Tôi rất vui với lần tái bản thứ nhất cuốn Đàm phán để giành lợi thế này. Tôi viết cuốn sách này cuối những năm 1990 vì không thỏa mãn với các bộ sách dành cho sinh viên và những người tham gia vào cái quá trình thú vị ta vẫn gọi là đàm phán. Tôi muốn một quyển sách khai phá những sự phong phú vô cùng của đàm phán trong thế giới thực, cung cấp cả bối cảnh lịch sử và nền tảng khoa học xã hội cho đàm phán, mà lại thú vị khi đọc nữa. Việc tái bản cùng với nhiều bản dịch ở nước ngoài (cho đến nay là hơn mười bản) cho thấy cuốn sách này đã làm được điều đó.
Vậy tại sao còn chỉnh sửa thêm trên một tác phẩm đã thành công? Có bốn lý do. Đầu tiên và trên hết, phiên bản mới cho phép tôi chia sẻ với độc giả Công cụ Đánh giá Phong cách Thương lượng mới (Bargaining Styles Assessment Tool) trong phần phụ lục A. Tôi tin là nhiều nhà đàm phán có những tài năng, thế mạnh và nhược điểm xuất phát từ tính cách. Những tính cách này không được hình thành vững chắc nhưng chúng gây ra những định kiến và thiên vị tác động mạnh mẽ cách hành xử của họ trên bàn đàm phán. Tôi thiết kế Công cụ Đánh giá Phong cách Thương lượng này để dò những bản năng đàm phán như thế. Với bài kiểm tra mới ở đây, cùng với bộ khung chuẩn để đánh giá kết quả của bạn so với của hơn 1.500 giám đốc trên toàn thế giới, tôi hy vọng độc giả sau khi đọc xong có thể hiểu sâu hơn loại người đàm phán nào họ có thể hoàn thành vai trò tốt nhất.
Lý do thứ hai cho phiên bản mới này có liên quan đến sự tiến bộ của công nghệ truyền thông. Vào thời điểm tôi viết Đàm phán để giành lợi thế, thế giới chưa bị lệ thuộc vào những hệ thống truyền thông điện tử Internet như email và nói chuyện trực tuyến như bây giờ. Lần xuất bản thứ hai này cho tôi cơ hội đề cập trực tiếp đến những mối nguy và tiềm năng của đàm phán điện tử, nằm ở Chương 7. Chương này cũng đề cập một phần mới là sử dụng người đại diện trong quá trình đàm phán, một đề tài quan trọng mà trước đây tôi bỏ sót.
Thứ ba, từ sau lần xuất bản đầu tiên, tôi thấy rõ hơn tầm quan trọng của giới tính và văn hóa như những biến số trong đàm phán. Vì thế tôi đề cập chi tiết hơn vấn đề này ở Chương 1. Quyển Women Don’t Ask: Negotiation and the Gender Divide (tạm dịch Phụ nữ không hỏi: Đàm phán và Lằn ranh Giới tính) của Linda Babcock và Sara Laschever xuất bản năm 2003 nêu rõ vấn đề giới tính một cách hết sức cụ thể.
Cuối cùng, lần tái bản này còn cho tôi cơ hội biên tập và thêm nhiều câu chuyện, những bài nghiên cứu và đề tài giúp tập sách được mới mẻ. Những người đã đọc kỹ lần một sẽ thấy rất nhiều những thay đổi và cập nhật. Thế nhưng nhìn chung, tôi vẫn giữ nguyên những gì đã tạo thành công.
Nhiều độc giả và các giáo viên dạy đàm phán dùng cuốn sách này trong lớp học đã có nhiều đóng góp cho lần tái bản này. Một số đồng nghiệp của tôi ở trường Wharton, đặc biệt giáo sư Maurice Schweitzer, Rachel Croson, Ken Shrosphire, và Jennifer Beer, đã cho tôi nhiều ý tưởng và góc nhìn. Giáo sư Alice Stuhlmacher ở đại học DePaul đã hào phóng chia sẻ những ý tưởng và nghiên cứu của cô trong đề tài giới tính và đàm phán còn nhiều tranh cãi. Tôi cũng cảm ơn những đóng góp từ khoa dạy đàm phán của trường luật Stanford. Đóng góp của luật sư (và là người bạn) Ralph Pais ở