Nourishing soul, Broadening mind

Góp Ý

Đọc sách giữa cách ly mùa dịch - sự đơn độc thành niềm vui chung
Update Date: 05/22/2020

Vốn là thói quen riêng tư, đọc sách bỗng trở thành những "bữa tiệc cộng đồng" giữa giai đoạn giãn cách xã hội thời đại dịch Covid-19. Đó là những thay đổi bất ngờ xảy đến với thói quen đọc sách của tác giả Gal Beckerman, được chia sẻ trong bài viết đăng trên New York Times.

“Buổi tiệc” đọc sách của tôi bắt đầu đều đặn hàng tuần lúc 18h qua Zoom. Lẫn trong nhiều khung hội thoại hiện ra cận cảnh bàn tay một người đang chơi đàn piano. Danh sách bài hát của anh là sự hoà trộn các bản nhạc không lời của Eric Satie và Radiohead. Đó cũng là âm thanh duy nhất trong đêm.

Giống như những cánh cửa sổ trong một chung cư ở thành phố New York về đêm, những khung hội thoại trên màn hình Zoom bắt đầu “sáng đèn”. Mọi người vẫn ở nhà họ, trên ghế sofa hoặc trên giường. Tất cả đều đọc sách. Khoảng một trăm, rồi hai trăm người, chăm chú nghiền ngẫm quyển sách, không nói gì với nhau.

Vốn là thói quen riêng tư, đọc sách bỗng trở thành những "bữa tiệc cộng đồng" giữa giai đoạn giãn cách xã hội thời đại dịch Covid-19.
Đó là những thay đổi bất ngờ xảy đến với thói quen đọc sách của tác giả Gal Beckerman, được chia sẻ trong bài viết đăng trên New York Times. Zing.vn xin giới thiệu bài viết:

“Buổi tiệc” đọc sách của tôi bắt đầu đều đặn hàng tuần lúc 18h qua Zoom. Lẫn trong nhiều khung hội thoại hiện ra cận cảnh bàn tay một người đang chơi đàn piano. Danh sách bài hát của anh là sự hoà trộn các bản nhạc không lời của Eric Satie và Radiohead. Đó cũng là âm thanh duy nhất trong đêm.

Giống như những cánh cửa sổ trong một chung cư ở thành phố New York về đêm, những khung hội thoại trên màn hình Zoom bắt đầu “sáng đèn”. Mọi người vẫn ở nhà họ, trên ghế sofa hoặc trên giường. Tất cả đều đọc sách. Khoảng một trăm, rồi hai trăm người, chăm chú nghiền ngẫm quyển sách, không nói gì với nhau.


Một người phụ nữ tóc hoa râm ngồi ở bàn ăn, như đang mơ màng hơn là đọc. Trong số những cặp đôi khác, vài người đang ăn đĩa mì sợi; người mẹ và cô con gái rúc vào một góc sofa; người phụ nữ vuốt ve chú chó bên lò sưởi; một cặp đôi cùng ngồi trên ghế bành và thưởng thức rượu martini.

Có tuần, tôi đếm được 5 con mèo, 9 con chó và 22 ly rượu vang (xuất hiện trên màn hình Zoom). Có khung cửa sổ khác mà tôi không thể quên được, là một người phụ nữ nằm dài trên bộ ghế da màu đỏ, với quyển sách đặt úp trước ngực và đôi mắt nhắm.

Cô ấy ngủ gục trong lúc đọc. Buổi trình diễn nghệ thuật đầy mê hoặc này kéo dài hai giờ.

Sự kiện này do biên tập viên Dan Savage nổi tiếng với chuyên mục đời sống tình dục tại The Stranger, tờ báo tự nhận là tiếng nói bổ khuyết ở Seattle (bang Washington, Mỹ), tổ chức.

Những buổi tiệc đọc sách thầm lặng này đã diễn ra nhiều năm tại một khách sạn địa phương. Nhưng khi các hoạt động hội nhóm bị hạn chế do bệnh dịch, nhà tổ chức quyết định đưa sự kiện lên không gian mạng.

Kết quả thu được không chỉ là số lượng người tham dự gia tăng mà là trải nghiệm đi kèm. “Sự kiện trở nên thân mật và đại chúng hơn cả những buổi gặp trực tiếp trước đây. Thật là một mâu thuẫn khó lý giải”, Christopher Frizzlle, biên tập viên tại The Stranger, nói.

