Kỳ 3: Chúng ta cần điều gì? Xe hơi to hơn hay trường học tốt hơn?
Những người đòi giảm thuế viện đến lý lẽ đạo đức rất cao cả. như chủ tịch Ủy ban Tài chính Thuế vụ Bill Archer đã nói: “Đó là vấn đề có tính nguyên tắc, cần phải trả tiền thuế dư tại
Để vận động Quốc hội giảm thuế thêm nữa, Archer và những người ủng hộ quan điểm này còn căn cứ trên định đề rằng khu vực tư nhân luôn tiêu tiền có trách nhiệm hơn giới quan chức nhà nước.
Thoạt nhìn, nhận định trên xem ra không có gì để bàn cãi.Vụ Lầu Năm góc mua máy pha cà phê giá 7.600 đô la có thể chỉ là sai lầm nhất thời, nhưng rõ ràng các công ty cứu hỏa tư nhân thường chỉ tính phí một nửa so với công ty cứu hỏa nhà nước trong khi chất lượng dịch vụ tương đương.
Một lý do khác khiến việc giảm thuế trở nên hấp dẫn là hàng triệu người dân đóng thuế vẫn cảm thấy thiếu tiền tuy rằng nền kinh tế Mỹ vẫn đang phát triển lành mạnh. Xét ở quy mô quốc gia, hiện Mỹ đang lạm chi 1,2% và trong năm qua, cứ 70 gia đình lại có hơn một gia đình vỡ nợ.
Dù vậy, những lợi ích mà phe yêu cầu giảm thuế hứa hẹn đem lại hoàn toàn viển vông. Miễn giảm thuế chỉ làm nghiêm trọng thêm sự mất cân bằng trong tổng hàng hóa dịch vụ mua vào.
Một tỉ lệ cắt giảm thuế không cân đối hiện đang được xem xét – 45% theo Kế hoạch Nhà ở và 30% theo kế hoạch mà Thượng viện vừa thông qua ngày hôm qua – sẽ làm lợi cho 1% hộ gia đình có thu nhập trên 300.000 đô la mỗi năm. Trong suốt 25 năm qua, những hộ gia đình này hưởng phần lớn lượng tăng trong thu nhập sau thuế, và số tiền họ chi tiêu cho hàng hóa xa xỉ đã đạt đến con số kỷ lục.
Khi có nhiều tiền hơn, những người giàu ấy vẫn sẽ muốn có nhà to và xe hơi xịn hơn. Dòng xe thể thao đa dụng dù chỉ rộng hơn chiếc Ford’s new Excursion có 2,54cm – nhưng nặng gấp ba lần chiếc Honda Civic – cũng đòi hỏi đèn pha đặc biệt dành cho xe siêu trường. Ngoài ra, giới nhà giàu càng chi tiêu nhiều thì càng khiến những người khác làm theo như thế.
Những người nhiệt thành ủng hộ việc giảm thuế có thể đáp trả: “Vậy thì sao? Nếu giới thượng lưu muốn xài tiền họ làm ra mua nhà to xe xịn, thì Quốc hội có quyền gì mà phê phán điều đó? Và nếu các gia đình trung lưu không đua theo nổi, thì sao họ không an phận sống trong khả năng của mình?”
Nhưng những vấn đề một gia đình phải đối mặt cũng tương tự như sức ép đối với các bên tham gia chạy đua vũ trang. Người ta chỉ có thể quyết định chính mình tiêu bao nhiêu tiền chứ không thể can thiệp đến số tiền người khác bỏ ra. Một gia đình trung lưu mua nhà nhỏ hơn mức trung bình thường sẽ phải gửi con vào học tại những trường dưới mức trung bình. Mua xe nhỏ hơn cỡ trung bình đồng nghĩa với nguy cơ tử vong vì tai nạn giao thông cao hơn. Chi tiêu ít hơn – dù là cho bom mìn hay tiêu dùng cá nhân – sẽ giúp các bên giảm bớt số tiền buộc phải dùng, nhưng chỉ khi tất cả đều làm như thế.
Do ngân sách liên tục thâm thủng trong ba thập kỷ qua nên nhiều dịch vụ công đã bị “rút ruột” tuy từng được coi là hết sức cần thiết. Khi nước Mỹ đang giàu có hơn bao giờ hết, liệu có cần thiết phải đóng cửa thư viện công cộng vào Chủ nhật hay giảm bớt việc thanh tra các nhà máy chế biến thịt hay không? Liệu có cần phải giữ lại hệ thống cấp nước cũ kỹ cho khoảng 45 triệu người dân, trong khi hệ thống đó tiềm tàng những mối nguy do nhiễm độc kim loại, ký sinh trùng và thuốc trừ sâu?
Điều nghịch lý là, việc giảm thuế sẽ khiến người dân Mỹ có ít tiền hơn để đầu tư cho chính mình. Nếu ngân sách dành tiền để bù đắp cho khoản cắt giảm thuế thay vì duy tu đường sá thì trong tương lai gần, ta phải bỏ ra khoản tiền gấp hai đến gấp năm lần để sửa chữa chính những con đường đó; hơn nữa hàng năm người dân phải tốn trung bình 120 đô la cho mỗi chiếc xe để sửa chữa những hỏng hóc vì đường xấu gây ra.
Những người ủng hộ chính phủ tinh giản (small government – những người ủng hộ mô hình này cho rằng chính phủ chỉ nên nắm luật pháp, quốc phòng và chính sách đối ngoại; những hoạt động khác nên ủy quyền cho chính quyền địa phương các cấp và tư nhân – ND) cho rằng càng để chính phủ chi tiêu nhiều thì lãng phí càng tăng.
Điều này tất nhiên là đúng, nhưng chỉ theo nghĩa thông thường rằng: khi chi tiêu công tăng thì chính phủ sẽ làm được nhiều điều hơn, cả tốt lẫn xấu.
Nhiều người phản đối lãng phí trong chi tiêu công ủng hộ giải pháp “bỏ đói” chính phủ, được minh họa rõ nét trong phong trào Tu chính thứ 13 tại bang California (Đây là Tu chính thứ 13 trong hiến pháp bang California, bắt nguồn từ đề xuất của người dân và được thông qua năm 1978; Điều khoản này làm giảm đáng kể số thuế gia cư phải nộp cũng như giới hạn mức thuế suất tối đa tính trên giá nhà – ND).
Tuy có muộn màng, nhưng cuối cùng người dân
Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là liệu các quan chức nhà nước có biết tiêu tiền của dân theo cách tốt nhất hay không, mà là người dân muốn dành bao nhiêu tiền cho dịch vụ công.
Khoản thặng dư ngân sách hiện tại có thể dùng để khôi phục những dịch vụ công có giá trị xứng đáng với số tiền dân đóng thuế. Hoặc có thể dùng để bù đắp cho khoản giảm thuế để tiếp thêm năng lượng cho vòng xoáy đua tranh tiêu dùng vốn đã khốc liệt. Những câu khẩu hiệu sáo mòn về sự lãng phí của chính phủ không giúp người Mỹ có được quyết định sáng suốt hơn cho vấn đề này.