phẩm Quỳnh uyển cửu ca, học sĩ Đào Cử có nói rõ ý đồ của Lê Thánh Tông:
“Từ khi đức vua lên ngôi, trong ngoài đều phục, nắng mưa thuận hòa, dân yên vật thịnh. Trong khi nhàn rỗi, vua thường bỏ hết thú vui như đàn hát, săn bắn, khiến cho sạch lòng ít dục, như cây ngay từ gốc, nước trong từ nguồn, lại có tài học cao minh, lòng đạo sáng suốt, cho nên anh hoa phát tiết ra ngoài, biểu hiện ở lời ngâm vịnh. Ngài chỉ phóng bút một lúc, chín bài xong ngay. Trước thì vịnh thời tiết thuận năm được mùa, để mừng lòng trời ngầm giúp; giữa thì nói đạo làm vua, đạo làm tôi, để khuyên người về việc nên làm; sau cùng mượn cảnh ngụ tình để khích lệ tiết tháo trong sạch của các quan. Nghĩa lý thật cao xa, lời lẽ thật mạnh mẽ, thiện ý khuyên răn, chan chứa ở lời, thực là văn dạy người ở bậc đế vương”.
Ngoài những việc làm trên, thiết tưởng, những sửa đổi phong tục của ngài đã góp phần không nhỏ để nhân dân thời bấy giờ sống có văn minh hơn. Chẳng hạn, trong tang ma không được kéo dài quá lâu, không được bày trò hát xướng v.v…Và ngài cũng là người viết 24 điều huấn dụ cho dân xã thảo luận, học thuộc để giữ lấy thói tốt:
1. Mẹ dạy con phải có phép tắc; trai gái đều có nghề nghiệp, không được rượu chè, cờ bạc, tập nghề hát xướng để hại phong tục.
2. Người gia trưởng tự mình phải giữ lễ phép để cho cả nhà bắt chước; nếu con em làm càn quấy thì bắt tội gia trưởng.
3. Vợ chồng cần kiệm làm ăn, duy chỉ khi nào người vợ phạm tội thất xuất (1), chứ không được ruồng bỏ vợ làm hại đến phong hóa.
4. Làm kẻ tử đệ nên yêu mến anh em, thuận hòa với xóm giềng, phải lấy lễ nghĩa mà cư xử; nếu trái phép thì người tôn trưởng đánh đập dạy bảo, có tội to phải nộp cho quan để trừng trị.
5. Ở làng xóm tôn tộc, có việc hoạn nạn thì phải giúp đỡ nhau. Nếu ai có tiếng là người hạnh nghĩa tốt thì các quan phủ, huyện sở tại phải bẩm lên tòa Thừa, tòa Hiến để tâu vua mà tinh biểu cho.
6. Đàn bà có lỗi mà cha mẹ chồng đã trừng trị thì phải nên sửa mình hối lỗi, không được tự tiện trốn đi làm hư mất nết đàn bà.
7. Người đàn bà góa không được chứa những trai trẻ trong nhà, nói dối là con nuôi để âm hành những việc gian dâm.
8. Những đàn bà góa chồng, đối với các con vợ cả, hoặc vợ lẽ, nàng hầu, nên có lòng thương xót, không được mưu mô để chiếm đoạt gia tài làm riêng của mình.
9. Đàn bà góa chưa có con cái, phải ở nhà chồng để giữ đủ tang lễ, không được chuyển vận của cải mang về nhà mình.
10. Làm đàn bà thì phải theo chồng, không được cậy cha mẹ mình phú quý mà khinh nhà chồng. Nếu không như thế thì bắt tội đến cha mẹ.
11. Những sĩ phu nên quý phẩm hạnh và giữ phép quan; nếu cứ xu nịnh những kẻ quyền quý để cậy thế làm càn thì phải cách bỏ đi không kể đến nữa.
12. Kẻ lo việc giữ sổ sách giấy má để làm việc quan, nếu làm xáo trộn, thay đổi án từ, thì quan trên sẽ xét ra mà trừng trị.
13. Quan dân đều phải hiếu đễ, và chăm chỉ làm ruộng, cùng giúp đỡ lẫn nhau; khi đi làm việc quan, không được trễ biếng, trốn tránh. Nếu ai có tiếng là người lương thiện thì các quan phủ, huyện phải trình tòa Thừa, tòa Hiến để biểu dương.
14. Kẻ thương mãi phải tùy thời giá mà buôn bán với nhau, không được nâng giá khi hàng khan hiếm hoặc tụ tập đồ đảng để đi trộm cướp; nếu phạm tội ấy thì trị tội rất nặng.
15. Việc hôn giá tế tự phải giữ lễ phép, không được làm càn.
16. Chỗ dân gian có mở trường du hí hoặc cúng tế thì con trai, con gái đến xem, không đứng lẫn lộn để khỏi gian dâm.
17. Các hàng quán bên đường, có phụ nữ đi xa đến trọ, thì phải phòng giữ. Nếu để hà hiếp ô nhục người ta, việc phát giác ra thì người phạm cùng chủ nhà đều phải trị tội cả.
