CHIẾN LƯỢC XUNG ĐỘT
Update Date:
11/22/2007
Thomas Schelling đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2005 về lý thuyết trò chơi (cùng chung với Robet Aumann).
Cuốn “Chiến lược xung đột” của ông là một công trình ứng dụng lý thuyết trò chơi vào việc giải quyết xung đột, được áp dụng không chỉ trong quan hệ quốc tế (mặc dù đây là mối quan tậm lớn của ông) mà còn giữa các nhóm người và các tổ chức trong xã hội.
Xuất phát từ luận điểm cho rằng cần coi xung đột như một điều tất nhiên (chứ không phải chỉ là một trạng thái bệnh hoạn nhất thời), trong đó các bên tham gia đều tìm cách “chiến thắng”, do vậy cần phải nghiên cứu các hành vi xung đột một cách “có ý thức, khôn ngoan, tinh vi) để dành thắng lợi trong cuộc thi đấu này. Nói cách khác, xung đột hoàn toàn không phải là trò chơi may rủi, mà là trò chơi chiến lược - tức là trò chơi trong đó nước đi tốt nhất của mỗi người chơi phụ thuộc vào nước đi của những người chơi khác. Ở đây có sự phụ thuộc lẫn nhau trong quyết định của các đối thủ và sự dự đoán hành vi của nhau.
Schelling đặc biệt nhấn mạnh rằng các bên tham gia xung đột vừa có lợi ích chung vừa có lợi ích xung đột, và luôn có sự phụ thuộc cũng như đối nghịch lẫn nhau. Vì vậy xung đột rất hiếm khi là một cuộc chơi một mất một còn, trong đó một bên thắng thì ắt là bên kia bị thua, mà đó thường là một trò chơi có tổng lợi ích khác không (non-zero-sum game). Các bên tham gia sẽ không tìm kiếm thắng lợi bằng cách đè bẹp hay hủy diệt đối phương, mà là “thông qua mặc cả, nhân nhượng lẫn nhau, và tránh tàn phá lẫn nhau”. Cuốn sách đã trình bày cặn kẽ về chiến lược mặc cả, sức mạnh mặc cả, đàm phán, răn đe, hứa hẹn và trao đổi thông tin… với những phân tích khá chi li, lý thú và có thể hữu ích trong một cuộc thương lượng nhằm đi đến các thỏa thuận chấp nhận được. Như tác giả viết: “Khi mỗi bên chi phối bởi các dự tính và đều biết rằng bên kia cũng như vậy , thì các kỳ vọng sẽ trộn lẫn vào nhau” và “Một cuộc mặc cả sẽ thành công khi một bên đưa ra nhân nhượng cuố cùng và đủ cho bên kia”
Vì đây là một cuổn sách mở rộng lý thuyết trò chơi nên không tránh khỏi có những đoạn sử dụng các lý thuyết cơ bản, các thuật ngữ, ma trận, đồ thị, ký hiệu toán học… có thể ít nhiều “có tính chất tra tấn” (chữ dùng của chính Schelling) đối với các độc giả bình thường, nhưng đó là điều cần thiết để mọi người có thể hiểu đúng ý tác giả. Ngoài ra, vì mối quan tâm của tác giả đối với xung đột trong quan hệ quốc tế - đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây – nên trong sách chứa đựng khá nhiều dẫn chứng minh họa và phân tích về các vấn đề như chiến tranh hạn chế, tấn công bất ngờ và giải trừ quân bị. Tuy nhiên, như tác giả viết: “Có thể nội dung lý thuyết, chứ không phải chính sách ngoại giao, là điều khiến hầu hết bạn đọc quan tâm đến cuốn sách này vào thời điểm hiện nay”.
Sách do Vũ Tiến Phúc và Nguyễn Văn Thắng dịch, Thời báo Kinh tế Sài gòn hợp tác với Nhà xuất bản Trẻ xuất bản, cuối tháng 9/2007, 454 trang, giá 79.000đ, đang phát hành trên cả nước. Có một thông tin thú vị là cuốn sách lý thuyết khô khan, tưởng chừng rất kén độc giả này vừa mới được tái bản, chỉ chưa đầy hai tháng sau khi được dịch và xuất bản lần đầu ở Việt
Dương Thủy
Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn, ngày