Tôi cũng chú ý sự nghịch lý này. Những tuần qua, tôi bị cuốn hút vào thế giới của những người yêu thích đọc sách trên mạng, và ngạc nhiên nhận ra nhu cầu nội tại về giao tiếp thông qua đọc sách.

Chen chúc thưởng thức bữa tối tại một nhà hàng kín bàn, những cuộc chạm trán ngẫu nhiên trong tàu điện, hoặc chìm giữa tràng cười khi xem phim trong rạp, thì có thể hiểu được. Nhưng đọc sách là hành động mang tính riêng tư nhiều hơn. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ thích làm điều đó cùng những người khác.

Trước đây cũng có vô số những câu lạc bộ đọc sách, rất ồn, giả vờ đang đọc ở phía sau các hiệu sách bừa bộn, hoặc tại những buổi thảo luận ở các trường học để nói về lý thuyết xã hội Pháp hay những tiểu thuyết thời Victoria.

Đó chính là ý tưởng về một không gian công cộng do Jurgen Habermas đề xuất, bắt nguồn từ những tiệm cà phê hồi thế kỷ 18. Tại đây, mọi người cùng đọc những bản tin thời sự và thảo luận về chuyện xảy ra trong ngày.

Đọc sách xuyên biên giới
Zoom sẽ không bao giờ thay thế được không gian ấy. Nhưng qua việc làm rõ nét sự xa rời về khoảng cách vật lý, lại cùng lúc thu hẹp khoảng cách ấy khi đưa mỗi người về ngay chính căn nhà của mình, giúp mọi người nhìn thấy rõ khuôn mặt của nhau, Zoom nhắc nhở chúng ta một điều vốn được coi là mặc nhiên: chức năng xã hội của việc đọc sách vô cùng lạ.

Một hành động mang tính riêng tư hiển nhiên lại đang ràng buộc chúng ta với nhau. Chuyện này chưa bao giờ xảy ra với tội một cách đặc biệt như vậy.

Một ngày khác, tôi tham gia một câu lạc bộ văn học có tên Les Bleus do Paige McGreevy chủ trì. Cô từng tổ chức những sự kiện này ngay tại phòng khách ngay từ khi mới chuyển đến sống tại thành phố New York.

Giờ đây, nó được đưa lên không gian mạng và dẫn dắt khi McGreevy đang ở Nairobi, nơi công nhận nhiệm vụ theo phân công của Liên Hợp Quốc.

Mỗi tuần, các tác giả chia sẻ về tác phẩm của họ. Ở tuần mà tôi tham gia, Kevin Nguyen giới thiệu về tiểu thuyết đầu tay New Waves và cô Emily Nemens đọc quyển The Cactus League của mình.

Tôi bất ngờ nhận ra mình sẽ không bao giờ có những trải nghiệm về việc quan sát cận cảnh một nhóm đông đang tích cực lắng nghe và cũng đồng thời quan sát những người khác.

Trong những buổi đọc sách (tại chỗ) bình thường, họ có lẽ chỉ chăm chú vào người đang trình bày trên bục.

Một phụ nữ cười hăng say hơn những người khác. Một số khác thì nhắm mắt lại. “Bạn có thể hoàn toàn là chính bạn, lắng nghe theo cách mà bạn thoải mái nhất”, McGreevy nói. Nhưng phần lớn thì nó như những bài tập diễn xuất ngớ ngẩn, khi hai người bắt chước hoạt động của những người khác.

Sự hài hước, nỗi buồn, hay sự chán nản đều thể hiện rõ qua khuôn mặt mỗi người, như làn sóng cổ vũ trong một trận bóng chày. Hoặc có thể chúng ta đều chỉ đang phản ứng trước biểu cảm của những người khác, thực sự cùng lắng nghe như một tập thể?

Tôi biết rằng những cuộc gặp trên Zoom có thể gây mệt mỏi, nhưng hình thức giao tiếp này hàm chứa sự dân chủ, đặc biệt là trong thế giới sách vở vốn mang tính bí ẩn, hoặc thậm chí gây sợ hãi, với những người không phải nhà văn.