18. Phủ huyện phải lập bia ở các nơi sở tại để cấm con trai, con gái không được cùng tắm một bến, để cho có phân biệt.
19. Các xã thôn phải chọn một vài người gìa cả, đạo đức làm trưởng, những ngày thong thả đem dân ra đình tuyên giảng những lời cáo dụ, để khiến dân bắt chước làm theo điều thiện, thành ra mỹ tục.
20. Trong hạt phủ, huyện có kẻ cường hào xâm chiếm điền thổ, ức hiếp cô độc và xúi gịuc người ta kiện tụng, thì xã thôn báo giác lên để quan xử trị.
1. Mẹ dạy con phải có phép tắc; trai gái đều có nghề nghiệp, không được rượu chè, cờ bạc, tập nghề hát xướng để hại phong tục.
2. Người gia trưởng tự mình phải giữ lễ phép để cho cả nhà bắt chước; nếu con em làm càn quấy thì bắt tội gia trưởng.
3. Vợ chồng cần kiệm làm ăn, duy chỉ khi nào người vợ phạm tội thất xuất (1), chứ không được ruồng bỏ vợ làm hại đến phong hóa.
4. Làm kẻ tử đệ nên yêu mến anh em, thuận hòa với xóm giềng, phải lấy lễ nghĩa mà cư xử; nếu trái phép thì người tôn trưởng đánh đập dạy bảo, có tội to phải nộp cho quan để trừng trị.
5. Ở làng xóm tôn tộc, có việc hoạn nạn thì phải giúp đỡ nhau. Nếu ai có tiếng là người hạnh nghĩa tốt thì các quan phủ, huyện sở tại phải bẩm lên tòa Thừa, tòa Hiến để tâu vua mà tinh biểu cho.
6. Đàn bà có lỗi mà cha mẹ chồng đã trừng trị thì phải nên sửa mình hối lỗi, không được tự tiện trốn đi làm hư mất nết đàn bà.
7. Người đàn bà góa không được chứa những trai trẻ trong nhà, nói dối là con nuôi để âm hành những việc gian dâm.
8. Những đàn bà góa chồng, đối với các con vợ cả, hoặc vợ lẽ, nàng hầu, nên có lòng thương xót, không được mưu mô để chiếm đoạt gia tài làm riêng của mình.
9. Đàn bà góa chưa có con cái, phải ở nhà chồng để giữ đủ tang lễ, không được chuyển vận của cải mang về nhà mình.
10. Làm đàn bà thì phải theo chồng, không được cậy cha mẹ mình phú quý mà khinh nhà chồng. Nếu không như thế thì bắt tội đến cha mẹ.
11. Những sĩ phu nên quý phẩm hạnh và giữ phép quan; nếu cứ xu nịnh những kẻ quyền quý để cậy thế làm càn thì phải cách bỏ đi không kể đến nữa.
12. Kẻ lo việc giữ sổ sách giấy má để làm việc quan, nếu làm xáo trộn, thay đổi án từ, thì quan trên sẽ xét ra mà trừng trị.
13. Quan dân đều phải hiếu đễ, và chăm chỉ làm ruộng, cùng giúp đỡ lẫn nhau; khi đi làm việc quan, không được trễ biếng, trốn tránh. Nếu ai có tiếng là người lương thiện thì các quan phủ, huyện phải trình tòa Thừa, tòa Hiến để biểu dương.
14. Kẻ thương mãi phải tùy thời giá mà buôn bán với nhau, không được nâng giá khi hàng khan hiếm hoặc tụ tập đồ đảng để đi trộm cướp; nếu phạm tội ấy thì trị tội rất nặng.
15. Việc hôn giá tế tự phải giữ lễ phép, không được làm càn.
16. Chỗ dân gian có mở trường du hí hoặc cúng tế thì con trai, con gái đến xem, không đứng lẫn lộn để khỏi gian dâm.
17. Các hàng quán bên đường, có phụ nữ đi xa đến trọ, thì phải phòng giữ. Nếu để hà hiếp ô nhục người ta, việc phát giác ra thì người phạm cùng chủ nhà đều phải trị tội cả.
18. Phủ huyện phải lập bia ở các nơi sở tại để cấm con trai, con gái không được cùng tắm một bến, để cho có phân biệt.
19. Các xã thôn phải chọn một vài người gìa cả, đạo đức làm trưởng, những ngày thong thả đem dân ra đình tuyên giảng những lời cáo dụ, để khiến dân bắt chước làm theo điều thiện, thành ra mỹ tục.
20. Trong hạt phủ, huyện có kẻ cường hào xâm chiếm điền thổ, ức hiếp cô độc và xúi gịuc người ta kiện tụng, thì xã thôn báo giác lên để quan xử trị.
21. Các nhà vương, công, đại thần dung túng những đứa tiểu nhân, đưa người khấn lễ và cho người nhà đi ức hiếp nhân dân mà mua rẻ các đồ vật, thì dân được tố cáo để trọng trị.
