“Trong mạch sống đã tiềm ẩn cái chết, trong gặp gỡ đã tiềm ẩn những chia xa, trong gắn kết đã tiềm ẩn hạt mầm của sự rời bỏ, trong say đắm đã tiềm ẩn sẵn những chán chường”
Trong mỗi con người dù là thông thái và tỉnh táo nhất cũng từng có những khoảnh khắc bế tắc và khủng hoảng. Nhịp sống diễn ra quá nhanh, xã hội tạo áp lực lên con người và một số người không thể căng mình lên chịu đựng hơn được nữa, khi họ mắc bệnh tâm thần, xã hội lại kì thị và có nhiều định kiến với họ.
Bệnh tâm thần (Psychiatric stigma) đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng không bao giờ có một quy tắc chung trong quy trình chữa bệnh. Bởi lẽ mỗi người bệnh là cả một câu chuyện, bác sĩ chữa bệnh không chỉ bằng những viên thuốc mà còn bằng những liệu pháp tâm lý để chữa lành căn bệnh trong tâm hồn họ.
Đọc tự truyện “Gọi bình yên quay về” của bác sĩ chuyên khoa tâm thần Lê Quốc Nam với những câu chuyện xoay quanh căn bệnh tâm thần, chúng ta mới thấy được những khoảng dừng của con người, những vấn đề của xã hội, từ đó mới có thể cảm thông và chia sẻ hơn với những con người thiệt thòi bởi tạo hoá.
Cuộc sống ngày càng số hoá, mối quan hệ dễ dàng mở rộng, nhưng cũng có thể khiến con người ngày càng trở nên nhỏ lại và khép kín lòng mình, khó có thể hoà nhập cộng đồng và làm việc bình thường. Bác sĩ Lê Quốc
Những câu chuyện thực sự xúc động, những người bệnh khao khát ánh nhìn thiện cảm của cộng đồng, trái tim và tình yêu thương của người mẹ trước đứa con mắc bệnh. Tình thương của người mẹ biểu hiện rõ nét nhất ở thái độ kiên nhẫn, kiên nhẫn lắng nghe, kiên nhẫn chăm sóc và kiễn nhẫn chịu đựng. Nếu không có một tình yêu thương sâu sắc sẽ chẳng ai có thể giữ mãi được sự kiên nhẫn nhất là trước một đối tượng hết sức đặc biệt - bệnh nhân mắc bệnh tâm thần…
Mấy mươi năm công tác chữa bệnh, “gọi bình yên quay về” với cuộc sống của mấy trăm con người, bác sĩ Lê Quốc Nam viết cũng với mục đích để những người bình thường trong xã hội có thể có cách nhìn thiện cảm và chia sẻ hơn với những người tâm thần , để chúng ta không xa lánh và miệt thị họ - hành động độc ác mà tôi đã từng vô tình phạm phải khi còn thơ dại, đến nay mới hiểu được mức độ nguy hại của những gì mình gây ra đối với tâm lý người bệnh.
Bác sĩ Lê Quốc
Với góc nhìn có độ chuyên môn cao và trái tim thầy thuốc, tác giả viết những trở trăn về những vấn đề xã hội, những bạo lực và lệch lạc về vấn đề tình dục, những bệnh nhân tâm thần thời thượng để từ đó ta biết sống như thế nào, để chúng ta không chỉ biết vệ sinh thân thể mà còn biết vệ sinh tâm hồn, bởi lẽ một người khoẻ mạnh khi có tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể cường tráng
Con người sống thành xã hội nên ngoài những nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, còn có những nhu cầu khác như nhu cầu được tôn trọng và khẳng định mình. Gọi bình yên quay về bên cuộc sống để từ đó ta biết thương yêu và tôn trọng bản thân và những người sống bên mình.
HOÀNG ANH