“Câu lạc bộ sách cách ly” ra mắt đầu tháng ba do cặp vợ chồng Mike Monteiro và Erika Hall khởi xướng. Mỗi ngày họ giới thiệu một tác giả.

Câu lạc bộ có khoảng vài chục hội viên trung thành trên khắp thế giới, trong khi tôi chỉ thỉnh thoảng tham gia. Một thành viên thường xuyên nhất tên là Ali sống ở Tehran (Iran). Anh phải thức đến nửa đêm để tham gia.

“Mọi người đều mặc pijama hoặc quần thun thoải mái. Và mọi người đều ở nhà. Khi câu hỏi được nêu lên, mà nếu bạn tham gia tại hiệu sách, trước rất nhiều độc giả khác, thì bạn có thể lo lắng câu trả lời không hay hoặc không thông minh. Bây giờ thì không ai phải ngượng ngùng nữa”, Ali nói.

Không còn sự bất an

Qua màn hình, một tác giả ngồi khoanh chân trong phòng ngủ và thừa nhận với người nghe, thành thật và đau đớn: “Đây chắc chắn sẽ là quyển sách duy nhất của tôi. Tôi cảm nhận sâu sắc về sự trí tuệ hạn chế của mình”, cô nói.

Việc xuất hiện trong những sự kiện hội họp video trực tuyến như vậy rất dễ gây tổn thương. Nhưng đó chính là ý nghĩa của việc đọc sách cùng nhau, một hành động vô cùng dễ thương tổn.

Để nắm bắt điều gì bạn thích hoặc không thích ở một cuốn sách, bạn phải hài lòng với cảm nhận của chính mình, khi hàng loạt chữ nghĩa ngấm vào bạn, và chia sẻ nó với những người khác; bất chấp rằng những chia sẻ này có thể được hưởng ứng hoặc bị chê cười.

Tôi hình thành thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ, thường là lén lún và một mình. Bố mẹ tôi, những người nhập cư, thường bắt được tôi trốn đâu đó trong nhà mỗi cuối tuần với quyển sách.

Họ sẽ mắng và bảo tôi làm việc gì hữu ích hơn. Tôi chỉ có thể là chính mình khi tìm thấy những người mà tôi có thể tâm sự về những cuốn sách. Một trong những điều tôi nhớ nhất trong quá khứ chính là những cuộc nói chuyện hàng ngày với đồng nghiệp bình luận sách.

Những tuần qua, dù trong những lần tham gia Câu lạc bộ sách không biên giới, hay những buổi đọc thơ đêm do Học viện thi sĩ Mỹ tổ chức, tôi thường nghĩ về cách mà một cộng đồng thực sự được bồi đắp thông qua chia sẻ văn chương, đặc biệt trong những môi trường bị kìm nén.

Tôi bắt đầu ngóng trông những buổi đọc sách chung mỗi thứ sáu hàng tuần, khi chúng tôi sẽ có hai tiếng thảo luận về các chương sách về các nhà tư tưởng lớn.

Nhờ họ, tôi hiểu hơn về Hannah Arendt, một nữ triết gia mà tôi luôn muốn tìm hiểu. Tôi cũng thích thú nhìn ngắm mọi người ngồi thoải mái tại nhà, trước kệ sách, thỉnh thoảng xích lại gần webcam, hoặc dựa trên ghế bành, ăn bánh, và mang những trích đoạn từ chính cuộc sống của họ vào những cuộc thảo luận.

Khi tôi trao đổi với một thành viên khác về một ẩn dụ mà Arendt từng sử dụng trong cuốn sách của bà, anh diễn giải lại theo một hoàn cảnh rất phù hợp với tình hình cách ly mùa dịch hiện nay.

“Khi bạn có một nhóm người ngồi xung quanh bàn lớn, chiếc bàn biến họ thành một nhóm. Nếu bạn lấy chiếc bàn đi, thì họ chỉ còn là những cá nhân đơn lẻ mà không có sự liên kết với nhau”.

Vậy Zoom có phải là chiếc bàn của chúng ta? Nếu không có nó, tất cả chúng ta sẽ chỉ ngồi đọc sách tại nhà, một mình. Nhờ có nó, chúng ta có thể đọc cùng nhau. Dù điều này kéo dài được bao lâu là điều không nói trước được. Nhưng chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng duy trì.

MINH ANH/Zingnews

Other News