22. Những người làm quan phủ, huyện mà biết khuyên bảo nhân dân làm điều hiếu nghĩa khiêm nhượng, có quan Thừa chính, Hiến sát xét thực, thì được cho vào hạng tốt; nếu ai không chăm dạy bảo dân thì cho là người không xứng chức.
23. Những người huynh trưởng ở chốn xã thôn và phường biết dạy bảo con em trong làng cho nên được phong tục tốt, thì quan phủ, huyện phải bẩm tòa Thừa, tòa Hiến tâu vua ban khen.
24. Các dân tộc ít người ở ngoài bờ cõi, nên giữ lời di huấn, không được trái đạo luân thường - như trường hợp cha, anh, chú, bác chết thì con em không được chiếm lấy những thê thiếp, nếu mà trái phép thì sẽ bị trị tội rất nặng.
Các điều huấn dụ trên có từ thế kỷ XV, khiến chúng ta tự hào đất nước ta là một nước có văn hiến từ lâu. Và những huấn dụ trên đến nay chưa hẳn đã hoàn toàn lỗi thời. Có thể nói, vua Lê Thánh Tông là đấng minh quân, với những cải cách tích cực ngài đã xây dựng một xã hội phồn vinh, no ấm nhất dưới thời phong kiến nước ta. Nhà vua là người đã thực hiện trọn vẹn những tư tưởng vì dân, chăm dân mà trước đó nhà chính trị kiệt xuất Nguyễn Trãi đã hứa trước quốc dân trong Bình Ngô đại cáo: “Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn”.
Trị nước được 38 năm, đến năm 1496 vua Lê Thánh Tông ốm nặng, nhưng vẫn không xao nhãng việc nước. Tháng giêng năm sau, ngài ngồi dựa ghế ngọc tuyền đọc bài thơ:
Năm chục hoa niên bảy thước thân,
Lòng như sắt cứng bỗng mềm dần.
Gió lay khô héo hoa bên cửa,
Sương dãi gầy mòn liễu trước sân.
Trời biếc xa trông mây thăm thẳm,
Kê vàng tỉnh giấc đối bâng khuâng.
Khuất lời cách mặt, non Bồng vắng,
Băng ngọc du hồn nhập mộng chăng?
(Bản dịch của Hoàng Văn Lâu)
Đọc xong, ngài truyền ngôi lại cho thái tử rồi băng. Công đức và tài năng của vua Lê Thánh Tông sống mãi trong sử sách nước nhà.
(trích `Các nhà cải cách Việt Nam` - Lê Minh Quốc)
22. Những người làm quan phủ, huyện mà biết khuyên bảo nhân dân làm điều hiếu nghĩa khiêm nhượng, có quan Thừa chính, Hiến sát xét thực, thì được cho vào hạng tốt; nếu ai không chăm dạy bảo dân thì cho là người không xứng chức.
23. Những người huynh trưởng ở chốn xã thôn và phường biết dạy bảo con em trong làng cho nên được phong tục tốt, thì quan phủ, huyện phải bẩm tòa Thừa, tòa Hiến tâu vua ban khen.
24. Các dân tộc ít người ở ngoài bờ cõi, nên giữ lời di huấn, không được trái đạo luân thường - như trường hợp cha, anh, chú, bác chết thì con em không được chiếm lấy những thê thiếp, nếu mà trái phép thì sẽ bị trị tội rất nặng.
Các điều huấn dụ trên có từ thế kỷ XV, khiến chúng ta tự hào đất nước ta là một nước có văn hiến từ lâu. Và những huấn dụ trên đến nay chưa hẳn đã hoàn toàn lỗi thời. Có thể nói, vua Lê Thánh Tông là đấng minh quân, với những cải cách tích cực ngài đã xây dựng một xã hội phồn vinh, no ấm nhất dưới thời phong kiến nước ta. Nhà vua là người đã thực hiện trọn vẹn những tư tưởng vì dân, chăm dân mà trước đó nhà chính trị kiệt xuất Nguyễn Trãi đã hứa trước quốc dân trong Bình Ngô đại cáo: “Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn”.
Trị nước được 38 năm, đến năm 1496 vua Lê Thánh Tông ốm nặng, nhưng vẫn không xao nhãng việc nước. Tháng giêng năm sau, ngài ngồi dựa ghế ngọc tuyền đọc bài thơ:
Năm chục hoa niên bảy thước thân,
Lòng như sắt cứng bỗng mềm dần.
Gió lay khô héo hoa bên cửa,
Sương dãi gầy mòn liễu trước sân.
Trời biếc xa trông mây thăm thẳm,
Kê vàng tỉnh giấc đối bâng khuâng.
Khuất lời cách mặt, non Bồng vắng,
Băng ngọc du hồn nhập mộng chăng?
(Bản dịch của Hoàng Văn Lâu)
Đọc xong, ngài truyền ngôi lại cho thái tử rồi băng. Công đức và tài năng của vua Lê Thánh Tông sống mãi trong sử sách nước nhà.
(trích `Các nhà cải cách Việt Nam` - Lê Minh Quốc)