Nuôi dưỡng tâm hồn - khơi nguồn tri thức

Góp Ý

Tọa đàm khoa học "Du ký Việt Nam trên Nam Phong tạp chí"
Cập nhật ngày: 16/05/2024

Sáng ngày 16.5, Khoa Văn học - Hán Nôm Học viện Khoa học xã hội đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học nhằm bình luận, trao đổi về nội dung bộ sách "Du ký Việt Nam" trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1934), trên cơ sở tư liệu đã được NXB Trẻ xuất bản và phát hành.

PGS.TS Phạm Xuân Thạch (Trưởng khoa Văn học, Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) chia sẻ rằng, khoảng 30 năm trước, bạn đọc chỉ có thể tìm thấy các phiên bản của Nam Phong tạp chí hay một số tư liệu khác tại thư viện Thông tin KHXH và thư viện Hà Nội. Một số sinh viên còn liên lạc với cả những thư viện ở nước ngoài để xin cung cấp tài liệu. Những thay đổi về xã hội dẫn đến việc các cuốn sách sưu tầm có thể gặp phải một số thách thức nhất định.

         “Sinh viên trực tiếp lên thư viện quốc gia Pháp đọc và tải về nhiều tư liệu. Số lượng sách Đông Dương đã được scan khoảng 70-80%. Tuy nhiên, việc in lại di sản của Nam Phong nói chung và du ký nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với người nghiên cứu văn học nói riêng và nghiên cứu lịch sử nói riêng. Cuốn sách cho thấy một sự tâm huyết của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn trong việc tìm kiếm các thư tịch cũ”.
           PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, người biên soạn bộ sách "Du ký Việt Nam chia sẻ: “Bộ sách được tái bản lần này rất đặc biệt. Tôi đã bổ sung thêm nhều tác phẩm mới nâng tổng số bài du ký trên Nam Phong lên 79 bài. Trước đó, tôi đã gặp phải nhiều khó khăn khi sưu tầm lại, mặc dù tạp chí có tuổi đời hơn 15 năm nhưng không phải số nào cũng có những bài du ký, những số có nhưng nhiều bản in không nguyên vẹn."

       Các nhà nghiên cứu đánh giá du ký là một thể tài quan trọng. Nhà văn phải hiểu các đề tài, đối diện trực tiếp với hiện thực khách quan. Du ký rất gần với thể truyện, vừa miêu tả, khảo cứu cảm xúc cá nhân, triết luận nhà văn trong đó. Du ký dung hợp nhiều thể. Về mặt thực tiễn, du ký có thể coi như lò thí nghiệm để chuẩn bị cho các thể văn trần thuật bùng nổ. Nhờ thời kỳ nở rộ của du ký, truyện ngắn, tiểu thuyết có tiền đề để phát triển và trở thành mảng chính trong văn học Việt nam sau này.

Nguồn và ảnh: Znews

Các Tin Tức Khác